eMag azine
17/05/2024 10:00
Bài 2: Giữ vững bản lĩnh để thắp sáng niềm tin

17/05/2024 10:00

TTTĐ - Bằng nhiều hình thức khác nhau, từ sáng tác, tuyên truyền, vận động, thực hiện các công tác xã hội… các thế hệ nhà văn Việt Nam đang tích cực củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng trong đời sống đương đại.

thách thức

Bài 2: Giữ vững bản lĩnh để thắp sáng niềm tin

TTTĐ - Bằng nhiều hình thức khác nhau, từ sáng tác, tuyên truyền, vận động, thực hiện các công tác xã hội… các thế hệ nhà văn Việt Nam đang tích cực củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng trong đời sống đương đại.

Bài 2: Giữ vững bản lĩnh để thắp sáng niềm tin

Viết về Bác là luôn là một đề tài khó nhưng được các cây bút nhiều thế hệ tập trung khai thác. Bộ tiểu thuyết 5 tập “Nước non vạn dặm” được nhà văn Nguyễn Thế Kỷ dồn nhiều tâm huyết và tình cảm với sự tập trung cao độ bằng ngòi bút vào độ “chín” nhất. Tiểu thuyết khắc họa hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở 5 giai đoạn quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người.

Tác giả đều đặn gửi đến bạn đọc từng tập vào dịp gắn với sinh nhật và ngày Bác trở về với thế giới người hiền hàng năm. Hiện tại, sách đã xuất bản đến tập 3. Tập sẽ ra mắt trước ngày 2/9/2024 và tập 5 ra mắt trước ngày 19/5/2025.

Khi trọn bộ được ra mắt, đây là bộ tiểu thuyết đầu tiên của văn học đương đại Việt Nam phản ánh đầy đủ, sâu sắc và sinh động về thân thế, sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là hình tượng Hồ Chí Minh, con người Hồ Chí Minh, con đường cách mạng Hồ Chí Minh, thời đại Hồ Chí Minh.

Cung cấp cho độc giả tất cả những yếu tố này bằng ngôn ngữ mềm mại và đầy hình tượng của văn học, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ mong rằng người đọc sẽ hiểu rõ về Bác hơn để học tập Bác một cách linh hoạt, sâu sắc, kế thừa những mong muốn, nguyện vọng của Người về non sông này.

Bài 2: Giữ vững bản lĩnh để thắp sáng niềm tin

Bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm” của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương

Thủ đô Hà Nội - trái tim thiêng liêng của cả nước, nơi Bác Hồ viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, nơi Nhà nước chúng ta hình thành và đồng hành với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nơi Người sống và làm việc trong 24 năm, nơi gắn với những quyết định quan trọng của đất nước. Do đó, nơi đây gắn với Hồ Chủ tịch trong thời gian vô cùng quan trọng của sự nghiệp cách mạng của Người cũng như giai đoạn lịch sử hào hùng của đất nước.

Với mảnh đất này, khoảng thời gian này, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã dành những trang viết thực sự chân thực, xúc động để giúp độc giả tìm hiểu rõ hơn hành trình của Bác từ chiến khu về với Thủ đô.

Tập 3 “Từ Việt Bắc về Hà Nội” (ra mắt đầu tháng 5/2024), khắc họa hình tượng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh từ đầu năm 1941 đến ngày Cách mạng tháng Tám thành công. Chiều 2/9/1945, tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong khoảng thời gian 5 năm đó, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã nhen nhóm và thổi bùng ngọn lửa cách mạng ở địa đầu Tổ quốc “Non xa xa, nước xa xa/ Nào phải thênh thang mới gọi là/ Đây suối Lê Nin, kia núi Mác/ Hai tay xây dựng một sơn hà”.

