eMag azine
31/07/2024 10:00
Bài 2: Tháo gỡ các “điểm nghẽn” - “thắp lửa” cho kinh tế đêm

31/07/2024 10:00

TTTĐ - Chi tiêu trung bình của một khách du lịch tại Hà Nội vào ban đêm là 5.5 USD. Tuy nhiên, con số đó tại Thái Lan là 30.8 USD, tại Singapore là 100.3 USD. Đây là những thống kê được PGS. TS Phạm Trung Lương - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đưa ra nhằm minh hoạ cho bức tranh chưa thực sự tươi sáng về kinh tế đêm của Hà Nội. Khó khăn về cơ chế, quản lý, thời gian hoạt động, tính sáng tạo độc đáo, sự tham gia của các doanh nghiệp, hay vấn đề con người – cơ quan quản lý … là những “điểm nghẽn” cần được tháo gỡ nhằm thúc đẩy kinh tế về đêm của Thủ đô phát triển xứng đáng với tiềm năng.

kinh tế đêm

Bài 2: Tháo gỡ các “điểm nghẽn” kiềm toả kinh tế đêm

Chi tiêu trung bình của một khách du lịch tại Hà Nội vào ban đêm là 5,5 USD. Tuy nhiên, con số đó tại Thái Lan là 30,8 USD, tại Singapore là 100,3 USD. Đây là những thống kê được PGS. TS Phạm Trung Lương - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đưa ra nhằm minh hoạ cho bức tranh chưa thực sự tươi sáng về kinh tế đêm của Thủ đô, nơi trái tim của cả nước.

Khó khăn về cơ chế, quản lý, thời gian hoạt động, tính sáng tạo độc đáo, sự tham gia của các doanh nghiệp, hay vấn đề con người – cơ quan quản lý… là những “điểm nghẽn” cần được tháo gỡ nhằm thúc đẩy kinh tế về đêm của Thủ đô phát triển xứng đáng với tiềm năng.

Phần 2: Tháo gỡ các “điểm nghẽn” kiềm toả kinh tế đêm

Như nhận định của Tổng Thư ký Hiệp hội Du lịch Hà Nội Lê Bá Dũng, thành phố Hà Nội đã và đang thực hiện hiệu quả các bước để phát triển kinh tế về đêm.

Mới đây nhất, từ 10-12/7, đoàn công tác gồm 40 lãnh đạo các ban, sở, ngành, quận huyện của TP HCM đã tới Hà Nội để tham quan các sản phẩm, mô hình và học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế đêm. Đa số các thành viên trong đoàn đều bày tỏ sự thán phục trước các mô hình kinh tế đêm của Thủ đô, và bày tỏ nguyện vọng được học tập kinh nghiệm triển khai các sản phẩm tương tự.

Thời gian tới, theo tinh thần Kết luận số 80-KL/TW của Bộ Chính trị về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, kinh tế đêm tiếp tục được nhận diện là đòn bẩy thúc đẩy sự bứt phá của Hà Nội.

Song, các chuyên gia cho rằng, để hiện thực hoá các mục tiêu về kinh tế đêm nhằm tương xứng với tiềm năng, lợi thế, trước hết cần mạnh dạn nhận diện những khó khăn, “điểm nghẽn” đang bủa vây, kéo chậm sự tăng trưởng của nền kinh tế vào ban đêm tại Thủ đô.

Phần 2: Tháo gỡ các “điểm nghẽn” kiềm toả kinh tế đêm

Để hiện thực hoá các mục tiêu về kinh tế đêm nhằm tương xứng với tiềm năng, lợi thế, trước hết cần mạnh dạn nhận diện những khó khăn, “điểm nghẽn” đang bủa vây, kéo chậm sự tăng trưởng của nền kinh tế vào ban đêm tại Thủ đô.

Trở lại với câu chuyện phát triển sản phẩm du lịch đêm tại thị xã Sơn Tây. “Phiên chợ làng Mô” cũng là một sản phẩm du lịch đêm đang tạo được nhiều hiệu ứng tích cực. Diễn ra ngay cạnh không gian sóng nước mang mang của hồ Đồng Mô, chợ phiên du lịch làng Mô là sân chơi cộng đồng của các đơn vị phát triển dịch vụ du lịch xứ Ðoài và cộng đồng dân cư bản địa ven hồ.

