eMag azine
27/07/2024 08:00
Bài 1: Con đường tất yếu

27/07/2024 08:00

TTTĐ - Đây là những tiền đề tích cực, hứa hẹn tạo đột bước chuyển mình mạnh mẽ, giúp giao thông Thủ đô ngày càng thân thiện, văn minh và an toàn.

con đường

Phát triển giao thông công cộng: Tạo đột phá xây dựng Hà Nội thân thiện, văn minh và an toàn

LTS: Đẩy mạnh khâu đột phá về kết cấu hạ tầng theo định hướng của Kết luận số 80-KL/TƯ của Bộ Chính trị, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua đã quy định nhiều cơ chế, chính sách ưu tiên quy hoạch, xây dựng hệ thống đường sắt đô thị, chuyển đổi giao thông xanh. Đầu tháng 7/2024, tại kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội cũng thống nhất xây dựng và triển khai Đề án phát triển giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố… Đây là những tiền đề tích cực, hứa hẹn tạo đột bước chuyển mình mạnh mẽ, giúp giao thông Thủ đô ngày càng thân thiện, văn minh và an toàn.

Phát triển giao thông công cộng: Tạo đột phá xây dựng Hà Nội thân thiện, văn minh và an toàn

Việc hạn chế xe máy ở Hà Nội cũng như các đô thị khác trên cả nước là mục tiêu sẽ góp phần kéo giảm tình trạng ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó thì cần xây dựng một mạng lưới vận tải hành khách công cộng mạnh, đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân.

Bài 1: Con đường tất yếu

Theo Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội, Quy hoạch GTVT Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu rõ diện tích đất giao thông/diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 20 - 26% trong đô thị trung tâm. Trong đó, tỷ lệ đất dành cho giao thông tĩnh đạt 3 - 4%.

Quy hoạch cũng nêu rõ tập trung ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng, đảm bảo thị phần khu vực đô thị trung tâm đến năm 2030 đạt khoảng 50 - 55% tổng nhu cầu đi lại.

Tuy nhiên, tính đến năm 2023, tỷ lệ đất dành cho giao thông của Thủ đô mới đạt khoảng 10,35% diện tích đất xây dựng đô thị. Mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố gồm 154 tuyến, đáp ứng khoảng khoảng 18,5% nhu cầu đi lại.

Phát triển giao thông công cộng: Tạo đột phá xây dựng Hà Nội thân thiện, văn minh và an toàn
Lượng phương tiện cá nhân tại Thủ đô tăng nhanh khiến hạ tầng chưa đáp ứng kịp.

Theo thống kê, số lượng phương tiện tại Thủ đô hiện tại là hơn 7,9 triệu xe. Trong đó, có 1,1 triệu xe ô tô, có 6,6 triệu xe máy và 0,2 triệu xe điện. Tốc độ tăng trưởng bình quân của phương tiện trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2019 - 2022 là trên 10%/năm đối với ô tô, trên 3%/năm đối với xe máy. Chưa kể, tham gia giao thông tại Hà Nội còn có 12 triệu phương tiện từ các tỉnh, thành khách nhau.

Đa phần, người dân vẫn giữ thói quen đi lại bằng xe cá nhân nên tốc độ gia tăng phương tiện của Thủ đô vẫn rất cao. Hệ quả tất yếu là quá tải về hạ tầng, ùn tắc giao thông xảy ra ở nhiều nơi từ nội đô đến ngoại thành, ô nhiễm không khí ở mức đáng lo ngại.

Để giảm tải tình trạng ùn tắc, thời gian qua, mạng lưới vận tải công cộng đa phương thức trên địa bàn thành phố đã được hình thành, gồm: Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, đường sắt Nhổn - ga Hà Nội, 153 tuyến buýt, trong đó có 9 tuyến buýt điện và 10 tuyến sử dụng năng lượng sạch CNG.

Phát triển giao thông công cộng: Tạo đột phá xây dựng Hà Nội thân thiện, văn minh và an toàn Phát triển giao thông công cộng: Tạo đột phá xây dựng Hà Nội thân thiện, văn minh và an toàn Phát triển giao thông công cộng: Tạo đột phá xây dựng Hà Nội thân thiện, văn minh và an toàn

Mạng lưới xe buýt tiếp cận đến 30/30 quận, huyện, thị xã, 512/579 xã, phường, thị trấn, kết nối 7 tỉnh thành lân cận như: Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Vĩnh Phúc… Tỷ lệ bao phủ của vận tải công cộng ghi nhận những tín hiệu tích cực.

Hiện Hà Nội đang tập trung toàn lực phát triển hạ tầng giao thông và đầu tư mạnh mẽ cho vận tải hành khách công cộng. Các chuyên gia dự báo nếu đến năm 2030 có thể đưa vào hoạt động 3 - 4 tuyến đường sắt đô thị, khoảng 200 tuyến buýt, 35.000 xe taxi, 15 - 20 tuyến buýt nhỏ, 8.000 - 10.000 xe đạp công cộng, thành phố sẽ có đủ điều kiện để hạn chế xe máy trong một số khu vực nội đô trung tâm.

Bài 1: Con đường tất yếu

Một trong những giải pháp quan trọng để kéo giảm ùn tắc giao thông mà Bộ GTVT, cũng như các thành phố đưa ra, đó là phát triển vận tải hành khách công cộng, thu hút người dân chuyển từ xe cá nhân sang các phương tiện công cộng.

