eMag azine
07/10/2023 07:00
Bài 2: Hà Nội vào cuộc quyết liệt

07/10/2023 07:00

TTTĐ - Tháng 7/2023, Thường trực Ban Chỉ đạo Thành uỷ về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tổ chức cuộc họp để nghe báo cáo và cho ý kiến về tiến độ, kết quả giải quyết các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế, tiêu cực.

Hà Nội

Bài 2: Hà Nội vào cuộc quyết liệt

Tháng 7/2023, Thường trực Ban Chỉ đạo Thành uỷ về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tổ chức cuộc họp để nghe báo cáo và cho ý kiến về tiến độ, kết quả giải quyết các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế, tiêu cực thuộc diện Ban Chỉ đạo Thành ủy theo dõi, chỉ đạo; Ban Nội chính Thành ủy theo dõi, đôn đốc xử lý các vụ án, vụ việc theo kiến nghị của Đoàn kiểm tra số 1 năm 2022 - Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Hà Nội vào cuộc quyết liệt

Phát biểu kết luận cuộc họp, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đánh giá, các đồng chí Thường trực Ban Chỉ đạo đã chỉ đạo ráo riết, quyết liệt, kịp thời cho chủ trương xử lý một số vụ việc, vụ án nổi cộm, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.

Công tác điều tra, truy tố, xét xử tiếp tục được đẩy mạnh, kịp thời điều tra, xử lý nghiêm nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.

Bài 2: Hà Nội vào cuộc quyết liệt

Thường trực Ban Chỉ đạo Thành ủy đã tập trung chỉ đạo xử lý 51 vụ án, vụ việc kinh tế, tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm và tập trung chỉ đạo xử lý 21 vụ án, vụ việc Đoàn Kiểm tra số 1 - Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có kết luận chỉ đạo trong quá trình kiểm tra năm 2022, trong đó có: 14 vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Thành ủy đang tập trung theo dõi, chỉ đạo; 3 vụ án, vụ việc trước đây thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chỉ đạo Thành ủy theo dõi, chỉ đạo, nay đã được phê duyệt đưa ra khỏi diện theo dõi chỉ đạo; 1 vụ án theo kiến nghị của Đoàn công tác số 1 năm 2018 - Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng; 3 vụ án, vụ việc khác các cơ quan tiến hành tố tụng thành phố đang thụ lý giải quyết.

Các cơ quan tiến hành tố tụng thành phố đã nghiêm túc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Đoàn kiểm tra số 1 - Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chỉ đạo Thành ủy về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tập trung rà soát, đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án, vụ việc; nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng. Ủy ban Kiểm tra Thành ủy đã kiểm tra, chỉ đạo kiểm tra đối với 3 tổ chức Đảng, xử lý kỷ luật đối với 11 đảng viên có dấu hiệu vi phạm liên quan đến các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

Bài 2: Hà Nội vào cuộc quyết liệt

Đến nay, 4 vụ án đã xét xử sơ thẩm; 1 vụ án chuẩn bị xét xử sơ thẩm; 1 vụ án đình chỉ điều tra; 45 vụ đang tiếp tục điều tra, xác minh. Thường trực Ban Chỉ đạo thống nhất đề nghị Ban Chỉ đạo kết thúc chỉ đạo xử lý 5 vụ án diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo do đã xét xử sơ thẩm.

Thường trực Ban Chỉ đạo thống nhất các kiến nghị, đề xuất của Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo về chỉ đạo xử lý một số vụ án, vụ việc trong thời gian tới; đồng thời yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan chức năng thực hiện đúng yêu cầu, tiến độ của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện quyết liệt, đồng bộ hơn nữa công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới.

Thường trực Ban Chỉ đạo Thành ủy thống nhất đưa bổ sung 2 vụ án, 1 vụ việc có sai phạm trong lĩnh vực quản lý đất đai, được dư luận xã hội quan tâm vào diện theo dõi, chỉ đạo gồm: Vụ án xảy ra tại Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội, chi nhánh huyện Ứng Hòa; vụ án xảy ra tại quận Nam Từ Liêm; vụ việc lợi dụng người khuyết tật, người già, trẻ em để trục lợi, xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Bài 2: Hà Nội vào cuộc quyết liệt