Cũng giống như ở hai tập đầu của bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ vẫn nhất quán với lối tự sự biên niên sử, chủ động tạo cho mạch truyện trôi theo trật tự thời gian tuyến tính. Người kể chuyện nêu lại những biến cố, những sự kiện quan trọng đã thực sự xảy ra; những con người có thật hay hư cấu xoay quanh nhân vật trung tâm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, nhưng tác giả luôn tỉnh táo để không sa vào “bẫy lịch sử”; luôn đứng vững trên địa hạt sáng tạo của văn chương để soi rọi, phản ánh chiều sâu bên trong của nhân vật, nhất là tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, suy nghĩ, tài năng, phẩm cách của nhân vật trung tâm.

Ở Hồ Chí Minh luôn chan chứa lòng yêu nước, thương dân vô bờ; tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc chân thành, sâu sắc; nguyên tắc cao nhất của Người là độc lập, tự do cho dân tộc; hạnh phúc, dân chủ, no ấm cho Nhân dân; phương pháp và tư duy cách mạng của người là “dĩ bất biến ứng vạn biến”, tuyệt đối không giáo điều, không máy móc; đạo đức của Người là “dĩ công vi thượng”, “chí công vô tư”, xả thân vì Tổ quốc, vì Nhân dân.

Những tư tưởng, phẩm chất, đạo đức, phong cách đó được thể hiện bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, nhiều khi lặng lẽ, khiêm nhường; được Người thể hiện quan các bài thơ của “Ngục trung nhật ký”. Những năm tháng gian khổ ấy, Hồ Chí Minh đã lăn lộn cùng đồng chí, đồng bào để gây dựng lực lượng, tuyên truyền chính trị, huấn luyện cán bộ, tổ chức các đội du kích nhỏ, xây dựng các cơ sở cách mạng ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên; không khí sục sôi tổng khởi nghĩa trong cả nước, nhất là ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn.

Cùng nhân vật chính, hình tượng cao đẹp Hồ Chí Minh và nhiều cán bộ, người dân trong các bối cảnh lịch sử cụ thể, thiên nhiên, cảnh sắc trong “Từ Việt Bắc về Hà Nội” được nhà văn Nguyễn Thế Kỷ khắc họa tinh tế, sinh động, cô đọng, giàu chất thơ. Lời ăn tiếng nói của nhân vật trung tâm Hồ Chí Minh và các đồng chí, đồng bào của Người; phong tục, tập quán; lời kể của tác giả và lời thoại của nhân vật cũng được thể hiện thành công.

Bài 2: Giữ vững bản lĩnh để thắp sáng niềm tin

Vở cải lương "Nợ nước non" của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ

Ở phần cuối tập 3, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ khắc họa thật xúc động, hào hùng không khí đất nước ta trước ngày Tổng khởi nghĩa.

“Sáng sớm ngày 22 tháng 8, Hồ Chí Minh rời Tân Trào xuôi về Hà Nội.

Đây là lần đầu tiên trong cuộc đời ông được đặt chân đến Thủ đô của đất nước mình. Sau 30 năm lênh đênh bốn biển, đã đi qua nhiều nước, nhiều châu lục, ông mới về tới mảnh đất thân thương nơi địa đầu Tổ quốc và 5 năm tiếp theo, bằng đường rừng là chủ yếu, ông đã đi từ Cao Bằng, qua Bắc Cạn, qua Tuyên Quang, Thái Nguyên rồi vượt sông Hồng về Hà Nội.

Mấy hôm rồi, sức khỏe của ông vẫn chưa tốt, trận ốm kéo dài đúng vào lúc nhiều việc lớn, đầy khó khăn ập đến...”

“Về gần tới Hà Nội, nạn lụt đang hoành hành dữ dội. Nhiều ruộng đồng chìm nghỉm trong mênh mông nước. Nhìn nước nhấn chìm cả những ngôi nhà, bờ cây, ruộng nương, lòng ông quằn quặn một nỗi đau xót không tả xiết. Độc lập đã gần kề rồi, nhưng trong lòng ông chưa bao giờ quên câu nói của Lênin - người thầy vĩ đại của ông: "Giành được chính quyền đã khó, giữ được chính quyền còn khó hơn". Giành, giữ chính quyền, giải quyết nạn đói, nạn thất học, cải thiện lối sống lạc hậu tối tăm, và nữa, các thế lực ngoại bang đang rắp ranh tiếm quyền, xâm lược...”..(tập 3, tr 181, Từ VB về HN).

