eMag azine
11/12/2023 08:39
Bài 2: Cùng phụ huynh "soi" bữa ăn bán trú

11/12/2023 08:39

TTTĐ - Để đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú, sự vào cuộc sát sao, giám sát chặt chẽ của đại diện cha mẹ học sinh là vô cùng quan trọng.

bán trú

Bài 2: Cùng phụ huynh "soi" bữa ăn bán trú

Để đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú, sự vào cuộc sát sao, giám sát chặt chẽ của đại diện cha mẹ học sinh là vô cùng quan trọng.

Bài 2: Cùng phụ huynh "soi" bữa ăn bán trú

Khác với công tác ăn bán trú ở cấp học tiểu học hay THCS, đối với cấp học mầm non, các nhà trường không hợp tác với đơn vị cung cấp suất ăn mà cán bộ, nhân viên trực của trường trực tiếp chế biến. Bởi vậy, việc lựa chọn thực phẩm đầu vào được các trường mầm non chú trọng.

Ghi nhận tại trường Mầm non Bình Minh (phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội), đều đặn mỗi ngày, vào lúc 7h30, công tác giao - nhận thực phẩm giữa đơn vị cung ứng và nhà trường diễn ra. Thành phần giám sát gồm có đại diện ban giám hiệu nhà trường, phụ huynh, công đoàn trường cùng nhân viên hành chính.

Bài 2: Cùng phụ huynh "soi" bữa ăn bán trú
Cô Nguyễn Thị Hạnh - Hiệu trưởng trường Mầm non Bình Minh giám sát chế biến thực phẩm tại bếp ăn

Cô Nguyễn Thị Hạnh - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Năm học 2023 - 2024, trường Mầm non Bình Minh có gần 600 trẻ ở cả lứa tuổi mầm non và mẫu giáo. 100% các con ăn bán trú tại trường. Trong đó, các con ở lứa tuổi nhà trẻ ăn 2 bữa chính, 1 bữa phụ. Các con học sinh lứa tuổi mầm non ăn 1 bữa chính và 1 bữa phụ”.

Chia sẻ về việc tiếp nhận thực phẩm hàng ngày, cô Hạnh nhấn mạnh, hàng năm, trước thềm năm học mới, trường tổ chức đánh giá đơn vị cung ứng thực phẩm trên các tiêu chí theo quy định để lựa chọn đơn vị uy tín nhất.

Hàng ngày, dưới sự giám sát của tổ theo dõi bán trú, nhân viên bếp ăn sẽ nhận thực phẩm theo thực đơn. Tiêu chí đánh giá là thực phẩm phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, giấy tờ kiểm định chất lượng đối với thực phẩm tươi sống. Về cảm quan, màu sắc các loại thịt phải tươi, không chấp nhận thực phẩm đông lạnh. Các loại rau, củ quả còn tươi, mới, non…

“Nhà trường lập biên bản và trả lại đối với các thực phẩm không đạt tiêu chí như trên kể cả là 1 mớ rau hay 2 - 3 bắp ngô, vài bìa đậu”, cô Hạnh nói.

Bài 2: Cùng phụ huynh "soi" bữa ăn bán trú Bài 2: Cùng phụ huynh "soi" bữa ăn bán trú Bài 2: Cùng phụ huynh "soi" bữa ăn bán trú

Không chỉ vậy, ở trường Mầm non Bình Minh, nhà trường chú trọng đề cao vai trò giám sát của phụ huynh. Thường xuyên, đại diện phụ huynh kiểm tra đột xuất và giám sát quá trình giao nhận thực phẩm, chế biến bữa ăn.

Anh Nguyễn Công Minh, phụ huynh của con Nguyễn Minh Anh (lớp B1) chia sẻ: “Đây là lần thứ 3 tôi đến giám sát việc giao nhận thực phẩm và xem bếp ăn của nhà trường. Tôi đánh giá công tác ăn bán trú của trường được chuẩn bị rất chu đáo, tỉ mỉ, thực sự vì học sinh”.

