Mâm cỗ mặn cúng lễ ngày mùng 1 Tết Nguyên đán không thể thiếu món gì?

18:00 | 23/01/2017
Sáng sớm ngày mùng 1 cũng là buổi sáng đầu tiên của kỳ Tết Nguyên đán, việc sửa soạn mâm cỗ cúng trong ngày này là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Mâm cỗ mặn cúng lễ ngày mùng 1 Tết Nguyên đán không thể thiếu món gì?

Mâm cỗ cúng sáng mùng 1 Tết Nguyên Đán thường là rất quan trọng, vì nó được thực hiện vào đúng buổi sáng đầu tiên của năm mới. Lệ thường, theo đúng phong tục truyền thống của người Việt, gia đình nào cũng cực kỳ chú trọng và chuẩn bị cầu kỳ, chu đáo mâm cỗ này, cầu mong cho cả gia đình sẽ có một năm Đinh Dậu 2017 an khang, khỏe mạnh và hạnh phúc.

Mâm cỗ cúng sáng mùng 1 Tết cần có những gì và phải kiêng kỵ những gì?

Theo lịch âm năm 2017, sáng ngày mùng 1 Tết Đinh Dậu năm 2017 (28/1 dương lịch) ta cần làm lễ cúng Nguyên Đán vào sáng sớm ngày đầu tiên của năm mới. Vào chiều ngày mùng 1 Tết ta sẽ cúng Tịch điện, cúng cơm chiều.

Theo các chuyên gia phong thủy, thường ngày ban thờ chính là nơi để thờ tự và tôn nghiêm bậc nhất trong gia đình. Những đồ dùng cúng lễ để trên ban thờ thì chỉ được dùng cho việc thờ cúng ngày Tết và ngày thường, tránh không sử dụng vào bất kỳ mục đích nào khác.

Yêu cầu cho mâm cỗ ngày tết, dù là cỗ mặn hay cỗ chay là cần có đầy đủ những món ăn cổ truyền ngày Tết, chế biến nóng sốt và thơm ngon tinh khiết, được bày biện trang nghiêm, đầy đặn.

Mâm cỗ mặn cúng lễ ngày mùng 1 Tết Nguyên đán không thể thiếu món gì?


Mâm cỗ cúng sáng mùng 1 Tết tuyệt đối không thể thiếu:

- Thịt gà trống thiến (Gà có thể làm từ chiều 30 Tết vì dân gian kiêng sát sinh trong ngày đầu năm mới).

- Bát canh măng hầm (hoặc thay bằng canh bóng)

- Miến xào hoặc nấu

- Đĩa xôi

- Món nem rán

- Đĩa thịt đông.

- Bánh chưng (hoặc bánh tét)

Cùng với những lễ vật sau

- Mâm ngũ quả

- Hương hoa

- Đèn nến, trầu cau

- Giấy tiền vàng mã

Khi cúng gia tiên, gia chủ cần để nguyên tiền bạc và vàng mã, đồng thời, đốt nhang và đèn trong suốt 3 ngày Tết Nguyên đán cho đến lễ.

Sau khi mâm cỗ cúng mùng 1 Tết được gia chủ sửa soạn tươm tất thì người đàn ông trụ cột hoặc chủ nhà phải đích thân bưng lên bàn thờ.

Tiếp đến những người trong nhà lần lượt vái trước bàn thờ tổ tiên vài vái để thể hiện lòng thành kính với tiên tổ. Đợi đến khi hương tàn, gia chủ lễ tạ và hạ cỗ xuống để con cháu hưởng lộc.

PV tổng hợp

Bản quyền thuộc https://tuoitrethudo.vn/