eMag azine
26/06/2023 10:15
Bài 2: Dù ở đâu, Paris, London hay những miền xa…

26/06/2023 10:15

TTTĐ - Trong hành trình giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam ra thế giới không thể nào thiếu hình ảnh chiếc áo dài.

ở đâu

Bài 2: Dù ở đâu, Paris, London hay những miền xa…
Trong hành trình giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam ngày nay ra thế giới không thể nào thiếu hình ảnh chiếc áo dài. Đã có rất nhiều dự án, các hoạt động nổi bật ngay tại đất nước mình cũng như tại các nước trên thế giới…

Đại sứ văn hóa

Bản thân những chiếc áo dài cũng chính là một “đại sứ” để chúng ta giới thiệu như một hoạt động ngoại giao về văn hóa. Vừa qua, nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Italia, Đại sứ quán Việt Nam tại Italia cùng nhà thiết kế (NTK) Minh Hạnh đã đồng tổ chức sự kiện "Hành trình kết nối di sản".

Show diễn được tổ chức tại trung tâm thương mại đầu tiên trên thế giới Mercati di Traiano. 30 người mẫu Việt Nam và Italia đã tạo ra một buổi trình diễn đầy màu sắc. Trong đó, gần 100 bộ áo dài được cắt may hiện đại, phóng khoáng là món quà mà NTK Minh Hạnh gửi tặng cho sự kiện đặc biệt này.

Bài 2: Dù ở đâu, Paris, London hay những miền xa…

Hãng thông tấn ANSA (Ý) nhận định: "Áo dài - trang phục truyền thống của Việt Nam - được thể hiện với đủ các biến thể đa dạng và lạ mắt trên bối cảnh thành Rome cổ xưa, được ban tổ chức sự kiện ví như “một dấu son, một di sản sống giữa hai nền văn hóa”. Những sáng tạo độc đáo của nhà thiết kế Minh Hạnh - nhân vật chính của sự kiện - chinh phục hoàn toàn khán giả".

Trước đó, NTK Hoàng Hải cũng tổ chức show thời trang “Giao hòa - Armonia” tại một khách sạn phong cách cổ điển ở thành phố Venice. Trong chương trình, Hoàng Hải đã giới thiệu 3 bộ sưu tập gồm: Áo dài, dạ hội, váy cưới với những thiết kế kì công, mang điểm nhấn đặc biệt.

Chia sẻ cảm xúc sau show diễn, Thu Hoài cho biết: “Tôi đã có những khoảnh khắc đáng nhớ tại Venice cùng show “Giao hoà - Armonia”. Tôi biết ơn tà áo dài tuyệt đẹp của Việt Nam, vì đã cho tôi sự tự hào và niềm kiêu hãnh không thể nói hết bằng lời.

Đó là cảm giác của một phụ nữ Việt Nam mặc trên người bộ trang phục truyền thống và kiêu hãnh khoe sự tinh tế của văn hoá đất nước mình trước sự chứng kiến của những chính khách, bè bạn nước ngoài. Trên một đất nước luôn được coi là cái nôi của thời trang, tôi chưa bao giờ mất đi sự tự tin của chính mình. Vì tôi biết, áo dài của người Việt Nam đủ đẹp đẽ, để mọi phụ nữ Việt đều có có thể kiêu hãnh mặc nó và đi tới bất cứ đâu”.

Bài 2: Dù ở đâu, Paris, London hay những miền xa…

Là một NTK trẻ, Vũ Thảo Giang sớm thành công trong việc thiết kế những mẫu áo dài với sứ mệnh truyền tải văn hóa Việt đi khắp năm châu. Cô từng được thực hiện các bộ áo dài nhằm mục tiêu ngoại giao văn hoá với các nước: Nga, Ấn Độ, Brunei, Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan… Những thiết kế này thể hiện văn hoá - di sản cùng các hoa văn họa tiết truyền thống của nước bạn trên tà áo dài truyền thống của Việt Nam.

Thảo Giang cũng đã từng mang khá nhiều các BST ra nước ngoài trình diễn trong vai trò ngoại giao văn hoá như: BST “Dáng ngọc Phương đông” tới với Hàn Quốc, BST “ Hoàng thành Thăng Long - Dấu ấn Vàng son” tới với Brunei… NTK trẻ người Tày xúc động tâm sự: “Mỗi chuyến đi là một cảm xúc khác nhau nhưng khoảnh khắc tôi không bao giờ quên được, đó là năm 2019 chiếc áo dài thổ cẩm dân tộc Tày nằm trong BST “Phố làng” tung bay trên sân khấu trụ sở chính của UNESCO tại Paris (Pháp). Xúc động, nghẹn ngào xen lẫn tự hào, vui mừng khôn tả. Đó là khoảnh khắc mà Thảo Giang biết rằng áo dài trở thành sự nghiệp và đam mê mà mình sẽ theo đuổi cả đời”.

