Từ rừng phòng hộ sang siêu nghĩa trang – đoạn đường dài bao nhiêu?

17:27 | 16/10/2017
TTTĐ.VN- Gần đây, dư luận trong nước rộ lên thông tin Vĩnh Phúc đã dự tính chuyển đổi rừng phòng hộ núi Ngang ở Bồ Lý thành rừng sản xuất. Được biết, núi Ngang nằm trọn trên địa bàn 3 xã Đạo Trù, Đại Đình, Bồ Lý thuộc Huyện Tam Đảo có diện tích khoảng 500 ha. Khoảng 350 ha rừng ở vị trí núi ngang nằm trên địa bàn 2 xã Đạo Trù và Đại Đình đã bị chuyển đổi thành rừng sản xuất, chỉ còn khoảng 150 ha đất rừng thuộc xã Bồ Lý đang được giữ là rừng phòng hộ. 150 ha tại Bồ Lý này chính là điểm mấu chốt liên quan đến dự án siêu nghĩa trang. Có thông tin Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2017 của huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã ghi rõ Núi Ngang là nơi xây dựng công viên nghĩa trang quy mô hơn 100ha.

Từ rừng phòng hộ sang siêu nghĩa trang – đoạn đường dài bao nhiêu?

Từ rừng phòng hộ sang siêu nghĩa trang – đoạn đường dài bao nhiêu?
TS Nguyễn Ngọc Lung


Trao đổi với báo chí, TS Nguyễn Ngọc Lung - Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng cho biết: "Việc Vĩnh Phúc chuyển đổi từ rừng phòng hộ sang rừng sản xuất có thể là cách hợp thức hóa cái sai thành đúng và đây là kẽ hở của luật được ban hành.

Đương nhiên ở đây rừng sản xuất có thể sản xuất gỗ hoặc sản xuất sản phẩm khác nhưng chuyển gì thì chuyển nó vẫn phải là đất lâm nghiệp chứ không phải đất nghĩa trang.

Nghĩa là nếu đất lâm nghiệp thì không trồng cây này thì phải trồng cây khác, không sản xuất gỗ thì sản xuất lâm sản ngoài gỗ.

Điểm quan trọng là nếu rừng phòng hộ Núi Ngang được chuyển thành rừng sản xuất thì quyền chủ động quyết định số phận của cánh rừng phòng hộ Núi Ngang sẽ hoàn toàn nằm trong sự chủ động của chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc.

Lúc đó, việc chuyển đổi phân loại rừng từ rừng phòng hộ đầu nguồn sang rừng sản xuất hoàn toàn nằm trong thẩm quyền của các cấp chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc”.

Đã có nhiều nhà khoa học lên tiếng về vấn đề này. Đáng chú ý có ý kiến của


Từ rừng phòng hộ sang siêu nghĩa trang – đoạn đường dài bao nhiêu?
PGS.TS Bùi Thị An - nguyên ĐBQH TP Hà Nội

PGS.TS Bùi Thị An - nguyên ĐBQH TP Hà Nội: "Chúng ta phải vì mục tiêu sinh thái môi trường, nhưng trong trường hợp cụ thể các đồng chí phải nhìn dài, nhìn thấy tất cả mọi thứ.

Phải xem lợi cho Vĩnh Phúc bao nhiêu và khi mất rừng phòng hộ thì sẽ phải đối diện với biến đổi khí hậu, khí thải nhà kính ra sao, cái này phải cân nhắc kỹ lưỡng, bản thân các đồng chí phải lắng nghe dân, nguyện vọng dân ra sao, sau 10-20 năm chuyển đổi sinh thái, không khí sẽ ra sao?".

Trong khi đó, TS Vũ Ngọc Thành - Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng cho rằng, đã là rừng phòng hộ thì không có quyền phá và nếu phá thì lý do chuyển có đúng hay không tất cả cần công khai, minh bạch.

Cho dù là Vĩnh Phúc có làm đúng luật hay không, thiết nghĩ việc chuyển đổi từ rừng phòng hộ sang rừng sản xuất, và từ rừng sản xuất (có thể) chuyển đổi thành siêu nghĩa trang chắc chắn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh thái, môi trường. Diện tích các khu bảo tồn nói chung ở nước ta không lớn, và với điều kiện hiện có thì phát triển các khu bảo tồn là cực kì khó khăn. Tròng khi trên thế giới, rất nhiều nơi muốn làm hành lang bảo tồn đa dạng sinh học, khu rừng phòng hộ, thậm chí lấn cả vào rừng sản xuất, để mở rộng diện tích cho vùng cư trú của các loài hoang dã thì Vĩnh Phúc lại muốn cắt bớt rừng rừng phòng hộ đi thì rõ ràng là vấn đề không hề nhỏ, cũng không phải là của riêng Vĩnh Phúc, cho dù chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc có đủ thẩm quyền ra quyết định.


Từ rừng phòng hộ sang siêu nghĩa trang – đoạn đường dài bao nhiêu?
Người dân bức xúc với dự án “siêu nghĩa trang” tại núi Ngang.

Phát triển kinh tế là cần thiết, không bao giờ thừa, nhưng phát triển kinh tế mà ảnh hưởng tới những vấn đề lớn về môi trường, sinh thái của cả một vùng rộng lớn thì cần phải hết sức cân nhắc. Vĩnh Phúc ở sát Hà Nội, ý nghĩa, giá trị của rừng phòng hộ ở Tam Đảo đương nhiên tác động cả đến thủ đô. Vĩnh Phúc cũng không phải tỉnh nghèo, mà là một trong những địa phương đóng góp lớn nhất và ngân sách. Vậy thì không nhất thiết phải bất chấp tất cả để phát triển kinh tế.

Ai cũng có thể thấy, nếu biến rừng phòng hộ thành rừng sản xuất, sau đó lại thành nghĩa trang, thì việc thu tiền từ nghĩa trang sẽ là một khoản cực kì lớn. Tuy nhiên, hãy đừng vì bài toán kinh tế ấy mà bỏ qua sự vô giá của rừng phòng hộ đối với đời sống con người, của hôm nay và của nhiều đời sau nữa.


>> Vĩnh Phúc phát triển bền vững nhờ dự án siêu nghĩa trang, đẩy dân Bồ Lý gánh chịu hậu quả môi trường?

Đỗ Hà

Bản quyền thuộc https://tuoitrethudo.vn/