Sau ảnh hưởng của dịch COVID-19, Bộ GTVT cho biết, vận tải khách công cộng đang phục hồi khi hầu hết các địa phương đều đã có tuyến xe buýt hoạt động từ trung tâm thành phố đi đến các trung tâm kinh tế - xã hội của các huyện, thị trấn. Vận tải khách công cộng hàng năm vận chuyển được khoảng trên 1 tỷ lượt hành khách góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân tại các đô thị và bảo vệ môi trường.

Bài 1: Con đường tất yếu

Ngoài ra, việc các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đang từng bước đưa vận tải đường sắt đô thị vào hoạt động đã thúc đẩy việc sử dụng phương tiện công cộng của người dân.

Tại Hà Nội, theo thống kê sơ bộ, trung bình mỗi ngày, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông có hơn 10.000 người đi vé tháng; ngày bình thường có khoảng 32.000 - 34.000 lượt hành khách, ngày cuối tuần dao động từ 28.000 - 30.000 lượt khách; lượng khách đi lại thường xuyên là 6.000 - 8.000 người, bước đầu xây dựng thành công thói quen và văn hóa tham gia giao thông công cộng bằng đường sắt đô thị của người dân Thủ đô.

Thực tế cho thấy, với một đô thị nén như Hà Nội, giao thông công cộng là giải pháp phù hợp nhất để phát triển thành phố theo hướng bền vững, an toàn. Các phương tiện giao thông cá nhân ngày càng bộc lộ nhiều vấn đề như ùn tắc giao thông và đặc biệt là vấn đề ô nhiễm không khí. Trong bối cảnh đó, phát triển hệ thống giao thông công cộng được coi là giải pháp tất yếu, khả thi, bền vững để từng bước giảm ùn tắc giao thông.

Theo ý kiến nhiều chuyên gia, muốn phát triển giao thông công cộng, vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất là phải quan tâm phát triển hạ tầng giao thông công cộng, phủ kín mạng lưới, tăng cường tính kết nối giữa các loại hình giao thông công cộng để người dân ở mọi nơi đều có thể tiếp cận một cách dễ dàng, thuận tiện. Bởi nhìn nhận một cách khách quan, sử dụng phương tiện giao thông công cộng vốn có nhiều lợi thế so với phương tiện cá nhân, như chi phí rẻ hơn, tính an toàn cao hơn… Do đó, nếu việc tiếp cận, sử dụng được thuận tiện, dễ dàng thì đương nhiên người dân sẽ ưu tiên lựa chọn các loại phương tiện giao thông công cộng.

Song song với việc cải thiện hạ tầng, các cơ quan quản lý cũng cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp khác như tổ chức lại giao thông, tổ chức các bãi đỗ xe, trong đó có khu vực trung tâm thành phố để thuận tiện hơn cho người sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Sở GTVT Hà Nội cho hay, thời gian tới, sẽ tăng cường duy tu, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, tổ chức giao thông hợp lý; phát triển đồng bộ các loại hình vận tải hành khách công cộng; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành giao thông và xử lý vi phạm an toàn giao thông; tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

Phát triển hệ thống giao thông xanh hướng đến phát thải ròng về "Zero"

Đầu tháng 7/2024, HĐND TP Hà Nội thống nhất về sự cần thiết xây dựng và triển khai Đề án phát triển giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố; đồng thời đề nghị UBND thành phố chỉ đạo xây dựng và ban hành hệ thống định mức, đơn giá, các cơ chế, chính sách để khuyến khích đầu tư phương tiện, đầu tư cơ sở hạ tầng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh đảm bảo phù hợp với thực tiễn, xu hướng phát triển của thế giới, tránh thất thoát, lãng phí tài sản Nhà nước.

Thành phố phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc hoàn thiện các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến: Quy định về điều kiện kinh doanh, niên hạn sử dụng, đăng ký, đăng kiểm để giảm dần số lượng và tiến tới loại bỏ hoàn toàn phương tiên vận tải sử dụng nhiên liệu hóa thạch; Hệ thống chỉ dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn định mức liên quan đến sản xuất, nhập khẩu quản lý, vận hành khai thác phương tiện giao thông hiệu suất cao, sử dụng điện, năng lượng xanh...

Trước đó, UBND TP Hà Nội đã trình HĐND thành phố xem xét Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh.

Bài 1: Con đường tất yếu

Từ thực tế của Thành phố, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đưa ra 3 kịch bản chuyển đổi xe buýt sử dụng năng lượng điện, năng lượng xanh giai đoạn 2026-2030. Đó là 100% xe buýt điện; 70% xe buýt điện, 30% xe buýt LNG/CNG; 50% xe buýt điện, 50% xe buýt LNG/CNG.

Hiện nay, Hà Nội bố trí khoảng 2.300 tỷ đồng/năm từ ngân sách để trợ giá cho xe buýt. Để thực hiện kế hoạch chuyển đổi phương tiện sang sử dụng năng lượng điện và năng lượng xanh, Hà Nội cần bố trí thêm khoảng 8.300 tỷ đồng cho giai đoạn 2024-2033, tương đương 831 tỷ đồng mỗi năm.

Đề án được xây dựng dựa trên Quyết định số 876 ngày 22/7/2022 của Thủ tướng về việc phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí CO2 và khí mêtan của ngành giao thông vận tải giai đoạn 2022 - 2030.

(Còn nữa)


Bài viết liên quan loạt bài "Phát triển giao thông công cộng: Tạo đột phá xây dựng Hà Nội thân thiện, văn minh và an toàn":

Bài 2: Hình thành văn hoá đi phương tiện công cộng Bài 3: 'Xanh hóa', hiện đại hoá Bài 4: Đường sắt đô thị phải là xương sống

Nhật Trường - Phạm Mạnh

Bài 1: Con đường tất yếu

Xem bài 2 »

Phạm Mạnh