Nhộn nhịp làng cá chép trước ngày ông Công ông Táo

18:00 | 19/01/2017
Chỉ còn 1 ngày nữa là đến ngày ông Công ông Táo (ngày 23 tháng Chạp), thời điểm này tại các làng nuôi cá chép đỏ người dân đang tấp nập chuẩn bị để có "phương tiện" cho ông Táo về chầu trời.

Nhộn nhịp làng cá chép trước ngày ông Công ông Táo

Nhộn nhịp làng cá chép trước ngày ông Công ông Táo
Nhộn nhịp làng cá chép trước ngày ông Công ông Táo

Theo phong tục của người dân Việt Nam, ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày ông Công ông Táo về chầu trời. Và với người dân miền Bắc thì cá chép đỏ là vật không thể thiếu trong lễ cúng ông Công ông Táo.

Nhộn nhịp làng cá chép trước ngày ông Công ông Táo

Dân gian ta vẫn quan niệm rằng, cá chép đỏ chính là phương tiện để ông Công ông Táo di chuyển lên thiên đình báo cáo thành tích và tình suốt một năm qua dưới hạ giới. Từ quan niệm đó, tại miền Bắc có một số nơi chuyên nuôi loài cá chép đỏ chỉ để phục vụ nhu cầu của người dân trong ngày chạp ông Công này.

Nhộn nhịp làng cá chép trước ngày ông Công ông Táo

Từ nhiều năm nay, làng Kim (xã Mỹ Thắng, Mỹ Lộc, Nam Định) đã được biết đến là nơi sản xuất và cung ứng cá chép tiễn Táo Quân lớn nhất vùng.

Nhộn nhịp làng cá chép trước ngày ông Công ông Táo

Thông thường trước ngày 23 tháng Chạp khoảng 1 tuần, người dân trong làng lại tất bật đánh bắt cá chép đỏ để bán cho các thương lái. Đến thời điểm này, tại các đầm cá chép đã được quây lại thành từng khu sẵn sàng đưa ra thị trường vào ngày ông Công ông Táo.

Nhộn nhịp làng cá chép trước ngày ông Công ông Táo
Nhộn nhịp làng cá chép trước ngày ông Công ông Táo

Những con cá chép đỏ này có kích thước khoảng 20-30 con/1kg sẽ được người dân ở đây đổ buôn khoảng 70.000-100.000 đồng/kg.

Nhộn nhịp làng cá chép trước ngày ông Công ông Táo

Những con cá chép này sau đó theo chân thương lái đi khắp các nơi khu vực miền Bắc.

Nhộn nhịp làng cá chép trước ngày ông Công ông Táo

Ngoài làng Kim (Nam Định), tại làng Thủy Trầm (xã Tuy Lộc, Cẩm Khê, Phú Thọ) những ngày này cũng đang tấp nập cảnh mua buôn cá chép đỏ.

Nhộn nhịp làng cá chép trước ngày ông Công ông Táo

Những người dân ở đây cho biết, hàng năm vào khoảng tháng 4 âm lịch họ sẽ bắt đầu cho cá bố mẹ sinh sản sau đó thả vào đầm nuôi nước mặt. Đến tháng 12 âm lịch là có cá chép đỏ thành phẩm để đưa ra thị trường.

Nhộn nhịp làng cá chép trước ngày ông Công ông Táo

Để nuôi được loại cá chép đỏ này, đòi hỏi phải có kinh nghiệm và kỹ thuật chăm sóc đặc biệt. Theo những người nuôi cá ở đây cho biết, đặc tính của cá chép đỏ là nuôi trong môi trường nước sạch. Nước bẩn cá sẽ mắc bệnh, chết nhiều. Loại cá này lâu lớn nhưng chịu rét đậm rất tốt.

Nhộn nhịp làng cá chép trước ngày ông Công ông Táo

Những ngày này, lái buôn từ khắp các tỉnh thàn như Hà Nội, Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái...nườm nượp đổ về đây mua cá.

Nhộn nhịp làng cá chép trước ngày ông Công ông Táo

So với những năm trước, cá chép đỏ năm nay bán được giá hơn do sản lượng năm nay ít. Trung bình 1 tạ cá bán được khoảng 7-9 triệu đồng. Với 1 tấn cá thu hoạch, sau khi trừ các chi phí, người dân lãi khoảng 70 triệu đồng.

PV

Bản quyền thuộc https://tuoitrethudo.vn/