eMag azine
23/10/2023 13:13
Bài 2: Những cú tăng tốc lên… bàn thờ

23/10/2023 13:13

TTTĐ - Phóng nhanh, vượt ẩu, tụ tập đua đòi tỏ ra mình là tay đua cừ khôi… đó là những cách mà các “racing boy” (tay đua) đang thể hiện và chứng tỏ mình “ngầu”. Hậu quả là những di chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ lâu dài và nỗi đau của không ít bậc cha mẹ…

đua

Bài 2: Những đường đua đến… “bàn thờ”

TTTĐ - Phóng nhanh, vượt ẩu, tụ tập đua đòi tỏ ra mình là tay đua cừ khôi… đó là những cách mà các “racing boy” (tay đua) đang thể hiện và chứng tỏ mình “ngầu”. Hậu quả là những di chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ lâu dài và nỗi đau của không ít bậc cha mẹ…

asdá

Dù tuổi hơn 80, mắt mờ, chân chậm nhưng bà Phạm Thị Lín, quê ở huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương đã không còn biết dựa dẫm vào ai. Hàng ngày, bà đều thẫn thờ nhìn lên bàn thờ để ngắm bức hình của đứa cháu đích tôn - đứa cháu duy nhất bà trông chờ cho phần đời còn lại của mình thì nó lại mất do tai nạn giao thông.

Bà Lín lấy chồng bị ảnh hưởng chất độc màu da cam, sinh hạ ra hai đứa con trai thì đều bị chậm phát triển. Hai vợ chồng bà cùng nhau vượt khó nuôi con, nhưng không may, năm bà hơn 50 tuổi, chồng bà vì bạo bệnh mà đã về với tiên tổ, người đàn bà tội nghiệp lại tần tảo một mình nuôi con.

Khi con trai cả đến tuối lấy vợ, bà nhờ mai mối khắp nơi, cuối cùng cũng kiếm được cô con dâu bị quá lứa nhỡ thì. Sau 2 năm, vợ chồng con trai cả của bà sinh hạ được một đứa cháu trai đích tôn. Sau đó, vì không chịu được chồng, con dâu đã bỏ về nhà ngoại. Đời bà Lín chỉ vui sống khi có đứa cháu nội khôn ngoan, phát triển bình thường kia làm nguồn hy vọng, là điểm sáng cho bà bước tiếp những tháng ngày quanh quẩn với cảnh đời cơ cực ở thôn quê.

asdá

Hậu quả của việc thể hiện bảt thân quá mức, đua đòi, phóng nhanh, vượt ẩu... là ảnh hưởng đến sức khoẻ lâu dài và trở thành nỗi đau của không ít bậc cha mẹ

Thế rồi 17 tuổi, cháu bà lại nghịch ngợm, đua đòi nhuộm tóc xanh đỏ, không đi học mà đi làm thêm ở thành phố. “Lần nào cháu gọi điện về tôi cũng dặn đi dặn lại là đi đứng cẩn thận, làm ăn chăm chỉ, bà không cần tiền, chỉ cần cháu mạnh khoẻ…”, bà Lín kể lại.

Rồi bỗng nhiên vào một đêm, một cuộc điện thoại gọi cho bà báo tin: Gia đình đi nhận cháu ở nhà xác bệnh viện do tai nạn giao thông. “Tôi nghe như súng nổ bên tai, trời đất như quay cuồng. Tôi không tin đó là sự thật. Cháu tôi mới chỉ có 19 tuổi, độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời, cháu còn phải đi làm ăn để nuôi bố và chú cháu sau này…”, bà Lín kéo tay áo chấm nước mắt.

Cháu đi rồi, mang theo nguồn ánh sáng trong cuộc đời vốn toàn buồn tủi của bà Lín.

“Lúc đó, tôi sống không bằng chết, suốt một năm trời, tôi như người mất hồn. Điều làm tôi thấy cuộc đời tăm tối hé chút ánh sáng là cháu tôi, điều khiến tôi thấy cuộc đời tôi ít ra không còn bất công là cháu… vậy mà…”, nói đến đây, bà Lín lại nấc lên nghẹn ngào.

Bài 2: Những đường đua đến… “bàn thờ”

Bà Lín thẫn thờ bên di ảnh người cháu mất do tai nạn giao thông

Cháu bà, thằng cháu khôn ngoan nhất nhà, thằng cháu mà bà mong sẽ giúp đỡ bố và chú nó đang ngồi cười rất vô tư ngoài kia khi về già, để khi bà nhắm mắt xuôi tay trên cõi đời này không còn phải vướng bận gì nữa. Thế mà bây giờ bà lại thêm nỗi lo nữa: lo rằng khi bà khuất núi, con bà ai nuôi? Điều khiến bà vẫn phải tồn tại ở cuộc sống này đến bây giờ là vì 2 đứa con trai tật nguyền, bà phải đi làm, đi thu góm rác để kiếm tiền nuôi chúng…

Từ nỗi đau của mình, bà Lín nhắn nhủ: “Tôi mong các cháu trẻ tuổi hãy nhìn những cái chết đau thuơng mà hãy cẩn thận khi tham gia giao thông. Bởi vì, người chết đã vậy, người còn sống thì đau cứ nhức nhối mãi. Vì thế khi đi đường, đừng phóng nhanh, vượt ẩu, đau lòng bố mẹ lắm”.

