eMag azine
08/12/2023 10:14
Bài 1: Bữa trưa dinh dưỡng từ bếp ăn một chiều

08/12/2023 10:14

TTTĐ - Đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú không chỉ có trách nhiệm từ các nhà trường mà trong đó còn thể hiện vai trò giám sát của cơ quan chức năng, đồng hành của phụ huynh. Vấn đề này đã có nhiều giải pháp hay, cách làm sáng tạo thể hiện sự cộng đồng trách nhiệm của cả xã hội đảm bảo bữa ăn bán trú cho học sinh ở trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Dinh dưỡng

Bài 1: Bữa trưa dinh dưỡng từ bếp ăn một chiều

Đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú không chỉ có trách nhiệm từ các nhà trường mà trong đó còn thể hiện vai trò giám sát của cơ quan chức năng, đồng hành của phụ huynh. Vấn đề này đã có nhiều giải pháp hay, cách làm sáng tạo thể hiện sự cộng đồng trách nhiệm của cả xã hội đảm bảo bữa ăn bán trú cho học sinh ở trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Bài 1: Bữa trưa dinh dưỡng từ bếp ăn một chiều

Ngành Giáo dục Hà Nội có quy mô lớn nhất cả nước với 2.876 trường học, gần 2,3 triệu học sinh và 124 nghìn giáo viên ở các cấp học. Trong số này, khoảng trên 1.800 trường học tổ chức bán trú, bao gồm các trường mầm non, phần lớn các trường tiểu học và một số trường trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Bài 1: Bữa trưa dinh dưỡng từ bếp ăn một chiều

Hằng ngày, các nhà trường phục vụ trung bình gần 1 triệu học sinh ăn bán trú. Đối với bậc mầm non, việc nuôi dưỡng là nhiệm vụ, nên các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà bếp được đầu tư đúng quy chuẩn; nhân viên nấu ăn có trình độ chuyên môn, kỹ năng và bảo đảm sức khỏe. Tuy nhiên, với các bậc học lớn hơn, việc tổ chức bán trú xuất phát từ nhu cầu của phụ huynh học sinh do không có điều kiện đưa đón giữa giờ, giúp con không phải về nhà buổi trưa. Các nhà trường ký hợp đồng với đơn vị cung ứng thực phẩm để tổ chức nấu ăn tại trường hoặc cung cấp suất ăn cho học sinh.

Bếp ăn sạch sẽ, quy trình chế biến vệ sinh cùng thực đơn phong phú là những điểm cộng khiến mỗi bữa trưa bán trú của trường Tiểu học Kim Đồng (quận Ba Đình, Hà Nội) luôn được học trò háo hức đón đợi…

Bài 1: Bữa trưa dinh dưỡng từ bếp ăn một chiều Bài 1: Bữa trưa dinh dưỡng từ bếp ăn một chiều Bài 1: Bữa trưa dinh dưỡng từ bếp ăn một chiều
Bài 1: Bữa trưa dinh dưỡng từ bếp ăn một chiều

Con đi học ở trường được ăn bán trú như thế nào, thực phẩm ra sao là mối quan tâm chung của tất cả phụ huynh. Thấu hiểu được điều đó, công tác tổ chức ăn bán trú là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu bên cạnh nâng cao chất lượng giáo dục của trường Tiểu học Kim Đồng.

Video Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bữa ăn bán trú tại trường Tiểu học Kim Đồng (quận Ba Đình, Hà Nội)

Được đặt trên tầng 5 - tầng cao nhất của nhà trường, bếp ăn thoáng đãng, sạch sẽ, vệ sinh. 100% cán bộ, nhân viên phải thay giày, dép, mặc áo bảo hộ, đi găng tay và đội mũ trước khi vào bếp.

Trên mặt bằng diện tích khoảng hơn 200 mét vuông, bếp ăn được chia thành các khu vực riêng biệt: Khu vực rửa, sơ chế đồ ăn sống; khu vực nấu cơm; khu vực chế biến món ăn; khu vực chia đồ ăn chín; tủ sấy khay, bát, đĩa và dụng cụ nhà bếp.

Bài 1: Bữa trưa dinh dưỡng từ bếp ăn một chiều

Cô Nguyễn Thị Minh Phương - Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Kim Đồng cho biết: “Nhiều năm nay, trường lựa chọn Công ty TNHH Hương Việt Sinh làm đơn vị đối tác cung cấp bữa ăn bán trú cho thầy và trò nhà trường.

Bài 1: Bữa trưa dinh dưỡng từ bếp ăn một chiều
Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Kim Đồng Nguyễn Thị Minh Phương kiểm tra khu vực bếp ăn tại nhà trường

Không chỉ theo dõi, giám sát hồ sơ trên giấy tờ, sổ sách, ban đại diện cha mẹ học sinh đã phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong khâu giám sát, lựa chọn đơn vị cung cấp suất ăn. Chúng tôi đã đến tận cơ sở trồng rau, chăn nuôi, thăm quan dây chuyền sản xuất bún, bánh phở, làm đậu và các thực phẩm cung cấp cho học sinh để thăm quan, đánh giá”.