Cảm nhận của Thảo Giang khi mang áo dài ra nước ngoài là bạn bè quốc tế rất thích những tà áo dài của Việt Nam. Họ chia sẻ với cô rằng họ không chỉ cảm nhận được nét đẹp văn hoá truyền thống Việt Nam mà còn thông qua áo dài trở thành cầu nối giao lưu văn hoá giữa các quốc gia.

NTK Vũ thảo Giang và người thầy của mình là NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam vinh dự thiết kế BST áo dài tại chương trình “Giao lưu Asean” do UBND TP Hà Nội, Sở Văn hóa Hà Nội tổ chức. Tại sự kiện này, những cán bộ, tùy viên hiện đang công tác tại Đại sứ quán các nước đã trình diễn bộ sưu tập gồm 15 chiếc áo dài mang chủ đề “Kết nối ASEAN" được Ban tổ chức, Đại sứ quán 11 quốc gia và 2 NTK cùng lên ý tưởng, thảo luận và lựa chọn những hình ảnh, hoa văn, phong cách thiết kế phù hợp với văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc.

Từ những tà áo dài, các nhà thiết kế đã nỗ lực chuyển tải những đặc điểm nổi bật của các quốc gia có đại diện tham gia trình diễn, đồng thời thể hiện được sự giao thoa văn hóa gần gũi giữa Việt Nam và các nước.

Còn rất nhiều sự kiện được tổ chức tại Việt Nam và nước ngoài mà mỗi chương trình đều thu được hiệu quả rõ nét khi góp phần để bạn bè quốc tế biết đến và cảm nhận được vẻ đẹp của tà áo dài Việt Nam.

Bài 2: Dù ở đâu, Paris, London hay những miền xa…

Những hình dung đa dạng, phong phú

Cùng với các hoạt động quảng bá thì việc áo dài Việt xuất hiện tại những cuộc thi nhan sắc mang tầm quốc tế cũng là một cách để chúng ta tiếp thị nhiều hơn trang phục truyền thống của dân tộc mình. Tà áo dài Việt Nam tung bay tại các đấu trường Miss World, Miss Universe, Miss Supranational, Miss Grand International hay nhiều cuộc thi Hoa hậu nổi tiếng khác đều mang đến cơ hội cho quốc tế biết đến Việt Nam nhiều hơn.

Đặc biệt, với chiến thắng của Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên tại Miss Grand International 2021, tên tuổi Việt Nam không những thăng hạng trên “bản đồ nhan sắc” thế giới mà còn để lại ấn tượng sâu đậm với bạn bè thế giới về hình một Việt Nam hiện đại đầy bản lĩnh và quyết tâm.

Bài 2: Dù ở đâu, Paris, London hay những miền xa…

Góp phần làm nên chiến thắng của Thùy Tiên không thể không kể đến bộ quốc phục áo dài độc đáo mà NTK Tín Thái sáng tạo bằng cả trái tim để cô tỏa sáng. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn còn đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu, bộ trang phục “Thiên thần áo xanh” nói đúng tinh thần của thời đại cũng như của Việt Nam. Đó là một ý chí chống dịch mạnh mẽ, kiên cường như những chiến binh.

Thông qua bộ trang phục, Thùy Tiên cũng như NTK mong muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc gửi đến lực lượng tuyến đầu chống dịch cũng như ngành y thế giới trong công cuộc đẩy lùi dịch bệnh trong những năm vừa qua.

Bộ trang phục bao gồm phần áo dài truyền thống, boot cao gần 20cm, găng tay boxing, mấn và phần cánh kèm biểu tượng của ngành y ở phía sau. Thoáng nhìn có thể thấy, phần áo dài được thiết kế khá truyền thống. Đó là hình ảnh nhận diện cũng như tiếp nối văn hóa của Việt Nam. Đồng thời, bộ trang phục cũng thể hiện rõ sự thay đổi linh hoạt, phù hợp điều kiện, hoàn cảnh “chống dịch như chống giặc” của người Việt lúc bấy giờ.

