eMag azine
16/05/2024 08:00
Bài 1: Những bản hùng ca của thời đại

16/05/2024 08:00

TTTĐ - Nếu nói Đảng, lý tưởng cách mạng là “mặt trời chân lý chói qua tim” thì văn nghệ sĩ chính là những người nhân rộng những tia nắng ấm áp trên những mùa vàng hi vọng bằng những áng văn, điệu nhạc, lời ca. Họ tạo nên những “bản hùng ca đất nước” của thời đại Hồ Chí Minh, có sức lay động to lớn, trường tồn cùng lịch sử của dân tộc.

hùng ca

Bài 1: Những bản hùng ca của thời đại

LTS: Văn nghệ sĩ đã đồng hành cùng dân tộc từ khi Đảng hình thành và phát triển. Trải qua gần 100 năm qua, nhất là những cuộc kháng chiến khó khăn gian khổ, vào những thời điểm khó khăn của đất nước, những văn nghệ sĩ vẫn luôn tích cực tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng. Trong công cuộc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay, các văn nghệ sĩ tiếp tục phát huy vai trò, giá trị và tình cảm của mình để góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, giáo dục truyền thống lý tưởng cách mạng, khơi dậy những khát vọng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc bằng những tác phẩm đi vào lòng người.

Bài 1: Những bản hùng ca của thời đại

TTTĐ - Nếu nói Đảng, lý tưởng cách mạng là “mặt trời chân lý chói qua tim” thì văn nghệ sĩ chính là những người nhân rộng những tia nắng ấm áp trên những mùa vàng hi vọng bằng những áng văn, điệu nhạc, lời ca. Họ tạo nên những “bản hùng ca đất nước” của thời đại Hồ Chí Minh, có sức lay động to lớn, trường tồn cùng lịch sử của dân tộc.

Bài 1: Những bản hùng ca của thời đại

Văn học, nghệ thuật là bộ phận đặc biệt tinh tế của văn hóa, có khả năng tác động, chuyển hóa nhận thức, tư tưởng, tình cảm của con người. Văn học và nghệ thuật có vai trò rất quan trọng trong công tác tư tưởng. Đây là lĩnh vực mang lại sức mạnh tinh thần và giá trị nhân văn cho xã hội, có thể tác động đến tư tưởng, ý chí và hành động của người dân. Văn học và nghệ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tư tưởng, hình thành ý chí của con người.

Thông qua văn học, nghệ thuật thể hiện tinh thần độc lập, tự do, công bằng, đấu tranh cho sự tiến bộ của xã hội; truyền tải những thông điệp về sự cống hiến, sự hy sinh, tinh thần đoàn kết và sự tự hào về truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước. Ngoài ra, văn học và nghệ thuật cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển văn hoá dân tộc, giúp tăng cường nhận thức để giữ gìn, bảo tồn phát huy bản sắc tốt đẹp văn hóa của dân tộc, đồng thời giúp ngặn chặn, loại bỏ những thứ văn hóa lai căng, xấu độc.

Nhận thức sâu sắc vai trò của văn học nghệ thuật, Đảng ta khẳng định: “Văn học nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt nhạy cảm và tinh tế của văn hóa, là nhu cầu thiết yếu thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người, có tác dụng đặc biệt trong việc vun trồng, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm nhân cách, đạo đức, trí tuệ bản lĩnh cho các thế hệ con người” (Nghị quyết số 23, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”).

Bài 1: Những bản hùng ca của thời đại

Trên từng giai đoạn lịch sử của đất nước đều có bóng dáng của văn nghệ sĩ ghi lại, vẽ lại những gian khổ, chiến đấu, hi sinh, tinh thần bất khuất, khí thế hào hùng của quân dân ta bằng ngôn ngữ nghệ thuật

Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng và Nhà nước luôn khuyến khích và tạo mọi điều kiện để văn nghệ sĩ sáng tác được nhiều tác phẩm có giá trị về tư tưởng. Nhờ đó, gần 40 năm đổi mới đã có nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật phản ánh được những thành quả lớn lao của sự nghiệp đổi mới cùng những băn khoăn, trăn trở, lo âu trước những vấn đề mới của thời cuộc.