Song song với đó, trường giám sát chặt chẽ các khâu từ tiếp nhận thực phẩm, sơ chế, chế biến, chia từng suất ăn. Hằng ngày, khi tiếp nhận thực phẩm, nhân viên đều ghi sổ với sự giám sát chặt chẽ của cán bộ phụ trách.

Đặc biệt, thực đơn được lên theo tháp dinh dưỡng với nhiều món đa dạng để nhà trường lựa chọn từng bữa ăn cho học sinh. Mỗi bữa cơm phải đúng số lượng, thực đơn. Các món phù hợp với nhau và phù hợp với khẩu vị của học sinh.

Ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên tổ chức kiểm tra đột xuất ở từng khâu khác nhau, ghi biên bản lại. Để phụ huynh tiện theo dõi, trường Tiểu học Kim Đồng chia sẻ thực đơn trên website và Zalo nhóm lớp để phụ huynh nắm bắt và điều chỉnh bữa tối ở nhà cho con.

Chính nhờ chỉn chu ấy khiến công tác tổ chức ăn bán trú ở nhà trường được phụ huynh yên tâm, tin tưởng. Sự thành công của mô hình bán trú ở trường Tiểu học Kim Đồng không chỉ nằm ở lời ngợi khen mà phụ huynh dành cho nhà trường mà còn thể hiện ở số lượng học sinh ăn bán trú tăng dần theo các năm. Đó cũng là nền tảng để trường có thêm điều kiện nâng cao hơn chất lượng học tập của học sinh.

Không chỉ riêng trường Tiểu học Kim Đồng, để triển khai hiệu quả việc đảm bảo an toàn thực phẩm, thời quan qua, thành phố Hà Nội đã xây dựng và tổ chức nhiều mô hình hay, tạo hiệu ứng tốt. Các mô hình này đã góp phần nâng cao hơn nữa trách nhiệm và nhận thức của người dân về việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm ở cơ sở.

Qua thực tế kiểm tra tại các bếp ăn tập thể trên địa bàn thành phố thời gian qua cho thấy, công tác quản lý an toàn thực phẩm bếp ăn được các đơn vị thực thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Đơn cử như Trường Tiểu học Nguyễn Tuân (quận Thanh Xuân).

Bài 1: Bữa trưa dinh dưỡng từ bếp ăn một chiều Bài 1: Bữa trưa dinh dưỡng từ bếp ăn một chiều

Theo đó khi tham gia mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm, trường Tiểu học Nguyễn Tuân đã được đầu tư bếp ăn khang trang, bổ sung trang thiết bị phục vụ công tác bán trú... bảo đảm công tác vệ sinh tại bếp ăn của nhà trường.

Trường lựa chọn ký hợp đồng với Công ty Hương Việt Sinh, để cung cấp suất ăn cho học sinh và nấu tại bếp của trường. Việc bảo đảm công tác vệ sinh là điều kiện tiên quyết mà nhà trường yêu cầu công ty thực hiện nghiêm túc, trong đó yêu cầu: Chế biến đúng quy trình, có thùng đựng rác với nắp đậy kín và túi nilon lót, nhân viên bếp thu dọn chất thải, rác thải để đúng nơi quy định...

Nhà trường cũng ký hợp đồng với một đơn vị để bảo đảm việc vận chuyển, thu gom và xử lý rác ngay trong ngày; thành lập tổ tự giám sát... Nhờ sự kiểm soát chặt chẽ, công khai công tác vệ sinh và các điều kiện về an toàn thực phẩm nên các bữa ăn tại nhà trường luôn bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng, góp phần nâng cao sức khỏe cho học sinh.

Theo Trưởng phòng Y tế quận Thanh Xuân Phạm Hồng Diệp, quận đã duy trì mô hình nâng cao năng lực tự quản lý bếp ăn tập thể trường học trên địa bàn từ năm 2019. Trong năm học 2022 - 2023, 100% (211/211) bếp ăn tập thể cơ sở giáo dục trên địa bàn quận đã được kiểm tra.

Nhờ sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, từ đầu năm 2023 đến nay, quận Thanh Xuân đã kiểm tra, giám sát 865 lượt cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố. Trong 4 tháng đầu năm, toàn quận đã xử phạt 56 trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm với tổng số tiền phạt là hơn 288 triệu đồng.

(Còn nữa)

Bài viết: Ngọc Minh

Trình bày: Thanh Huyền

Bài 2: Cùng phụ huynh "soi" bữa ăn bán trú Bài 3: Camera giám sát bếp ăn và sự vào cuộc của cơ quan chức năng
Bài 1: Bữa trưa dinh dưỡng từ bếp ăn một chiều

Xem bài 2 »

Phạm Mạnh