Bài 134: Bạo hành y tế - sự xuống cấp về đạo đức

08:20 | 25/08/2017
TTTĐ.VN - Thống kê từ đầu năm 2016 đến nay, bệnh viện Bạch Mai có 23 vụ phạm pháp hình sự bị bắt quả tang tại viện, trong đó riêng Bệnh viện Thanh Nhàn có 8 trường hợp nhân viên y tế bị hăm doạ, hành hung... đang báo động về tình trạng bạo hành y tế.

Bài 134: Bạo hành y tế - sự xuống cấp về đạo đức

>> Xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch:
Bài 133: Sự hy sinh thầm lặng của người thầy thuốc


Thực tế, tình trạng trên còn cao hơn nhiều, bởi đa số nhân viên y tế không muốn mất việc và mất thời gian đi đôi co rồi tường trình phiền phức. BS Ngô Đức Hùng, khoa Cấp cứu A9, bệnh viện Bạch Mai kể lại: Có lần, một chị người nhà bệnh nhân to tiếng đổ lỗi cho nhân viên làm mất thẻ bảo hiểm y tế. Chị bảo rằng ">

Bài 134: Bạo hành y tế - sự xuống cấp về đạo đức
TS.BS Võ Xuân Sơn - người khởi xướng và thành lập website: chongbaohanhyte.com

BS Hùng cho rằng, làm việc trong môi trường căng thẳng về chuyên môn, mỗi ngày cấp cứu hàng chục ca ngừng tuần hoàn và tử vong, lại bị dính theo những căng thẳng về tinh thần kiểu như vậy quả là mệt mỏi. Nhân viên y tế cũng là con người, cũng có gia đình và cuộc sống. Chính vì áp lực như vậy nên bây giờ, các bác sĩ trẻ ra trường rất ngại về làm việc tại chuyên ngành hồi sức cấp cứu, là nơi "đầu sóng ngọn gió" như vậy. Lương thấp và áp lực cao là không phải là lí do chính mà bởi sự tổn hại về tinh thần rất dễ phải đối mặt. Làm nhân viên y tế, mình không cần có chế độ đãi ngộ đặc biệt, chỉ cần công bằng. Nếu anh làm sai anh hãy chịu trách nhiệm trước pháp luật, và nhân viên y tế cần phải có môi trường làm việc an toàn.

Cách đây không lâu, tại Khoa cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai đã xảy ra vụ hành hung bác sĩ nghiêm trọng. Thay vì tạo điều kiện để các bác sĩ tiến hành cấp cứu, nhóm người nhà của bệnh nhân này đã dùng vũ lực đánh gục một nữ bác sĩ, đánh bị thương 3 bảo vệ và một bác sĩ khác.

Một bác sĩ vẫn không giấu nổi sự hốt hoảng khi kể lại sự việc khoảng 19h tối 2/3 trước cửa phòng cấp cứu của bệnh viện. Khi đó, ca trực gồm 4 bác sĩ cùng các điều dưỡng viên tiếp nhận một bệnh nhân nữ hơn 50 tuổi trú tại 444 Minh Khai, Hà Nội. Bệnh nhân này được các con và cháu đưa tới bệnh viện trong tình trạng hôn mê. Nhận định đây là một trường hợp tai biến mạch máu não nặng, nữ bác sĩ G tới giải thích cho người nhà bệnh nhân cần đưa bệnh nhân chụp CT. Vừa dứt lời, 3 - 4 thanh niên từ phía ngoài xông vào văng tục, dọa nạt bác sĩ G yêu cầu phải cứu ngay người nhà họ. Chưa kịp giải thích gì thêm, một trong 4 thanh niên lấy đà tung chân đạp mạnh vào bụng bác sĩ G khiến chị ngã lộn ra đằng sau và ngất tại chỗ. Một số bệnh nhân đang nằm trên giường bệnh sợ hãi kêu lên. Lúc đó, lực lượng bảo vệ tại khoa vào can thiệp nhưng cũng bị nhóm thanh niên đánh gục. Một thanh niên trong nhóm lùng sục tại phòng khám cấp cứu miệng không ngớt chửi rủa các bác sĩ. Người này đã lật tung, ném các kẹp tài liệu, sổ khám vào mặt một số y tá đang trong ca trực. Khi gặp bác sĩ H đang thăm khám cho bệnh nhân, tên này chỉ thẳng tay vào mặt bác sĩ H, chửi tục và dọa giết nếu không cấp cứu. Bác sĩ H bình tĩnh giải thích trước những lời lẽ hăm dọa của đối tượng này. Tuy nhiên, khi vừa tiếp cận bệnh nhân để khám, cả nhóm thanh niên xông vào đấm đá túi bụi vào mặt, cổ, ngực bác sĩ H. Chỉ đến khi lực lượng 113 tới, đám thanh niên mới bớt hung hăng và để cho các bác sĩ tiến hành cấp cứu cho bệnh nhân...

Những kẻ cổ súy cho việc bạo hành nhân viên y tế sử dụng chiêu bài thông cảm cho người bạo hành, vì bức xúc, vì lỗi của ngành y nên họ mới bạo hành. Vẫn biết trong ngành y còn có một vài cán bộ chưa chuẩn. Một bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm làm việc cho hay: Những tập thể tôi từng làm việc, đa số mọi người khinh miệt những hành động tiêu cực, sai trái của đồng nghiệp. Những bác sĩ dùng chiêu trò lấy tiền bệnh nhân tại phòng mạch cũng bị các bác sĩ khác lên án. Những bác sĩ và nhân viên y tế như vậy thường bị cô lập.

TS.BS Võ Xuân Sơn - người khởi xướng và thành lập website chống bạo hành y tế bày tỏ: "Không phải là chúng ta chưa có biện pháp đủ mạnh mà là chưa có biện pháp nào khả dĩ. Kẻ bạo hành cứ bạo hành, nhân viên y tế cứ thế hứng chịu. Trang chống bạo hành y tế cứ việc viết, người vào trang chửi bới nhân viên y tế cứ việc chửi, các cơ quan chức năng thờ ơ cứ việc thờ ơ… Không có gì thay đổi cả. Hầu hết các ý kiến phân tích nguyên nhân của nạn bạo hành y tế: đạo đức xã hội xuống cấp. Đáng buồn thay, nguyên nhân của việc đạo đức xã hội xuống cấp nằm ngay trong cách vận hành xã hội của chúng ta".

TS.BS Võ Xuân Sơn chia sẻ: "Trước mắt, nhân viên y tế cần phải nắm bắt ngay những biểu hiện của kẻ có khả năng bạo hành và thông báo cho nhân viên khác biết, chuẩn bị phương án né. Khi kẻ bạo hành ra tay, cần tránh xa khu vực đó, hạn chế tổn thất cho nhân viên y tế. Chỉ khi nào kẻ bạo hành được đưa ra khỏi khu vực khám chữa bệnh thì nhân viên y tế mới tiếp cận để thực hiện việc cứu chữa cho người bệnh. Trong điều kiện không ai quan tâm đến tính mạng và nhân phẩm của nhân viên y tế thì tự thân nhân viên y tế phải quan tâm đến mình. Nên nhớ, trong công tác cứu hộ, nếu việc cứu hộ gây nguy hiểm cho người cứu hộ thì việc cứu hộ không được phép thực hiện. Nếu thầy thuốc muốn cứu chữa cho bệnh nhân thì đầu tiên, họ không được để mình thành bệnh nhân".

(còn nữa)


Duy Long

Bản quyền thuộc https://tuoitrethudo.vn/