asdá

Tại khoa Cấp cứu bệnh viện Đa Khoa Đức Giang (Long Biên) từ 20h trở đi không có lúc nào trong trạng thái yên ả. Cánh cửa tự động luôn trong tình trạng đóng vào rồi lại mở ra… Các bác sỹ tất bật đi lại giữa các cáng để hỏi tình trạng bệnh nhân vừa vào, tiếng xe cấp cứu hú hét ing ỏi, tiếng kêu la của các bệnh nhân, tiếng khóc to nhỏ, nghẹn ngào của người nhà… tất cả tạo ra một âm thanh thật ám ảnh.

So với ban ngày thì buổi tối, bác sỹ căng thẳng hơn nhiều bởi những vụ tai nạn vào buổi tối thường nặng, có nhiều ca, sự sống và cái chết cách nhau chỉ qua vài phút, thậm chí là vài giây, nếu bác sỹ không kịp thời, bệnh nhân sẽ mất cơ hội sống. Vì thế, cuộc chiến sinh tử lại càng trở nên khốc liệt.

Theo bác sỹ Phú Hải, Phó Trưởng khoa Cấp cứu, bệnh viện Đa khoa Đức Giang, một ngày bình quân phòng cấp cứu tiếp nhận khoảng 30 ca tai nạn thương tích, trong đó có đến 14-15 trường hợp bị tai nạn giao thông. Phần lớn các bệnh nhân bị tai nạn giao thông đưa vào đây đều tương đối nặng, trong đó có đến một nửa là người trẻ tuổi do phóng nhanh, vượt ẩu, riêng tai nạn do đua xe, đi nhanh, lạng lách theo nhóm chiếm khoảng 3%.

asdá

Thời gian gần đây, bệnh viện Đa khoa Đức Giang tiếp nhận rất nhiều trường hợp tai nạn giao thông do phóng nhanh, vượt ẩu, đua xe, lạng lách

“Số lượng “racing boy” bị tai nạn giao thông khá nhiều và không ít những ca rất nặng mang thương tích cả đời như chấn tương não, gẫy chân, tay, tổn thương vùng ngực thậm chí có ca tử vong tại chỗ…

Các ca chấn thương do thanh niên phóng nhanh vượt ẩu, đua xe với nhau thì phần lớn vào cuối tuần, từ thứ 6 đến Chủ nhật, thời điểm nhập viện nhiều vào đây tầm từ 18-19 giờ.

Cũng theo các bác sỹ ở phòng Cấp cứu bệnh viện Đa khoa Đức Giang, cách đây một tháng, có đến 3,4 bạn ở độ tuổi 17, 18, tóc nhuộm xanh đỏ nhập viện cùng 1 lúc, trong đó có 1 thanh niên tử vong tại chỗ. Được biết, tai nạn do 1 nhóm cùng phóng nhanh vượt ẩu, đi ngổ ngáo.

asdá

Bên hành lang bệnh viện Đa Khoa Đức Giang lúc 21h30, trong tiếng la hoảng loạn của thân nhân, một thanh niên mặt và chân đều nhuộm đỏ bởi máu đang ngồi xe lăn đẩy vào phòng cấp cứu, bánh xe lăn tới đâu, máu chảy thành dòng theo đường đi đến đó…

asdá

Những hậu quả mà tai nạn giao thông do đua xe để lại là không gì có thể đo đếm được

Phía bên ngoài phòng cấp cứu, Đinh Văn Chiến 17 tuổi, là bạn của thanh niên bị tai nạn vừa đưa vào trong cho biết: “Chúng em 3 người đều quê ở Bắc Ninh, đang đi làm thuê ở chợ Ninh Hiệp, trên đường về, do đi quá nhanh nên đâm vào ô tô mà không kịp xử lý. Bạn điều khiển xe bị nặng nhất nên đưa vào đây cấp cứu. Còn chúng em thấy máu chảy nhiều mà không biết có sao không”.

Vẫn chưa hết run, Chiến ngồi phịch xuống ghế lắp bắp kể tiếp câu chuyện không đầu, không cuối: “Thấy xe chạy nhanh, em ngồi sau đã nhắc bạn lái xe mấy lần nhưng bạn vẫn chạy hết ga. Thế rồi chuyện gì đến cũng đã đến. Lúc đâm vào xe ô tô, em nghĩ trong đầu “Chắc mình chết rồi”. Thế mà sau khi bị văng ra lăn vài vòng, em lại lồm cồm bò dậy để đỡ bạn lái xe rồi được anh taxi đưa vào đây.

Qua một lần đối diện với sinh tử, em thực sự sợ chết, nghĩ lại vẫn thấy mình may mắn. Em sẽ không bao giờ dám phóng nhanh, lạng lách trên đường như thế bởi số người may mắn có cơ hội rút kinh nghiệm như em rất ít”.

( Còn nữa)

Bài viết: Mai Khôi

Trình bày: Thành Trung

Bài viết liên quan:

Đường đua... xuống "âm phủ"

Thành Trung