Theo PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, những sáng tác văn học nghệ thuật, những bài phê bình có sức lan tỏa rất lớn với đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật. Loại hình này khác với các sản phẩm chính trị.

Bởi lẽ, những bài lý luận chính trị thì chủ yếu giới nghiên cứu, nhà chính trị họ mới đọc, mới quan tâm. Còn những tác phẩm văn học nghệ thuật, kể cả sáng tác và lý luận phê bình đều thu hút đông đảo người đọc ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Đó là lý do tại sao văn học nghệ thuật có sức sống lâu bền qua không gian và thời gian, đặc biệt là những tác phẩm có giá trị.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, từng viết: “Quan điểm chỉ đạo của Đảng về vai trò của văn hóa và phát triển văn hóa:

Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, ngay từ khi ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định ba mặt trận quan trọng của cách mạng nước ta là chính trị, kinh tế và văn hóa. Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 của Đảng xác định xây dựng nền văn hóa Việt Nam (bao gồm cả tư tưởng, học thuật, nghệ thuật) do cách mạng dân chủ giải phóng thắng lợi mà được cởi mở xiềng xích và sẽ đuổi kịp văn hóa tân dân chủ thế giới, khẳng định ba nguyên tắc vận động quần chúng xây dựng văn hóa là “Dân tộc hóa”, “Đại chúng hóa”, “Khoa học hóa”. Tính chất của nền văn hóa mới Việt Nam được xác định là “dân tộc về hình thức, tân dân chủ về nội dung”.

Có thể thấy, sự ra đời của Đảng là vầng dương chói sáng xua đi đêm trường nô lệ của Nhân dân ta. Nhanh chóng nhận thức sự đúng đắn, tầm quan trọng và ý nghĩa của Đảng, của cách mạng, lớp lớp văn nghệ sĩ từng đấu tranh bằng văn học hiện thực phê phán hay các tác phẩm lãng mạn, quay lưng lại với thời cuộc đã thức thời, nhập cuộc và hăm hở dùng ngòi bút và trái tim viết về cách mạng, về cuộc đấu tranh sôi sục của quân và dân ta.

Bài 1: Những bản hùng ca của thời đại

Những tác phẩm của văn nghệ sĩ phản ánh hiện thực, vừa ca ngợi bản lĩnh Việt Nam nhưng lại có sức sống lâu bền, đi vào lòng người bởi đặc trưng của văn học, âm nhạc, nhiếp ảnh…

Họ “Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ/ Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền” hay “Nay ở trong thơ nên có thép/ Nhà thơ cũng phải biết xung phong”.

Trên từng giai đoạn lịch sử của đất nước đều có bóng dáng của văn nghệ sĩ ghi lại, vẽ lại những gian khổ, chiến đấu, hi sinh, tinh thần bất khuất, khí thế hào hùng của quân dân ta bằng ngôn ngữ nghệ thuật.

Những tác phẩm ấy vừa phản ánh hiện thực, vừa ca ngợi bản lĩnh Việt Nam nhưng lại có sức sống lâu bền, đi vào lòng người bởi đặc trưng của văn học, âm nhạc, nhiếp ảnh…

Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo, Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng, Phan Đình Giót hi sinh thân mình lấp lỗ châu mai, chị Hai “năm tấn thóc để góp phần đánh Mỹ” quê ở Thái Bình, chị Ba dũng sĩ quê ở Trà Vinh, Người mẹ cầm súng… những anh hùng từ đời thực bước vào trang văn, vào bức họa, vào những tác phẩm âm nhạc và trở thành hình tượng của thời đại.

Để mãi về sau này, những tác phẩm ấy vẫn khắc sâu vào trái tim, tâm hồn người Việt Nam.

