Tag

Bài 102: Những giá trị không bao giờ thay đổi

Người Hà Nội 04/06/2017 08:41
aa
TTTĐ.VN - Dù xã hội phát triển đến đâu, đặt ở hoàn cảnh, địa lí ra sao, nhiều thứ có thể thay đổi nhưng những giá trị cốt lõi để tạo nên một gia đình thì vẫn không bao giờ thay đổi.

Bài 102: Những giá trị không bao giờ thay đổi

>> Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh:
Bài 101: Nhà trường phải có nề nếp, kỉ cương

Bài 102: Những giá trị không bao giờ thay đổi
Những giá trị cốt lõi để tạo nên một gia đình thì vẫn không bao giờ thay đổi

Tuy vậy, ở mỗi thời đại, gia đình sẽ có những đặc trưng riêng phù hợp với hoàn cảnh xã hội ấy. Việt Nam là một nước Á đông nên xưa nay vốn chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo. Đặc biệt, Hà Nội là kinh đô nhiều đời của nước ta nên những nét văn hóa gia đình cũng mang nhiều điểm tiêu biểu cho đất nước mỗi thời kỳ.

Hầu hết cách hành xử, đối đãi trong gia đình xưa kia đều đậm nét phong kiến. Chẳng hạn, trong gia đình phụ hệ thì luôn là “quyền huynh thế phụ”. Quan hệ cha con thì cũng giống như quan hệ vua tôi, tức “phụ xử tử vong, tử bất vong, bất hiếu” (cha xử con chết, con không chết là không có hiếu) rồi “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Quan hệ vợ chồng thì “phu xướng phụ tùy”… Những quy tắc ứng xử trong gia đình phong kiến cũng tạo nên tôn ti, trật tự, tạo thành gia phong, nền nếp. Tuy có những thứ giáo điều, khuôn phép quá đáng nhưng không phải những điều đó là đáng chê trách hoàn toàn, mà ngược lại, nó góp phần hình thành nên ý thức, đào tạo, ràng buộc con người để họ sống có trách nhiệm hơn với bản thân và xã hội. Bởi gia đình là nền tảng của xã hội, là tế bào để tạo nên xã hội. Những phép tắc trong gia đình sẽ được thể chế hóa thành luật lệ trong xã hội. Tình yêu thương, gắn bó, trách nhiệm, nghĩa vụ trong gia đình cũng sẽ được con người dùng để nhân lên, dùng để đối đãi, hành xử với đồng loại.

Ngày nay, chúng ta sống trong thời đại mới, độc lập, tự do, không còn chịu nhiều ảnh hưởng của hệ tư tưởng phong kiến xưa kia, lại tiếp xúc nhiều với xã hội phương Tây nên các mối quan hệ trong gia đình đã cởi mở hơn. Thậm chí, rất nhiều gia đình còn sống theo kiểu tôn trọng tự do và ý kiến cá nhân, cha mẹ con cái bình đẳng trong mọi vấn đề. Điều đó lại kéo theo nhiều mối lo. Liệu mô hình gia đình có còn tồn tại gắn kết như xưa, khi mà nhiều bạn trẻ thích độc lập đến mức tự ra ngoài thuê nhà ở để khỏi bị bố mẹ kiểm soát? Liệu tình cảm gia đình có còn khi mà cha mẹ thì quá bận làm ăn, không có thời gian chăm sóc con cái, phó mặc con cho giúp việc hoặc để mặc con đối phó với những nguy cơ từ xã hội? Nhiều đôi trai gái kết hôn sớm vì “trót lỡ” ăn trái cấm, để lại hậu quả rồi nhanh chóng chia tay, để con cái bơ vơ, trở thành gánh nặng cho xã hội. Nhiều cặp bố mẹ “đường ai nấy đi” vì cái tôi quá cao, không chịu lắng mình lại, cùng nhau nuôi dạy con trưởng thành để từ sự đổ vỡ của cha mẹ, bao nhiêu đứa con lang thang bụi đời, vất vưởng, trở thành phần tử xấu. Những quan hệ mẹ chồng nàng dâu, chị dâu em chồng, mẹ vợ con rể… vốn “bằng mặt không bằng lòng” lại càng trở nên gay gắt khi những lề thói, lễ phép không còn quy củ. Hay những “chuyện tình công sở”, những mối quan hệ tay ba, tay tư và nhiều cơ hội gặp gỡ đang đe dọa từng ngày đến hạnh phúc gia đình...