Với mong muốn phát triển một sân chơi giúp cho du khách có cơ hội tìm hiểu đời sống bản địa, tham gia vui chơi giữa cảnh quan thiên nhiên, trải nghiệm các mô hình du lịch xứ Ðoài…, chợ phiên du lịch làng Mô đã ra đời với lịch “họp chợ” thí điểm vào thời gian từ 17h-21h thứ Bảy hàng tuần. Hiện tại, mỗi phiên chợ đón từ 4.000-6.000 du khách.

Tích cực như vậy song theo anh Khuất Văn Thắng, người đưa ra ý tưởng và trực tiếp thuyết phục các chủ homestay trên địa bàn tham gia chợ phiên làng Mô, anh chỉ đủ can đảm dùng 2 từ “thí điểm”.

“Cơ chế, chính sách, các quy định hành chính là rào cản khiến chúng tôi không thể vượt qua để triển khai một phiên chợ đúng nghĩa”, anh Khuất Văn Thắng chia sẻ và nói thêm: “Nhu cầu của du khách về các sản phẩm đêm là hiện hữu. Nguồn lực từ văn hoá, địa lý cũng rất đầy đủ nhưng yêu cầu về bộ máy tổ chức, an ninh an toàn, hay thời gian… lại không ủng hộ chúng tôi”.

Thực tế, quy định về thời gian hoạt động (thường phải kết thúc trước 23h hàng ngày với lý do về an ninh trật tự) hạn chế khá nhiều các hoạt động giải trí, mua sắm, trải nghiệm về đêm.

Từ góc độ trải nghiệm của khách du lịch, anh Harry McKaine (quốc tịch Scotland) cho rằng, thời gian hoạt động của các sản phẩm kinh tế đêm tại Hà Nội khá ngắn.

Phần 2: Tháo gỡ các “điểm nghẽn” kiềm toả kinh tế đêm

Nhiều khách du lịch khi được hỏi đều cho rằng thời gian hoạt động của các sản phẩm kinh tế đêm tại Hà Nội khá ngắn.

Du khách người Scotland chia sẻ: “We, a group of colleague friends, spent about 3 days in Thailand before came to Vietnam . On the very first day, we visited Hoa Lo prison relic, Ngoc Son temple and the Imperial Citadel of Thang Long. On night, we enjoyed the show at Van Mieu, then went to Ta Hien street to have meal. Sadly, the restaurant owners informed that we only had nearly one hour left. Really disappointing!”. (“Tôi cùng với bạn bè vừa dành 3 ngày ở Thái Lan trước khi đến Việt Nam. Ban ngày, chúng tôi đã tham quan Di tích nhà tù Hoả Lò, đền Ngọc Sơn và khu Hoàng thành Thăng Long. Vào buổi tối, chúng tôi xem show diễn tại Văn Miếu trước khi tìm tới phố Tạ Hiện để trải nghiệm ẩm thực đường phố. Song, lúc đó đã hơn 22h, và chủ quán ăn nói rằng chúng tôi chỉ còn khoảng 1 giờ đồng hồ. Quả là có chút hụt hẫng”).

Bên cạnh đó, theo khảo sát của người viết, nhân sự chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý, định hướng các sản phẩm kinh tế về đêm đều là kiêm nhiệm. Một cán bộ Phòng Kinh tế quận Hoàn Kiếm bày tỏ quan ngại rằng, họ thường xuyên phải làm việc vào buổi tối dù chỉ nhận được phụ cấp khá ít ỏi. Do đó, xảy ra tình trạng quá tải, hoặc một số cán bộ không thể cáng đáng chức trách đối với các sản phẩm kinh tế đêm.

Hơn nữa, cơ quan chịu trách nhiệm chung về kinh tế ban đêm tại Thủ đô dường như chưa rõ ràng. Điều này khiến một số doanh nghiệp ấp ủ ý tưởng đầu tư các sản phẩm, mô hình du lịch đêm tại Hà Nội phải bước đi dò dẫm, dẫn tới hiệu quả không được như mong đợi.

Phần 2: Tháo gỡ các “điểm nghẽn” kiềm toả kinh tế đêm

Trao đổi với các nhà quản lý, chuyên gia, có thể thấy rằng những khó khăn, “rào cản” liên quan đến phát triển kinh tế đêm tại Hà Nội hầu hết đã được nhận diện, điểm danh. Vượt qua các thử thách ấy, không ít sản phẩm kinh tế - du lịch đêm đã thành công, tạo được tiếng vang lớn. Ví dụ như các show diễn tại Di tích Nhà tù Hoả Lò.

Bà Đào Thị Huệ, Phó Ban Quản lý di tích Nhà tù Hoả Lò, cho hay: Từ giữa năm 2020, Ban quản lý đã nghiên cứu, tìm kiếm ý tưởng để triển khai các hoạt động nhằm chào đón khách tham quan, đặc biệt là khác nội địa tới với di tích.