Niềm rưng rưng xúc động của người viết như truyền qua con chữ, lan đến người đọc: “Sông Hồng đang mùa lũ, nước đỏ đục ngầu. Mặt sông rộng mênh mông bát ngát. Hai bên bờ bãi rợp cỏ lau nhiều chỗ cũng chìm nghỉm trong nước chỉ còn phất phơ. Người lái đò lặng lẽ chèo ngược dòng một đoạn rồi lựa tay chèo để thuyền chênh chếch sang ngang. Mọi người cũng đều im lặng.

Hồ Chí Minh nhìn mặt nước mênh mông ngầu đỏ chợt nhận ra rằng, trong chính dòng chảy của con sông Cái này có một phần của sông Lô từ Việt Bắc hòa vào. Vậy là, ông đang theo dòng nước từ Việt Bắc về Hà Nội. Hơn thế, phải chăng đây là một dòng chảy lớn của hàng triệu trái tim, tâm hồn đang hoà vào nhau, cùng hướng về Thủ đô yêu dấu.

Tự dưng mắt ông nhòa lệ.

Bao nhiêu nỗi nhớ thương bỗng ùa về. Nhớ quá và thương quá, quặn thắt cả ruột gan. Những ngày tháng này, thời khắc này, đâu phải chỉ mình ông mong đợi mà hàng triệu người dân Việt Nam khốn khổ dưới ách thực dân phát xít đã mong đợi đến mòn mỏi suốt nhiều thập kỷ”.

Tình cảm ấy, lòng yêu nước vô bờ ấy của Người là ngọn đuốc sáng soi cho đời đời con dân đất Việt nguyện đi theo Người để cống hiến cho non sông, Tổ quốc mình.

Cùng với các tác phẩm nổi tiếng như: "Chuyện tình Khau Vai", "Mai Hắc Đế", "Hừng Đông", "Thầy Ba Đợi", "Hoa lửa Truông Bồn", "Huyền thoại Gò Rồng Ấp", "Ngàn năm mây trắng", "Trở lại triền sông", "Nhớ thương ở lại", "Lý luận văn hóa, văn nghệ Việt Nam - Nền tảng và phát triển”, "Nợ nước non" khẳng định sức sáng tác dồi dào và say mê của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ ở nhiều lĩnh vực văn học, ca kịch, dân ca Nghệ Tĩnh, cải lương, lý luận phê bình.

Đặc biệt, những tác phẩm của ông cũng góp phần giữ gìn và phát triển văn hóa của dân tộc, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.

Bài 2: Giữ vững bản lĩnh để thắp sáng niềm tin

Trung tá, nhà văn Phạm Vân Anh thì quan niệm rằng: “Trải qua nhiều thăng trầm của đất nước, có thể nói lớp lớp các thế hệ văn nghệ sĩ vẫn luôn dấn thấn, đồng hành cùng dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước, phát huy tinh thần sáng tạo trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, dân chủ, văn minh”.

Lịch sử cách mạng Việt Nam đã cho thấy các văn nghệ sĩ đều có đóng góp đáng ghi nhận vào sự nghiệp chung; mối quan hệ giữa văn nghệ sĩ với Đảng, Nhà nước và Nhân dân ngày càng thêm bền chặt, phù hợp nhịp sống và xã hội hiện đại. Do đó, tôi thiết nghĩ trong quá khứ, hiện tại và tương lai, vai trò của văn nghệ sĩ đối với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng luôn cần được chú trọng và đề cao.