Hà Nội là thành phố lớn, kinh tế phát triển, cuộc sống công nghiệp, nhiều mối quan hệ mở, cả ông bà, cha mẹ, con cái đều ngày ngày tiếp xúc với trăm ngàn nguy cơ khiến cho tổ ấm của họ bị lung lay. Chỉ những giá trị tình cảm xuyên suốt và nhận thức của mỗi người mới là liều “kháng sinh” hữu hiệu chống lại tất cả những nguy cơ ấy. Truyền thống gia đình của chúng ta hình thành, phát triển từ mấy nghìn năm qua, trở thành vốn quý truyền đời qua mỗi thế hệ lúc này cần phải phát huy tác dụng hơn bao giờ hết. Những câu ca dao, tục ngữ thiết tha về tình cảm gia đình một lần nữa cần phổ biến trong xã hội. “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”, “Anh em như thể chân tay/ Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”, “Chị ngã em nâng”, “Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”… nhắc chúng ta về lối ứng xử trọn nghĩa vẹn tình của mỗi người trong gia đình với nhau. Chẳng cần phải cầu kì, tự thân trong mỗi người đã có những hệ ý thức được di truyền trong máu để yêu thương, gắn kết và có cách biểu hiện tình cảm gia đình. Đó là cách tốt nhất để bảo vệ gia đình thời hiện đại trước những nguy cơ ồ ạt của xã hội.


(còn nữa)

Tin liên quan

Đọc thêm

Âm vang bản hùng ca Điện Biên Phủ tại điểm cầu Kon Tum Điện ảnh - Âm nhạc

Âm vang bản hùng ca Điện Biên Phủ tại điểm cầu Kon Tum

TTTĐ - Tối 5/5, lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đông đảo Nhân dân tham dự cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ quyết thắng" tại Nhà Rông Kon K'lor, TP Kon Tum (tỉnh Kon Tum). Chương trình do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức, thực hiện.
Bản hùng ca về Chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng Văn hóa

Bản hùng ca về Chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng

TTTĐ - Tối 5/5, cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ Quyết Thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 -7/5/2024) đã diễn ra tại 5 điểm cầu: Điện Biên, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Thanh Hóa và Kon Tum. Chương trình do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam VTV thực hiện.
Ca sĩ Thái Sơn - cố gắng hết mình cho tình yêu ca hát Điện ảnh - Âm nhạc

Ca sĩ Thái Sơn - cố gắng hết mình cho tình yêu ca hát

TTTĐ - Với tình yêu dành cho âm nhạc cháy bỏng, ca sĩ trẻ Thái Sơn đang nỗ lực từng ngày, miệt mài học tập, phấn đấu không ngừng để theo đuổi ước mơ của mình.
Khẳng định tầm vóc thời đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ Văn hóa

Khẳng định tầm vóc thời đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 4/5, trường Đại học Sư phạm Hà Nội phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: “Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954: Tầm vóc thời đại và giá trị di sản".
Hiểu và tự hào về cội nguồn, phát huy tốt nhất bản sắc Điện ảnh - Âm nhạc

Hiểu và tự hào về cội nguồn, phát huy tốt nhất bản sắc

TTTĐ - “Là thế hệ tiếp nối của dòng họ Mai Nam Từ, tôi rất tự hào với truyền thống được cha ông gây dựng từ bao đời nay. Hiểu và thành kính với cội nguồn không chỉ giúp chúng ta tự hào với nguồn gốc của mình mà còn ý thức hơn với thế hệ hôm nay trong việc vun đắp, kế thừa và phát huy di sản của các tiền nhân để lại”, đạo diễn Mai Thanh Tùng chia sẻ đầy tâm huyết trong phóng sự "Hào khí Mai Nam Từ".
Á vương Oscar Vũ khởi động chuỗi dự án "Vì sức khỏe cộng đồng" Giải trí

Á vương Oscar Vũ khởi động chuỗi dự án "Vì sức khỏe cộng đồng"

TTTĐ - Á vương Oscar Vũ dành thời gian nghỉ lễ vừa qua để thực hiện nhiều dự án cộng đồng thiết thực, ý nghĩa tại huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên.
Tái hiện hào hùng "Chiến dịch Điện Biên Phủ" bằng công nghệ 3D Văn hóa

Tái hiện hào hùng "Chiến dịch Điện Biên Phủ" bằng công nghệ 3D

TTTĐ - Tối 3/5, tại Tượng đài Cảm tử, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức trình chiếu bức tranh "Chiến dịch Điện Biên Phủ" bằng công nghệ 3D qua vách chiếu Panorama.
Đông đảo khán giả tìm hiểu phim tài liệu về Điện Biên Phủ Điện ảnh - Âm nhạc

Đông đảo khán giả tìm hiểu phim tài liệu về Điện Biên Phủ

TTTĐ - “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ” do Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức từ ngày 3 - 5/5, nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Sự kiện khai mạc diễn ra tối 3/5 tại số 465 Hoàng Hoa Thám (Ba Đình, Hà Nội) thu hút đông đảo công chúng tới tìm hiểu về những gian khổ, hi sinh và chiến thắng vang dội của lịch sử dân tộc.
Bảo tồn, phát huy và khám phá giá trị di sản văn hóa Văn hóa

Bảo tồn, phát huy và khám phá giá trị di sản văn hóa

TTTĐ - Tối 3/5, Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật - số 22 Hàng Buồm (Hoàn Kiếm, Hà Nội) khai mạc dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân.
Phát huy tinh thần yêu nước của các văn nghệ sĩ Điện ảnh - Âm nhạc

Phát huy tinh thần yêu nước của các văn nghệ sĩ

TTTĐ - Sáng 3/5, Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) đã khai mạc tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (số 29, Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Xem thêm