Bài 2: Cùng phụ huynh "soi" bữa ăn bán trú

Không chỉ ở cấp mầm non, đối với cấp tiểu học, bữa ăn bán trú “hút” học sinh vì nhà ăn đảm bảo vệ sinh, thực đơn phong phú. Hơn 90% học sinh trường Tiểu học Phú Lãm (quận Hà Đông, Hà Nội) tham gia ăn bán trú dù nhiều em nhà ngay sát trường…

Video Thực đơn bán trú dinh dưỡng, vệ sinh của học sinh "trường làng"

Cô Nguyễn Thị Thu Hà - Hiệu trưởng trường Tiểu học Phú Lãm cho biết: Năm học 2023 - 2024, trường có tổng số 27 phòng học kiên cố, 5 phòng chức năng, 720 bộ bàn ghế. Nhà trường đã trang bị tương đối đầy đủ trang thiết bị dạy học đáp ứng các điều kiện trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Điều đặc biệt hơn cả, cơ sở vật chất phục vụ công tác ăn bán trú của nhà trường được chú trọng.

Trường có 1.161 học sinh, trong đó 1.060 em ăn bán trú. Điều kiện thuận lợi của nhà trường là không gian thoáng đãng, rộng rãi. Trường có 1 khu nhà bếp, nhà ăn riêng rất hợp vệ sinh, sạch sẽ. Bếp ăn được chia thành các khu vực riêng biệt (khu chế biến thực phẩm tươi sống, khu nấu ăn và khu để thức ăn đã nấu chín). Đồ dùng trong nhà bếp được trang bị đầy đủ như: tủ lạnh, tủ lưu trữ mẫu thức ăn hàng ngày, tủ sấy khô bát đĩa...

Theo cô Hà, để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và an toàn cho bữa ăn của học sinh, nhà trường lựa chọn cơ sở cung cấp thực phẩm có uy tín, địa chỉ rõ ràng và ký hợp đồng cam kết trách nhiệm.

Nhân viên nhà bếp thường xuyên được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và khám sức khỏe định kỳ. Đồng thời, trường đẩy mạnh tuyên truyền kiến thức về dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm tới các bậc phụ huynh thông qua các buổi họp phụ huynh, tranh ảnh, áp phích tại các bản tin, góc tuyên truyền để cha, mẹ các em hiểu và có trách nhiệm quan tâm đến sức khỏe của con em mình.

Bài 2: Cùng phụ huynh "soi" bữa ăn bán trú Bài 2: Cùng phụ huynh "soi" bữa ăn bán trú Bài 2: Cùng phụ huynh "soi" bữa ăn bán trú
Bài 2: Cùng phụ huynh "soi" bữa ăn bán trú
Bài 2: Cùng phụ huynh "soi" bữa ăn bán trú Bài 2: Cùng phụ huynh "soi" bữa ăn bán trú

Cô Nguyễn Thị Thu Hà cho biết: “Nhà trường đã thực hiện nhiều giải pháp để từng bước nâng cao chất lượng bữa ăn cho các em đảm bảo đủ chất, đủ lượng, hợp vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cụ thể, trường ký kết hợp đồng với nhà cung ứng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc và có uy tín; yêu cầu các nhân viên phục vụ bếp ăn khi chế biến thực phẩm phải rửa sạch dụng cụ đun nấu, tránh tình trạng dụng cụ bị mốc hay nhiễm khuẩn; Không để thực phẩm chín tiếp xúc với thực phẩm sống; xây dựng thực đơn phù hợp, tính khẩu phần ăn trong ngày khoa học, hợp lý. Thứ 6 hàng tuần, đơn vị cung cấp suất ăn có trách nhiệm gửi thực đơn của tuần học kế tiếp để nhà trường duyệt và có phương án điều chỉnh nếu cần”.

Với 30.000 đồng/ngày ăn bán trú tại trường, các em học sinh được ăn bữa chính là bữa trưa bao gồm 4 món và bữa ăn phụ buổi chiều.

