Người Hà Nội thả cá chép tiễn ông Táo về trời

15:21 | 21/01/2017
Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phúc đức cho gia đình, phúc đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Bàn thờ thường đặt gần bếp, trên có bài vị thờ viết bằng chữ Hán. Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Công lên chầu trời nên có nơi gọi ngày này là "Tết ông Công", lễ cúng có cá chép vì người Việt cho rằng, ông Táo cưỡi cá chép lên trời.

Người Hà Nội thả cá chép tiễn ông Táo về trời

Người Hà Nội thả cá chép tiễn ông Táo về trời

Theo quan niệm tâm linh, ngày 23 tháng Chạp, các Táo phải lên chầu Ngọc Hoàng, báo cáo tất cả công việc trong năm của gia chủ. Vì thế vào ngày này, người dân mua cá chép để tiễn ông Táo về trời cho thuận lợi


Người Hà Nội thả cá chép tiễn ông Táo về trời

Tại khu vực Hồ Tây, nhiều gia đình đi thả cá chép từ sáng sớm


Người Hà Nội thả cá chép tiễn ông Táo về trời

Đối với nhiều người, khoảnh khắc thả cá chép xuống nước thường chứa đựng nhiều cảm xúc đặc biệt bởi ngày ông Công ông Táo cũng là ngày kết thúc một năm


Người Hà Nội thả cá chép tiễn ông Táo về trời

Thông thường, các gia đình sẽ cúng ba con cá chép đỏ và phóng sinh tất cả sau khi thắp hương


Người Hà Nội thả cá chép tiễn ông Táo về trời




Người Hà Nội thả cá chép tiễn ông Táo về trời



Người Hà Nội thả cá chép tiễn ông Táo về trời

Năm nay, người dân đã có ý thức hơn những năm trước, chỉ thả cá chứ không thả túi nylon. Nhiều người còn sử dụng chậu, nồi… làm vật chứa cá đến sông, hồ để tránh tình trạng phải vứt rác


Người Hà Nội thả cá chép tiễn ông Táo về trời

Tuy nhiên, ở nhiều khu vực, túi nylon đựng cá vẫn chất thành đống


Người Hà Nội thả cá chép tiễn ông Táo về trời

Nhiều gia đình dọn dẹp ban thờ, hóa chân hương nên ngoài thả cá, họ còn thả cả tro khiến mặt hồ đen xì, ô nhiễm


Người Hà Nội thả cá chép tiễn ông Táo về trời

Sau lễ cúng, đợi hết một tuần nhang, ba bộ quần áo cùng tiền vàng sẽ được hóa

Nhung Hà

Bản quyền thuộc https://tuoitrethudo.vn/