Trong giai đoạn đổi mới, trên mọi lĩnh vực văn học nghệ thuật, trào dâng một khí thế mới và đối mặt với thực tại mới, cuộc sống mới, là sự hòa trộn những tiếng nói hùng tráng thời trận mạc và giọng điệu đa thanh thời dựng xây, kiến tạo, đổi mới. Chính tinh thần “cởi trói”, không khí dân chủ và định hướng văn nghệ đúng đắn của Đảng đã góp phần quyết định mở đường cho sự ra đời những nhà văn tên tuổi lớn, tác phẩm lớn... từng bước đưa văn học nghệ thuật Việt Nam giao lưu, kết nối, hội nhập cùng bè bạn bốn phương.

Bài 2: Giữ vững bản lĩnh để thắp sáng niềm tin

Đối với Trung tá, nhà văn Phạm Vân Anh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng với tư cách văn nghệ sĩ - chiến sĩ là thông qua các hoạt động nghiệp vụ biên phòng với tư cách là một quân nhân, hoặc rộng hơn chút nữa là hoạt động sáng tác văn học nghệ thuật, chị đang góp thêm một viên than nhỏ để giữ lửa niềm tin vào Đảng, vào công cuộc đổi mới của đất nước cho đồng đội, đồng bào nơi biên giới và một bộ phận độc giả, khán giả có duyên tiếp cận, thưởng thức các tác phẩm của chị.

Những thành tựu, đóng góp quan trọng của các thế hệ văn nghệ sĩ trong suốt 79 năm qua đã được khẳng định và lưu dấu trong lòng nhân dân cả nước. Đồng thời cũng đặt ra nhiều gợi mở, thách thức cho văn học, nghệ thuật trước những vấn đề quan trọng, cấp thiết của đất nước như là: xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo; quảng bá, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam…

Trong đó, vấn đề đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch mà chúng ta đang nhắc đến cũng đang được đặt ra một cách nghiêm túc với đội ngũ “chiến sĩ trên mặt trận văn hóa”, những người có nhiều ảnh hưởng đến cộng đồng xã hội.

Đối với chị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng với tư cách văn nghệ sĩ - chiến sĩ là thông qua các hoạt động nghiệp vụ biên phòng với tư cách là một quân nhân, hoặc rộng hơn chút nữa là hoạt động sáng tác văn học nghệ thuật, chị đang góp thêm một viên than nhỏ để giữ lửa niềm tin vào Đảng, vào công cuộc đổi mới của đất nước cho đồng đội, đồng bào nơi biên giới và một bộ phận độc giả, khán giả có duyên tiếp cận, thưởng thức các tác phẩm của chị.

Là một cán bộ tuyên huấn, nhiệm vụ của Phạm Vân Anh là tham gia công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong lực lượng, lan tỏa phẩm chất tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ nên chị luôn cố gắng hoàn thành tốt. Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề, các đợt giao lưu với cán bộ, chiến sĩ, với Nhân dân hoặc với các em học sinh, sinh viên… chị đều cố gắng truyền tải thông điệp về quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và quân đội; thông điệp về sự cống hiến, vẻ đẹp của những người cộng sản, người quân nhân trong các thời kỳ cách mạng cũng như hiện nay.

Chị đã có 14 tác phẩm văn học được ấn hành và được trao nhiều giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam cùng nhiều tác phẩm báo chí được trao giải thưởng Báo chí quốc gia, Giải báo chí "Vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc", Giải thưởng của Liên hoan truyền hình toàn quốc, Giải thưởng báo chí Khu vực châu Á Thái Bình Dương về "Trao quyền cho phụ nữ", Giải thưởng Lớn của Hiệp hội Nhà báo Hàn Quốc...

Các tác phẩm trường ca "Sa mộc"; tiểu thuyết "Biên khu Việt Quế" Bút ký "Theo dấu phù sa" của chị được độc giả đón nhận nhiệt tình.

