Phía sau việc Thủ tướng chỉ đạo làm rõ giao đất vàng giá bèo ở Thanh Hóa: Ông chủ các dự án là ai, năng lực giờ ra sao?

14:03 | 15/05/2017
TTTĐ.VN- Ngày 24/4/2017 vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 4147/VPCP-NN truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo làm rõ sự việc ở Thanh Hóa: "nhiều dự án đất vàng được phê duyệt giá bèo". Vậy ông chủ các dự án là ai, giờ ra sao?

Phía sau việc Thủ tướng chỉ đạo làm rõ giao đất vàng giá bèo ở Thanh Hóa: Ông chủ các dự án là ai, năng lực giờ ra sao?

Hai dự án nào được nêu trong văn bản Thủ tướng chỉ đạo?

Theo thông tin từ Báo điện tử Chính phủ, trước đó, báo Giadinh.net có bài viết "Thanh Hóa - nhiều dự án đất vàng được phê duyệt kỳ lạ khiến ngân sách thất thu", phản ánh khi phê duyệt các dự án bất động sản như: Khu thương mại dịch vụ và dân cư B-TM1 thuộc khu đô thị mới Đông Hương; khu biệt thự cao cấp Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn, "đất vàng" đã được giao cho nhà đầu tư với giá bèo. Dư luận cho rằng mức giá phê duyệt trên đã khiến ngân sách nhà nước thất thu tiền tỷ.

Phía sau việc Thủ tướng chỉ đạo làm rõ giao đất vàng giá bèo ở Thanh Hóa:  Ông chủ các dự án là ai, năng lực giờ ra sao?

Công văn nêu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ và các cơ quan liên quan kiểm tra một số tỉnh, thành phố (trong đó có Thanh Hóa) có nổi lên vi phạm như nội dung bài báo phản ánh trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý II/2017.

Lần theo những thông tin về các dự án trên, phóng viên đã tìm ra ông chủ cụ thể của các dự án như sau:

Được biết, giai đoạn năm 2013 - 2014, thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có sự khởi sắc, ấm dần lên với nhiều tín hiệu đáng mừng. Nhưng giai đoạn này UBND tỉnh Thanh Hóa công bố kết quả lựa chọn nhà đầu tư xây dựng nhiều dự án bất động sản lớn với mức giá “siêu rẻ”, thấp hơn nhiều lần so với giá thị trường và với chính mức khung giá do cơ quan này phê chuẩn.

Trong đó nổi lên hai dự án được nêu trong công văn có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng:

Dự án thứ nhất là Dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư B-TM1 thuộc Khu đô thị mới Đông Hương, TP.Thanh Hóa, được phê duyệt quy hoạch tỉ lệ 1/500, có tổng diện tích 2,911 ha. Khi UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt dự án, đã có rất nhiều doanh nghiệp muốn tham gia và sở hữu dự án này. Vì đây là khu đất “vàng” có mặt bằng tương đối sạch và nằm ngay mặt đường Đại lộ Lê Lợi - tuyến huyết mạch của TP. Thanh Hóa, xung quanh là hàng loạt các cơ quan nhà nước của tỉnh, Khách sạn Lam Kinh, Trung tâm thương mại Big C, tòa nhà Viettel, Đông Á, Khu đô thị Bình Minh, quảng trường Trung tâm thành phố, siêu thị điện máy HC, Trần Anh…

Thay vì tổ chức đấu giá đất công khai để lựa chọn nhà đầu tư có năng lực, thu tiền sử dụng đất tối đa cho ngân sách thì UBND tỉnh Thanh Hóa dùng hình thức lựa chọn nhà đầu tư. Ngày 27/8/2013, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 3013/QĐ-UBND lúc đó do ông Nguyễn Đình Xứng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký “chỉ định” phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện đầu tư dự án có sử dụng đất. Theo đó, Liên danh Công ty CP Thương mại đầu tư Bất động sản An Phát và Công ty CP Xây dựng và TM Đại Long được lựa chọn đầu tư dự án này.