Bài 2: Dù ở đâu, Paris, London hay những miền xa…

Chiếc áo dài đã đồng hành cùng phụ nữ Việt qua chiến tranh, làm nên chiến thắng vang dội ở mặt trận ngoại giao, tiếp tục gặt hái nhiều thành quả trong ngoại giao văn hóa ở những năm tháng hòa bình, truyền đi hình ảnh phụ nữ Việt xinh đẹp và trí tuệ thì nay, phụ nữ Việt cũng như toàn thể người dân lại nhanh chóng hóa thân thành “chiến binh” chiến đấu bảo vệ mình và những người xung quanh. Trong trang phục có cả sự mềm mại, tôn vinh hình thể người phụ nữ Việt Nam nhưng cũng toát lên khí thế hào hùng, quyết tâm ngùn ngụt của người Việt trong “cuộc chiến” với virus hủy diệt.

Đây vẫn là một bộ trang phục biểu diễn, bởi vậy, điểm đặc biệt của áo dài nằm ở chất liệu da bóng và các họa tiết ánh bạc chạy dọc thân áo khiến áo bắt sáng trên sân khấu tốt hơn. Nổi bật trái tim đỏ rực và sao vàng được gắn trên ngực đầy tự hào. Thêm vào đó, hình tượng mạnh mẽ của Thùy Tiên cũng được thể hiện rõ hơn qua các cách tân đặc biệt này. Cùng với chiến thắng thuyết phục, Thùy Tiên góp phần đưa hình ảnh áo dài Việt Nam, đất nước Việt Nam lan xa hơn.

Bài 2: Dù ở đâu, Paris, London hay những miền xa… Bài 2: Dù ở đâu, Paris, London hay những miền xa… Bài 2: Dù ở đâu, Paris, London hay những miền xa… Bài 2: Dù ở đâu, Paris, London hay những miền xa…

Trong khi đó, nhà ngoại giao Phạm Sanh Châu là người tiên phong đưa áo dài nam ra với thế giới. Ông từng kể rằng: "Năm 2018, tôi lên đường làm Đại sứ tại Ấn Độ, Nepal và Bhutan, mang theo một vali đủ loại áo dài. Hôm trình quốc thư lên nhà vua Bhutan, vua mặc trang phục Bhutan thì tôi là đại sứ duy nhất trong 6 đại sứ trình quốc thư cùng đợt đó là mặc áo dài dân tộc.

Tôi nổi bật trong số các vị đại sứ và cũng được đức vua khen ngợi, vì Bhutan rất coi trọng bản sắc dân tộc, quy định bắt buộc tất cả nam nữ, già trẻ phải thường xuyên mặc trang phục dân tộc. Trong hoàn cảnh đó, khi tôi mặc áo dài nam truyền thống, họ tỏ rõ sự thân thiện vì thấy hai nước đều coi trọng bản sắc văn hóa".

Bài 2: Dù ở đâu, Paris, London hay những miền xa… Bài 2: Dù ở đâu, Paris, London hay những miền xa… Bài 2: Dù ở đâu, Paris, London hay những miền xa…

Tại Đại sứ quán Việt Nam ở Ấn Độ, ai cũng có một bộ áo dài truyền thống và quy định rất rõ là một năm mặc vào 3 dịp: Tết cổ truyền, chiêu đãi Quốc khánh, dịp Vu lan. Nhiều người chia sẻ rằng chưa bao giờ thấy ở Đại sứ quán Việt Nam nào lại có một hình ảnh ấn tượng đến như vậy. Đồng phục trong chiếc áo dài sẽ tạo ra một sức mạnh lớn về văn hóa và bản sắc.

Hiệu quả của việc coi trọng bản sắc dân tộc của mình được nhìn thấy ngay trong các hoạt động ngoại giao. Đại sứ Phạm Sanh Châu cho biết: “Qua thực tế mặc áo dài trong các nghi lễ ngoại giao vừa qua, tôi nhận thấy đã tạo ra hiệu ứng rất tốt, các bạn quốc tế đánh giá rất cao, không thấy người nào chê bai hay góp ý mà họ đều cảm phục thêm về dân tộc chúng ta. Không phải tôi chỉ mặc ở Ấn Độ mà tôi từng mặc ở Bỉ, Pháp… trong các hội nghị, ở đâu cũng đều được báo chí chú ý, họ bắt vào hình ảnh của mình ngay”.

(Còn nữa)

Bài viết: Cẩm Tú

Trình bày: Ngọc Minh

Bài 1: “Nhịp cầu” lan tỏa thông điệp hữu nghị, hòa bình Bài 1: “Nhịp cầu” lan tỏa thông điệp hữu nghị, hòa bình

Cẩm Tú