Bài 1: Những bản hùng ca của thời đại

văn hóa, nghệ thuật cũng là “trận địa” mà các thế lực thù địch từ xưa đến nay luôn tìm cách lợi dụng để chống phá Đảng và Nhà nước ta. Họ đưa ra quan điểm văn học nghệ thuật và kể cả báo chí là sáng tạo cá nhân do đó phải phi giai cấp, không cần ai lãnh đạo. Có những người còn mong muốn văn nghệ sĩ phải được tự do, thậm chí là tự do tuyệt đối.

PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ nhắc lại chúng ta từng trải qua vụ việc của nhóm Nhân văn giai phẩm năm 1956. Ở thời điểm đó, đất nước vừa lập nên kì tích của thế giới với Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trong đó có văn nghệ sĩ đã chung tay góp sức khơi bật lên hào khí rạng rỡ Việt Nam.

Những tác phẩm ra đời từ “Đường lên Điện Biên” (tên một bức tranh nổi tiếng của họa sĩ Trần Khánh Chương) ngày ấy cho đến nay vẫn là tài sản quý giá của đất nước như “Hò kéo pháo” (Hoàng Vân), “Giải phóng Điện Biên” (Đỗ Nhuận), “Qua miền Tây Bắc” (Nguyễn Thành)… Thậm chí, có cả những tác phẩm là bảo vật quốc gia như bức tranh “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” của họa sĩ Nguyễn Sáng.

Rõ ràng, đó là niềm hân hoan tột độ, từ chiến thắng ấy đã mở ra tiếp sự kiện Giải phóng Thủ đô, hòa bình lập lại ở miền Bắc để miền Bắc trở thành hậu phương lớn chi viện cho miền Nam tiến đến thắng lợi cuối cùng, thống nhất đất nước.

Biết bao văn nghệ sĩ - chiến sĩ đã kề vai sát cánh với quân dân, họ vừa trực tiếp cầm súng chiến đấu vừa sáng tác nên những tác phẩm để đời. Họ “cùng máu thịt với Nhân dân”, “cùng đổ mồ hôi cùng sôi nước mắt”, ghi lại hiện thực, tạo nên những hình tượng của thời đại, góp phần cổ vũ, động viên, khích lệ toàn dân tham gia kháng chiến, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc.

Vậy mà, chỉ mấy năm sau, một số văn nghệ sĩ lại có tâm trạng u uất, đi ngược lại với không khí sôi nổi xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc lúc đó. Với một số suy nghĩ lệch lạc, biểu hiện bằng cả việc sáng tác cũng như thể hiện quan điểm công khai trên báo, tạo chí, rất dễ tạo nên dư luận không tốt, tạo điều kiện cho những thế lực thù địch sẵn sàng len lỏi vào, tìm những cách chống phá bằng nhiều hình thức khác nhau.

Bài 1: Những bản hùng ca của thời đại

Các tác phẩm văn học, nghệ thuật đã góp phần kêu gọi bao thế hệ lên đường ra mặt trận, đi theo tiếng gọi non sông, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đất nước.

Bên cạnh đó, cùng với một số điều chưa phù hợp của cuộc cải cách ruộng đất cũng đã để lại những dấu ấn khá nặng nề, những xáo trộn, gây tổn thương, dư chấn trong đời sống xã hội, trong đó có anh em văn nghệ sĩ.

Đã có nhiều tác phẩm văn học đề cập đến vấn đề này. Theo PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ, nếu viết ra để làm bài học rút kinh nghiệm cho cả hai phía lãnh đạo quản lý văn học nghệ thuật, cơ quan văn hóa văn nghệ và văn nghệ sĩ thì là điều tốt. Bên cạnh đó, cũng vẫn có những tác phẩm viết theo lối hằn học, có sự kích động nhất định, điều đó là không khách quan, gây tác động xấu đến xã hội.

Cho đến ngày hôm nay, hiện tượng đó vẫn thi thoảng tái diễn, chỗ này, chỗ kia, âm ỉ tại một số quan điểm cá nhân.

Tuy nhiên, đó chỉ là một bộ phận nhỏ, còn đa phần các văn nghệ sĩ đều tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước.