Cơ quan chức năng tập trung xử lý các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; các vụ việc, vụ án do Trung ương giao Ban Thường vụ Thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo và ủy thác điều tra của Bộ Công an như: Vụ án liên quan đến Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á; Vụ án xảy ra tại các Trung tâm Đăng kiểm trên địa bàn thành phố; Vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản” xảy ra tại thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, Hà Nội; Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Công ty CP Coma 18 trong quá trình thực hiện dự án VP6 Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội; Vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Ban Duy tu, Sở Xây dựng thành phố Hà Nội; Khẩn trương đưa ra xét xử vụ án “Lừa dối khách hàng”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Dự án đầu tư xây dựng tổ hợp chung cư cao cấp và thương mại Bemes, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội...; Kết hợp đồng bộ giữa thi hành kỷ luật đảng, với kỷ luật hành chính và xử lý hình sự.

Bí thư Thành ủy Hà Nội giao Ban Nội chính Thành ủy - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo tham mưu, đề xuất Thường trực Ban Chỉ đạo có văn bản chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan chức năng thực hiện và theo dõi, đôn đốc, báo cáo với Thường trực Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ đạo về tiến độ, kết quả thực hiện.

Hà Nội vào cuộc quyết liệt

Trước đó, ngày 3/7, tại kỳ họp thứ 12, Hội đồng Nhân dân (HĐND) TP Hà Nội khoá XVI, Phó Chánh án Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội Đào Sỹ Hùng cho biết: Trong 6 tháng đầu năm 2023, TAND 2 cấp thành phố Hà Nội đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng giải quyết các loại án.

Các vụ án hình sự trọng điểm, nhạy cảm, phức tạp được dư luận xã hội quan tâm, đặc biệt là các vụ án Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo Thành ủy về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo đã được Tòa án phối hợp tốt với các cơ quan tố tụng tại Trung ương và thành phố khẩn trương nghiên cứu hồ sơ để đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh đáp ứng yêu cầu chính trị, được dư luận đồng tình ủng hộ.

Bài 2: Hà Nội vào cuộc quyết liệt

Các vụ án hình sự xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật không để xảy ra trường hợp kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm. Bản án của Tòa án được lập luận chặt chẽ, sắc bén, hình phạt áp dụng nghiêm khắc đối với đối tượng chủ mưu, cầm đầu, khoan hồng đối với những đồng phạm giúp sức có vai trò thứ yếu thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, chú trọng đến việc thu hồi tài sản tham nhũng. Bản án thể hiện tính nhân văn sâu sắc, đảm bảo sự công bằng của pháp luật, có tác dụng cải tạo, giáo dục, răn đe và phòng ngừa chung.

Tòa án Nhân dân TP Hà Nội

Trong những tháng cuối năm, TAND TP Hà Nội đẩy nhanh tiến độ giải quyết các loại vụ án, nhất là các vụ án tồn đọng; Phấn đấu kết thúc năm công tác 2023 sẽ giảm đáng kể án tồn đọng kéo dài mà không được giải quyết do lỗi chủ quan của thẩm phán; Phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu của Quốc hội giao cho về tỷ lệ và chất lượng giải quyết các loại vụ việc.

Trong công tác xét xử các vụ án hình sự, cơ quan chức năng bảo đảm xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật, không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm cũng như việc vi phạm thời hạn tạm giam trong quá trình chuẩn bị xét xử.

Các đơn vị đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp và các vụ án dư luận xã hội quan tâm, nhất là các vụ án do Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi chỉ đạo, áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc làm thất thoát số lượng lớn tài sản, chú trọng công tác thu hồi tài sản cho Nhà nước.

Trong công tác giải quyết án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động: Khắc phục có hiệu quả việc chậm xử lý đơn khởi kiện; Án quá thời hạn xét xử, án tạm đình chỉ không có căn cứ pháp luật; đẩy mạnh hòa giải, đối thoại; Thực hiện nguyên tắc tranh tụng, đảm bảo các phán quyết của Tòa án phải đúng pháp luật, đảm bảo công lý, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân; Tăng cường tuyên truyền, phổ biến Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án đến các cá nhân và tổ chức, từ đó đẩy mạnh hoạt động hòa giải, đối thoại trước khi Tòa án thụ lý hồ sơ vụ việc; Nâng tỷ lệ giải quyết, xét xử các vụ án hành chính, hạn chế thấp nhất việc để án quá hạn không đúng quy định của pháp luật…

Hà Nội vào cuộc quyết liệt

Tại Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ Chương trình số 10-CTr/TU về “Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm chống lãng phí giai đoạn 2021-2025”, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, Thành ủy Hà Nội luôn xác định công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và lãng phí, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa lâu dài, đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng.