Dự án thứ hai là Khu biệt thự cao cấp xã Quảng Cư (thị xã Sầm Sơn) được UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu từ tháng 9/2012. Theo quyết định này, Công ty TNHH Điện tử-Tin học-Viễn Thông EITC (Thanh Hóa) là nhà đầu tư, dự án có tổng mức đầu tư gần 250 tỷ đồng; giá trị xây dựng gần 202 tỷ đồng và hơn 48 tỷ đồng tiền đền bù giải tỏa.

Ông chủ thực sự là ai?

Theo hồ sơ phóng viên có được, hai dự án trên liên quan đến 3 đơn vị được giao đất và là nhà đầu tư gồm Liên danh Công ty CP Thương mại đầu tư Bất động sản An Phát và Công ty CP Xây dựng và TM Đại Long; Công ty TNHH Điện tử tin học viễn thông EITC (Thanh Hóa). Tuy nhiên, cả ba đơn vị này lại đều có mối quan hệ móc xích với nhau. Hoạt động của các công ty theo mô hình công ty cổ phần, TNHH liên kết song tính chất mô hình công ty liên hệ sở hữu chéo cổ phần công ty, với mối quan hệ phức tạp, lòng vòng trong tài chính. Cụ thể: Công ty TNHH Điện tử tin học viễn thông EITC có trụ sở chính; Số 25 Lê Lợi, phường Trường Sơn, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa được thành lập từ năm 2003 và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực viễn thông, thương mại, bất động sản; vốn điều lệ 450 tỷ đồng. Trong đó, Công ty CP Thương mại đầu tư Bất động sản An Phát góp 48% vốn điều lệ.

Phía sau việc Thủ tướng chỉ đạo làm rõ giao đất vàng giá bèo ở Thanh Hóa:  Ông chủ các dự án là ai, năng lực giờ ra sao?

Thực trạng dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư B-TM1 thuộc Khu đô thị mới Đông Hương hiện nay là những khu đất vàng bỏ hoang và xây dựng tạm bợ, lôm côm

Tiếp đó, Chi nhánh Công ty TNHH Điện tử tin học viễn thông EITC có địa chỉ tại B1901, tòa B, tầng 19, tòa nhà tổng hợp Sky City Tower 88 LH, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội. Về Công ty Cổ phần Xây dựng và Thượng mại Đại Long có trụ sở chính tại biệt thự B8, Khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội được thành lập từ năm 2010 và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại, bắt động sản và xây dựng. Công ty này có vốn điều lệ là 300 tỷ đồng trong đó Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Bất động sản An Phát góp 45% vốn điều lệ.

Đối với Công ty CP Thương mại Đầu tư Bất động sản An Phát có trụ sở chính tại Lô NV-C3 Khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội được thành lập vào năm 2012 với vốn điều lệ 500 tỷ đồng. Công ty này có chi nhánh tại Tầng 8, Tòa nhà Viettel, Đại lộ Lê Lợi, phường Đông Hương, TP Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá.

Đội sổ nợ tiền sử dụng đất hàng trăm tỷ đồng

Qua những thông tin trên, có thể dễ dàng thấy tuy hai dự án có 3 đơn vị là chủ đầu tư nhưng đều có bóng dáng Công ty CP Thương mại đầu tư Bất động sản An Phát ở cả 3 công ty. Vậy sức khỏe tài chính của các đơn vị này hiện nay ra sao? Theo số liệu từ Cục Thuế Thanh Hóa tổng hợp danh sách các doanh nghiệp còn nợ tiền sử dụng đất kèm theo công văn số 769/CCT-TBTK ngày 10/3/2017 thì một trong 3 đơn vị trên đang “đội sổ” về nợ tiền sử dụng đất. Đó là liên danh Công ty TNHH Điện tử tin học viễn thông EITC và Công ty CP đầu tư Fortuner với số tiền nợ lên tới hơn 116 tỷ đồng.

Theo thông tin Báo Công lý ghi nhận, tại dự án Khu biệt thự cao cấp xã Quảng Cư, Sầm Sơn, chủ đầu tư từng vay 60 tỷ đồng để phục vụ giải phóng mặt bằng cho dự án và xung quanh thương vụ này còn nhiều vấn đề cần được làm rõ.

Theo Công lý

Bản quyền thuộc https://tuoitrethudo.vn/