Thử hạt nhân gần núi lửa, Triều Tiên đang đối mặt thảm họa tận thế

13:56 | 17/01/2017
Nguy cơ núi lửa ở ngọn núi thiêng Paektu (Triều Tiên) sắp phun trào đang khiến nước này lo ngại sẽ phải đối mặt với thảm họa tận thế.

Thử hạt nhân gần núi lửa, Triều Tiên đang đối mặt thảm họa tận thế

Theo trang Daily Star, ngọn núi Paektu (người Trung Quốc gọi là núi Trường Bạch) nằm ở biên giới Triều Tiên và Trung Quốc đã từng phun trào khủng khiếp cách đây hơn 1.000 năm trước.

Đây cũng là khu vực tranh chấp chủ quyền lãnh thổ của 2 nước trong nhiều năm qua.

Đợt phun trào này lớn hơn cả vụ phun trào gần đây nhất của ngọn núi Tambora (năm 1815) khiến 70.000 người thiệt mạng.

Thử hạt nhân gần núi lửa, Triều Tiên đang đối mặt thảm họa tận thế

Kim Jong-un cũng lo ngại về nguy cơ núi Paektu phun trào

Nhưng không chỉ người Triều Tiên phải hứng chịu hậu quả mà vụ phun trào còn lan xa khiến cả Mỹ và châu Âu bị ảnh hưởng, phải hứng chịu bão tuyết, sương giá chết người và gây ra nạn đói tràn lan ở Bắc bán cầu.

Paektu là ngọn núi cao nhất ở Triều Tiên, nơi cố lãnh đạo Kim Jong-Il được sinh ra trong một túp lều nhỏ trên sườn núi. Do đó, đây được coi là ngọn núi thiêng và là một phần quan trọng trong truyền thuyết về gia tộc họ Kim.

Hàng năm, người dân Triều Tiên vẫn leo núi để tưởng nhở ngày sinh nhật của cố lãnh đạo Kim Jong-Il, ông Kim Jong-un cũng từng khoe ảnh chụp tại ngọn núi thiêng này.

Theo tiến sĩ Kayla Iacovino, nhà nghiên cứu hàng đầu tại Đại học bang Arizona, Mỹ cho biết nguy cơ núi lửa Paektu phun trào mà các nhà khoa học cảnh báo là vô cùng thực tế vì những vụ thử hạt nhân của Triều Tiên.

Chính những vụ thử hạt nhân này có thể kích hoạt núi Paektu thức giấc và gây ra thảm hoạt khủng khiếp.

Giới khoa học Hàn Quốc cũng từng cảnh báo việc núi lửa Paektu có thể thức giấc bất cứ lúc nào và gây ra thảm hỏa tận thế tại bán đảo Triều Tiên.

Nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong-un cũng không che giấu lo lắng về việc núi Paektu phun trào lần nữa và đang xem xét phương án nhờ cậy phương Tây.

Thực tế, ông Kim đã để giới khoa học nước ngoài giám sát núi Peaku từ năm 2013, sau một chuỗi các vụ động đất xảy ra trong khoảng thời gian 2002-2005.

Thử hạt nhân gần núi lửa, Triều Tiên đang đối mặt thảm họa tận thế

Những vụ thử hạt nhân trong lòng đất có thể khiến núi lửa thức giấc

Ngọn núi cao nhất ở bán đảo Triều Tiên (cao hơn 2.700m) phun dung nham lần cuối cùng năm 1903 nhưng nó vẫn là núi lửa đang hoạt động. Địa điểm thử hạt nhân của Triều Tiên các ngọn núi này khoảng 116km.

Chính phủ nước này đã cho tiến hành 4 vụ thử hạt nhân vào các năm 2006, 2009, 2013 và 2016 khiến rung chấn xảy ra.

Các chuyên gia địa chất cho biết núi lửa sẽ phun trào trở lại do tác động từ động đất. Vì khoảng cách giữa nơi thử hạt nhân và núi lửa quá gần nên chỉ cần một rung chấn cỡ vừa xảy ra là núi lửa sẽ phun trào.

Nếu Triều Tiên cho tiến hành một vụ thử hạt nhân lớn hơn thì chắc chắn núi Peaku sẽ thức giấc và gây ra thảm họa khó lòng tưởng tượng được.

PV Tổng hợp

Bản quyền thuộc https://tuoitrethudo.vn/