Đứng trước những vấn đề này, chắc chắn nhiều người sẽ có sự quan tâm, chú ý nhưng theo PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ vẫn cần phải có thời gian, sự suy xét thấu đáo để minh định mọi chuyện. Tư duy của Đảng, nhận thức của Đảng, lý luận của Đảng đã có những đổi mới và nâng cao về văn học nghệ thuật.

Trong công tác chỉ đạo, quản lý chúng ta cũng cần phải rút ra những bài học bên cạnh những nguyên tắc cao nhất là sự lãnh đạo của Đảng với văn học nghệ thuật.

Những đổi mới và nâng cao ấy đã được văn nghệ sĩ thấu hiểu, đồng cảm và chia sẻ, tạo nên những kết quả vô cùng tốt đẹp. Đó cũng chính là lí do trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, tầng lớp này tiếp tục là một thành phần quan trọng để đưa đến thắng lợi cuối cùng.

Điều đó thể hiện rất rõ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, bảo vệ biên giới phía Bắc, văn học nghệ thuật có vai trò rất lớn, luôn đồng hành cùng dân tộc trong những sự kiện trọng đại, tạo nên sức mạnh tinh thần lớn lao, đưa đất nước, đưa quân dân vượt qua mọi khó khăn, thử thách, chông gai.

Bài 1: Những bản hùng ca của thời đại

Chủ tịch Hồ Chí Minh trò chuyện cùng 3 nhà thơ: Tố Hữu, Hoài Thanh và Nguyễn Đình Thi

Các tác phẩm văn học, nghệ thuật đã góp phần kêu gọi bao thế hệ lên đường ra mặt trận, đi theo tiếng gọi non sông, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đất nước.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, văn học nghệ thuật đã góp phần tạo dựng nên những hình tượng người nông dân, người chiến sĩ đẹp lồng lồng với tầm vóc của thời đại.

Đó là hình ảnh anh bộ đội đi tìm giặc trong “Lên Tây Bắc” của nhà thơ Tố Hữu:

Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều

Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo

Núi không đè nổi vai vươn tới

Lá nguỵ trang reo với gió đèo...

Đó là hình tượng “đầu súng trăng treo” đầy thơ mộng trong chiến tranh gian khổ mà Chính Hữu đã vẽ nên tình đồng chí:

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Đó là tình quân dân thắm thiết, như cá với nước, những người mẹ trở thành mẹ Tổ quốc, những người bộ đội đi khắp trăm miền trở thành con của Nhân dân như “Bầm ơi” của nhà thơ Tố Hữu:

Con đi xa cũng như gần

Anh em đồng chí quây quần là con.

Bầm yêu con, yêu luôn đồng chí

Bầm quý con, bầm quý anh em.

Bầm ơi, liền khúc ruột mềm

Có con có mẹ, còn thêm đồng bào

Con đi mỗi bước gian lao

Xa bầm nhưng lại có bao nhiêu bầm!

Đó là “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn” của Chế Lan Viên.

Đó là những tác phẩm khắc họa hình ảnh vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của cả dân tộc:

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời!

Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi rừng núi trông theo bóng Người"...

(Việt Bắc – Tố Hữu)

Hay là tình cảm của người đi kháng chiến ở với đồng bào Việt Bắc, khi trở về Hà Nội thì:

Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đỉnh núi, bóng chiều lưng nương

(Việt Bắc – Tố Hữu)

Người Việt Bắc cũng nhắn nhủ người từ chiến khu trở về:

Mình về thành thị xa xôi

Nhà cao còn nhớ núi đồi nữa chăng

Phố đông còn nhớ bản làng

Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?

Theo PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, những câu nói đó cho đến hôm nay vẫn còn có tính thời sự, như là lời nhắn nhủ đến người cán bộ, Đảng viên: Anh lên vị trí cao rồi, anh có cuộc sống đủ đầy hơn, sung túc hơn thì đừng quên những nơi nghèo khổ, những căn cứ cách mạng trước đây.

Đó là đạo lý, đạo lý của cách mạng, thủy chung trước sau, luôn hướng đến những nơi cần chung tay giúp sức để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

(Còn nữa)

Bài viết: Cẩm Tú

Trình bày: Thành Trung

Cẩm Tú - Thành Trung