Chất lượng bữa ăn bán trú của nhà trường được khẳng định bởi sự tin tưởng của phụ huynh và yêu thích của các em học sinh. Dù nhà ngay gần trường nhưng 5 năm đi học là 5 năm em Nguyễn Hương Thảo - học sinh lớp 5A2 đăng ký ăn bán trú ở trường.

Thảo chia sẻ: “Em rất thích bữa trưa ở trường. Món nào cũng ngon, không những thế thực đơn lại được thay đổi liên tục theo mùa. Ăn trưa xong con có thời gian ngủ trưa để chiều bắt đầu buổi học trong trạng thái tốt nhất”.

Nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú, tạo niềm tin với phụ huynh cũng là cơ sở để các nhà trường không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

Về vai trò của phụ huynh trong việc giám sát an toàn thực phẩm tại trường học, TS.BS. Trương Hồng Sơn - Phó Tổng thư ký, Tổng hội Y học Việt Nam, Viện Trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho rằng, hội phụ huynh cần phối hợp với nhà trường trong việc kiểm tra chất lượng bữa ăn cho con em mình. Phụ huynh có thể cắt cử mỗi ngày 1 - 2 người phối hợp với nhà trường, buổi sáng sớm đến để kiểm tra nguồn đầu vào thực phẩm, số lượng có đủ hay không, chất lượng thực phẩm như thế nào.

Bài 2: Cùng phụ huynh "soi" bữa ăn bán trú

Việc kiểm định về an toàn thực phẩm không dễ vì mắt thường không thể nhìn thấy vi khuẩn được. Tuy nhiên, chí ít có thể quan sát xem thực phẩm ngày hôm đó có tươi ngon không. Trong khi chế biến, phụ huynh kiểm tra đột xuất, cử người đến ăn cùng các con. Các hành động trách nhiệm như vậy sẽ bảo vệ con em mình.

Về quy trình giám sát bữa ăn bán trú tại các trường học, theo TS.BS Trương Hồng Sơn, các quy trình phải được thực hiện rất chặt chẽ, nghiêm túc. Nhà trường có thể tự nấu các bữa ăn bán trú, thuê đơn vị bên ngoài hoặc có thể kết hợp đơn vị bên ngoài nấu ăn tại trường.

Tuy nhiên, với hình thức nào cũng phải duy trì quy trình bếp ăn một chiều: Thức ăn sống - thức ăn sống sạch - thức ăn chín - các suất ăn. Trong quy trình đó tất cả các khâu đều phải đảm bảo vệ sinh. Nếu một quy trình nào gặp vấn đề thì chất lượng thực phẩm sẽ có vấn đề. Để đảm bảo quy trình VSATTP cần kiểm soát chặt từ nguồn nguyên liệu cho đến khâu chế biến, bảo quản, đóng gói, phân phối.

Còn PGS.TS Bùi Thị An, đại biểu Quốc hội khóa XII cũng cho rằng, để đảm bảo hơn nữa an toàn trong bữa ăn học đường, giá cả phù hợp, nhà trường nên mời phụ huynh cùng tham gia vào quá trình lựa chọn đơn vị cung cấp bữa ăn học đường. "Thậm chí 3 - 6 tháng, nhà trường nên có đánh giá về thực đơn bữa ăn học đường của học sinh cả về chất lượng bữa ăn như dinh dưỡng, mức độ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đến giá cả…

Đặc biệt, nhà trường cũng cần lắng nghe ý kiến của phụ huynh, thường xuyên tổ chức cho phụ huynh đến tham quan, kiểm tra trực tiếp bếp ăn của đơn vị cung cấp bữa ăn bán trú cho học sinh. Điều này không chỉ giúp phụ huynh yên tâm về dinh dưỡng của con khi đến trường mà còn giúp nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú trong nhà trường".

(Còn nữa)

Bài 1: Bữa trưa dinh dưỡng từ bếp ăn một chiều Bài 3: Camera giám sát bếp ăn và sự vào cuộc của cơ quan chức năng

Bài viết: Ngọc Minh

Trình bày: Thanh Huyền

Bài 2: Cùng phụ huynh "soi" bữa ăn bán trú

« Xem bài 1

Xem bài 3 »

Phạm Mạnh