Sau 2 năm thực hiện Chương trình số 10 của Thành ủy và sau 1 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo Thành ủy về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, từ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên; Đến công tác xây dựng, ban hành các văn bản và tổ chức triển khai hiệu quả các biện pháp, giải pháp phòng, ngừa tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong hệ thống chính trị của thành phố.

Bài 2: Hà Nội vào cuộc quyết liệt Bài 2: Hà Nội vào cuộc quyết liệt Bài 2: Hà Nội vào cuộc quyết liệt

Tuy nhiên, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cũng nêu rõ một số hạn chế, tồn tại cần khắc phục như tính nêu gương của người đứng đầu và sự vào cuộc của một số cấp ủy, chính quyền có nơi, có lúc còn chưa sâu sát, chưa kịp thời, chưa quyết liệt; Chưa tham mưu, đề xuất và tổ chức triển khai hiệu quả các giải pháp, biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Cùng với đó, một số cơ quan, đơn vị chậm cải cách thủ tục hành chính, chậm ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc; Chậm xây dựng hoặc chậm sửa đổi quy chế, quy trình xử lý công việc. Đặc biệt, công tác tự phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong nội bộ một số cơ quan, tổ chức, đơn vị vẫn là khâu yếu, phần lớn là không tự phát hiện ra các hành vi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí…

Bí thư Thành ủy đề nghị cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là người đứng đầu các cấp của thành phố khẩn trương xây dựng kế hoạch khắc phục và quyết liệt triển khai các giải pháp, biện pháp khắc phục triệt để các tồn tại, hạn chế trên.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng

Thời gian tới, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đề nghị cả hệ thống chính trị Thành phố tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện nghiêm các chủ trương, giải pháp về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước và của thành phố, đặc biệt là các ý kiến chỉ đạo, kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Cùng với đó, Bí thư Thành ủy yêu cầu nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên; Đặc biệt là trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; gắn với thực hiện có hiệu quả công tác kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền.

"Người đứng đầu phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí tại tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương mình và phải chịu trách nhiệm về những yếu kém, sai phạm về tham nhũng, tiêu cực, lãng phí xảy ra tại đơn vị mình. Quyền lực phải được ràng buộc bằng trách nhiệm; quyền lực đến đâu, trách nhiệm đến đó; Quyền lực càng cao, trách nhiệm càng lớn", Bí thư Thành ủy nhấn mạnh.

Đồng thời, Bí thư Thành ủy yêu cầu phải tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và lãng phí; Đặc biệt là phát huy hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp trong công tác xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách để không tạo kẽ hỡ, dễ bị lợi dụng…

Các cấp ủy đảng, chính quyền và hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở cần tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy kết quả đạt được trong nửa đầu nhiệm kỳ qua; Đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu, hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ của cả 10 Chương trình công tác lớn của Thành ủy; Thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội lần thứ XVII của Đảng bộ thành phố, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Tại cuộc tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng tháng 5/2023, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Những kết quả đạt được về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian qua tiếp tục khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, được dư luận xã hội và Nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao.

Nhiều vụ án lớn, tồn đọng lâu năm cơ bản đã xử lý. Để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiệu quả, phải thực hiện thật tốt nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng; Chống cho được suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, đây là cái gốc của vấn đề.

Vừa qua, ngoài việc truy tố, xét xử, đối với một số trường hợp nhận thức ra cái sai, những cá nhân này đã thôi chức, từ chức, rút lui trong danh dự. Trung ương vẫn khuyến khích cách làm này vì tinh thần nhân văn, nhân ái, nhân đạo, nhân tình.

(Còn nữa)

Nội dung: Văn Thiêm

Bài viết liên quan:

Bài 1: Hiệu ứng tích cực, mạnh mẽ Bài 3: Không "xuê xoa" bỏ qua vi phạm Bài 4: Xử lý "không có ngoại lệ"
Bài 2: Hà Nội vào cuộc quyết liệt

« Xem bài 1

>Xem bài 3 »

Văn Thiêm