eMag azine
28/02/2024 19:06
Bài 1: Vì "ham rẻ" mà tiếp tay cho thực phẩm "bẩn"

28/02/2024 19:06

TTTĐ - Chẳng cần phải giỏi toán, chỉ cần nhìn giá các đồ ăn, thức uống khá… bèo là chúng ta thấy… có vấn đề. Vậy mà, nhiều người vẫn cứ tham rẻ, lao vào mua để thực phẩm bẩn có cơ hội lên ngôi.

thực phẩm

Bài 1: "Ham rẻ" tiếp tay cho thực phẩm "bẩn"

“Ngon, bổ, rẻ” là “tiêu chí” nhiều người đưa lên hàng đầu để lựa chọn đồ ăn, thức uống cho bản thân và gia đình. Kinh tế khó khăn, tiết kiệm là đức tính tốt nhưng phải thừa hiểu rằng ngon, bổ thì không lấy đâu ra rẻ. Người xưa có câu “Của rẻ là của ôi”, bởi thế, tâm lý tham rẻ mang đến rất nhiều hệ lụy. Điển hình là việc tiết kiệm được chút tiền ăn nhưng “hơn chả bõ hao”, tiền thuốc, tiền khám chữa bệnh để khắc phục hậu quả của thực phẩm bẩn còn quá số tiền tiết kiệm được.

Bài 1: "Ham rẻ" tiếp tay cho thực phẩm "bẩn"
Bài 1: "Ham rẻ" tiếp tay cho thực phẩm "bẩn"

Chiều nay sinh nhật con gái, chị Nhung (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) dự định sẽ làm món lẩu hải sản chiêu đãi cả nhà. Ra hàng bán hải sản gần nhà, chị ngần ngừ giữa cơ man nào là tôm, càng cua, mực, bề bề, bạch tuộc… đông lạnh để từng tảng hay bày la liệt trên nền đất. Thấy trong nhà có cả bạch tuộc sống trong bể sục, chị hỏi giá thì thấy chênh lệch nhau quá lớn.

Bài 1: "Ham rẻ" tiếp tay cho thực phẩm "bẩn"
Cua giá rẻ được bày bán ở vỉa hè nhiều con phố

Cụ thể, bạch tuộc đông lạnh chỉ 120.000/kg còn trong bể sục đang bơi giá 360.000/kg. Tương tự, cua sống 370.000/kg trong khi đống càng cua không dây trói, toàn càng chắc bẫm giá chỉ hơn 100.000/kg. Tính toán số tiền mua hoa quả, bánh gato, bánh trái phục vụ bữa tiệc cho đại gia đình ăn và mời khách đã đội lên quá lớn so với dự chi ban đầu, chị Nhung quyết định mua nửa cân bạch tuộc và 1kg càng cua.

“Con cua giá trị mỗi bộ càng, chỗ đó nhiều thịt, thịt ngon nhất. Bình thường mua cua phải bỏ yếm, mai, lại còn bao nhiêu dây trói trên người nó. Trong khi đó gỡ thịt trên thân nó được ít. Đây chỉ việc kẹp càng ra là bao nhiêu thịt ngon, chả tội gì không mua”, chị Nhung “hớn hở” chất đồ lên xe, tự hào vì mình đã lựa chọn thông minh và tiết kiệm được kha khá tiền chi tiêu trong tháng này.

Cũng chuyện cua, thi thoảng đi trên đường phố lớn như Đại Cồ Việt, Nguyễn Xiển hay các chợ nhỏ, chợ cóc chúng thấy rất nhiều người bày la liệt cua ra ven đường với tấm biển xốp bằng bìa các tông ghi rất rõ ràng: “Cua Cà Mau 50k/con”.

Bài 1: "Ham rẻ" tiếp tay cho thực phẩm "bẩn"

Cua Cà Mau thì ngon nổi tiếng rồi, cũng lại vào hàng thực phẩm sang trọng, mà bán giá 50K/con thậm chí 50K/3 con thì đúng là “ngon, bổ, rẻ”. Người người xúm xít lao vào mua.

Chị Mỹ Hạnh - chủ một cửa hàng hải sản cho biết: “Giá cua Cà Mau lên xuống theo thời điểm nhưng dao động từ 445.000 - 725.000/kg tùy loại cua yếm vuông, cua thịt, cua gạch hay số lượng mấy con mỗi cân. Không có chuyện cua Cà Mau mang bán vỉa hè mà giá lại bèo đến như thế được”.