“Đặc thù công việc là một nữ quân nhân, hoạt động trên nhiều lĩnh vực như báo chí, văn học, âm nhạc, điện ảnh, văn hóa văn nghệ dân gian và có thời gian làm chỉ huy, quản lý một đơn vị bộ đội... chính yêu cầu thực tiễn công tác, chiến đấu cũng như ý thức trách nhiệm của bản thân đối với việc tôn vinh cái đẹp, biểu dương những con người hiện thân cho vẻ đẹp lý tưởng của người Việt, những giá trị mang tính biểu tượng của quốc gia, dân tộc… là động lực để tôi phấn đấu bền bỉ”, nhà văn Phạm Vân Anh cho biết.

Đơn cử như đối với những thành tích, giải thưởng mà chị đã đạt được, có lẽ đều được khởi phát từ những sự cống hiến, hi sinh của đồng đội, đồng bào trên nhiều lĩnh vực khác nhau, ở nhiều vùng miền khác nhau mà chị có cơ hội tiếp xúc và chuyển hoá những giá trị đạo đức tốt đẹp đó, những phẩm chất cao quý đó thành các tác phẩm văn học nghệ thuật.

Bài 2: Giữ vững bản lĩnh để thắp sáng niềm tin

Trong quá trình công tác khắp nẻo biên cương của tổ quốc, Trung tá, nhà văn Phạm Vân Anh có cơ hội cảm nhận thấu đáo và sâu sắc đối với nhiều vấn đề, gặp được những phận đời éo le, bất hạnh, từ đó thôi thúc bản thân chia sẻ nhiều hơn, yêu thương nhiều hơn

“Nói một cách đơn giản là, tôi luôn giữ vững niềm tin trong chính mình, luôn tu dưỡng và bồi đắp những cảm xúc tích cực cho thân tâm mình. Có như vậy, mới đủ tri thức, sự nhiệt thành, khả năng thuyết phục người khác tin vào điều mình tin, cùng chung tay bảo vệ điều mà mình đang nỗ lực bảo vệ.

Trong quá trình công tác khắp nẻo biên cương của Tổ quốc, tôi có cơ hội cảm nhận thấu đáo và sâu sắc đối với nhiều vấn đề, gặp được những phận đời éo le, bất hạnh, từ đó thôi thúc tôi chia sẻ nhiều hơn, yêu thương nhiều hơn.

Từ các hoạt động tặng quà cho đồng bào nghèo vào mỗi dịp Tết đến, xuân về hay chung tay cùng bà con vượt qua thiên tai, bão lũ, những năm gần đây, tôi bắt đầu hướng tới những hoạt động có chiều sâu hơn như vận động tổ chức các chương trình “Trung thu biên cương”, xây dựng các “Vườn cây khăn quàng đỏ”, “Đàn ngan khăn quàng đỏ” và nhận đỡ đầu 5 em học sinh mồ côi theo chương trình “Nâng bước em tới trường” của Bộ đội Biên phòng... Tôi muốn chăm lo nhiều hơn cho thế hệ trẻ ở biên giới để các em có thêm cơ hội vượt lên chính mình, thực sự trở thành những chủ nhân tương lai của vùng đất phên dậu.

Tôi chỉ mong việc làm nhỏ này của mình sẽ tiếp sức cho đồng đội tôi trên biên giới thêm vững tin vào hậu phương, thêm vững tin rằng những nỗ lực của mình vì bình yên và sự no ấm, hạnh phúc nơi biên cương Tổ quốc luôn có người đồng hành.

Tôi cũng mong muốn được cộng cảm với hàng triệu người trên cả nước có tấm lòng nhân ái, yêu thương và trách nhiệm xã hội để làm rạng rỡ hơn vẻ đẹp của con người Việt Nam qua tinh thần “tương thân tương ái”, qua đó góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, không để các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, vấn đề an sinh xã hội... tuyên truyền chống phá cách mạng Việt Nam”, nhà văn Phạm Vân Anh bày tỏ.

(Còn nữa)

Bài viết: Cẩm Tú

Trình bày: Thành Trung

Cẩm Tú - Thành Trung