Bài 1: "Ham rẻ" tiếp tay cho thực phẩm "bẩn"

Đó là tâm trạng của chị Yến (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội). Mọi lần, thấy mẹ chồng ít đi chợ mà nhà lúc nào cũng có thực phẩm chất đầy tủ lạnh, chị chỉ nghĩ bà có tuổi rồi, ngại đi chợ. Mấy lần ăn cảm giác thịt bở, cá tanh, có mùi vị lạ nhưng chị không dám hỏi. Cho đến một hôm về nhà bất chợt lúc gần 13h, chị thấy bà hàng cá và bà hàng thịt cùng đứng hiên ngang trước cửa nhà mình.

Hỏi ra thì được biết nhiều năm nay, hai bà này là “nhà cung cấp” quen thuộc cho nhà chị. Cứ cuối buổi trưa, khi cá thịt không bán hết, còn gì thì mang hết về nhà chị, bán với giá rẻ, mẹ chồng chị “thầu” tất.

Hoảng hốt, chị Yến hỏi mẹ thì bà “tỉnh bơ”: “Rẻ hơn so với mua lúc sáng những vài giá, tội gì. Mẹ mang về ngâm qua nước muối xong bỏ lên ngăn đá ngay, đảm bảo lắm” và cười tít mắt. Chị Yến chỉ có nước than thầm trong bụng. Từ đấy, mỗi bữa cơm chị vừa ăn vừa sợ và chủ động về sớm, chuẩn bị đồ ăn riêng để các con khỏi phải ăn những thứ thực phẩm đã thiu, đã ế kia.

Bài 1: "Ham rẻ" tiếp tay cho thực phẩm "bẩn" Bài 1: "Ham rẻ" tiếp tay cho thực phẩm "bẩn" Bài 1: "Ham rẻ" tiếp tay cho thực phẩm "bẩn"

Tương tự, chị Hiền (ở quận Long Biên, Hà Nội) cũng rơi vào tình trạng dở khóc dở cười khi mẹ chị suốt ngày càu nhàu mua đồ ăn tại cửa hàng đắt đỏ. Những gói xúc xích có tầm 4 - 6 cái chị mua để làm pizza hoặc ăn kèm mì tôm, bánh mì cho con giá lên đến hơn 100.000 đồng. Trong khi đó, với số tiền ấy mẹ chị ra chợ mua được… cả cân.

Bài 1: "Ham rẻ" tiếp tay cho thực phẩm "bẩn"
Những thực phẩm bày bán ngoài trời dễ mất an toàn, ảnh hưởng sức khoẻ người dùng

“Trời thì nắng chang chang, người bán hàng bày từng túi xúc xích ra từ sáng sớm đến trưa trên tấm bạt trải trên nền đất. Ngày nắng thì bụi mù, ngày mưa thì lầy lội, chưa kể bao người qua lại bắn bẩn lên rồi tay người cầm đồ sống xong lại nhấc lên đặt xuống để chọn lựa. Hàng không bán hết chiều họ lại bày tiếp. Tối về họ mới cho vào đông lạnh. Hôm sau lại đúng quy trình như thế, nghĩ đã thấy rùng mình rồi. Đồ ăn không được bảo quản trong tủ lạnh thì làm sao an toàn, làm sao dám cho con ăn được?".

Chị đã nhiều lần phân tích, can ngăn nhưng bà nhất định không nghe. Đến khi VTV phát phóng sự về chính những người sản xuất xúc xích có nhãn mác OCOP tung hình ảnh, clip sản xuất từ nguyên liệu ôi thiu, dính cả phân thì bà mới sợ hãi, không dám mua đồ rẻ đó về nữa.

“Rẻ thì không thể có nguyên liệu đảm bảo được. Chẳng hạn như thịt thăn lợn có giá 120.000/kg thì không thể có chuyện giò lợn 100.000/kg được. Hay thịt bò có giá 600.000/kg mà giò bò có giá 200.000 - 300.000/kg thì phải đặt câu hỏi họ cho những phụ gia gì vào đó? Đành rằng, làm giò thì phải cho thêm chút mỡ, chút gia vị nhưng phải tính đến sự tiêu hao nước, giảm trọng lượng khi chế biến. Do đó, đồ rẻ bất ngờ, rẻ “tụt quần” chỉ có thể là nguyên liệu không đảm bảo mà thôi”, chị Yến kết luận.

(Còn nữa)

Bài 2: Đồ ăn online "khuất mắt trông coi" Bài 3: Vì sao khó ngăn chặn thực phẩm "bẩn"? Bài 4: Đừng để khi ôm họa mới ân hận

Hương Thị - Hồng Mạnh

Bài 1: "Ham rẻ" tiếp tay cho thực phẩm "bẩn"

Xem bài 2 »

Phạm Mạnh