“Xuất phát từ thực tế, Nhà tù Hoả Lò là di tích cách mạng ở Thủ đô, thế nhưng lượng khách đến chủ yếu là người nước ngoài. Trước đại dịch COVID-19, tỷ lệ khách ngoại quốc so với khách trong nước là 70/30. Đáng nói hơn, trước đây, nhắc đến Hoả Lò, người dân Thủ đô thường e ngại về một nơi tù ngục, tối tăm, u ám.

Phần 2: Tháo gỡ các “điểm nghẽn” kiềm toả kinh tế đêmĐạo diễn Lê Quý Dương cho rằng chất lượng của các sản phẩm sẽ là yếu tố đóng vai trò then chốt quyết định thành công của hoạt động kinh tế đêm

Quyết tâm thay đổi nhậc thức như vậy, chúng tôi đã phối hợp với các công ty lữ hành, các đơn vị biểu diễn để cho ra mắt chương trình “Sáng ngời tinh thần Việt” vào tháng 6/2020. Chương trình này chủ yếu giới thiệu về chế độ giam cầm hà khắc đối với các trí sĩ cách mạng yêu nước trong nhà tù Hoả Lò, cùng với tinh thần kiên trung của những chiến sĩ đó. Đến tháng 9/2020, chúng tôi tiếp tục giới thiệu chương trình Đêm thiêng liêng 2 mang tên “Sống như những đóa hoa” nhân kỷ niệm 90 năm ngày Phụ nữ Việt Nam. Năm 2023, chương trình Đêm thiêng liêng 3 ra mắt khán giả, với tên “Lửa thanh xuân” nhằm chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”, bà Huệ kể.

Khắc phục khó khăn về diện tích hạn chế, hay nhân sự không có chuyên môn về biểu diễn (thời gian đầu, đơn vị tận dụng nhân viên của Ban Quản lý tham gia các chương trình, tuy nhiên, về sau, đơn vị đã thuê diễn viên biểu diễn chuyên nghiệp), Ban Quản lý di tích Nhà tù Hoả Lò đào sâu, nghiên cứu, hướng đến phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Thời điểm ban đầu, mỗi suất diễn chỉ có khoảng 40-50 khách, đến nay, các chương trình tour đêm tại Di tích Nhà tù Hoả Lò đều đặn đón 80 khách. Khách được khuyến cáo mua vé trước một tháng để đảm bảo được phục vụ chu đáo nhất. Đáng chú ý, “cán cân” tỷ lệ khách quốc tế và nội địa đến thăm Di tich Nhà tù Hoả Lò đã thay đổi đáng kể, với 60% là du khách người Việt.

Phó Ban Quản lý di tích Nhà tù Hoả Lò chia sẻ: “Thành công của các tour đêm không chỉ nằm ở số lượng khách. Quan trọng hơn, tác động tích cực từ những tour đêm mang lại là danh tiếng của di tích được biết đến nhiều hơn, du khách tham quan ban ngày tăng mạnh. Có thể thấy rằng, các sản phẩm du lịch chất lượng vẫn được công chúng đón nhận, hoan nghênh”.

Còn đối với đạo diễn Lê Quý Dương, người xây dựng kịch bản cho chương trình nghệ thuật “Ngọc Sơn đêm huyền bí”, chất lượng của các sản phẩm đóng vai trò then chốt quyết định thành công của hoạt động kinh tế đêm.

Chương trình thực cảnh “Ngọc Sơn đêm huyền bí” được xây dựng trên dữ liệu lịch sử có thật và các huyền thoại đã lưu truyền, tiếp nối qua hàng thế kỷ tại đền Ngọc Sơn. Ban Quản lý Di tích danh thắng Hà Nội, đơn vị chủ trì xây dựng và giới thiệu chương trình rất kỳ công tạo dựng nên một không gian độc đáo có một không hai để phục vụ khán giả cùng du khách trong nước và quốc tế. Để triển khai chương trình, một đội ngũ chuyên gia và nghệ sĩ có uy tín đã tham gia sáng tạo và dàn dựng dưới sự tư vấn và chỉ đạo của GS. Lê Văn Lan, TS. Nguyễn Doãn Văn, đạo diễn Lê Quý Dương và NSƯT Đặng Tố Như nhằm đưa khán giả và du khách được sống trong không gian tôn nghiêm của Tháp Bút, nơi đạo học và các giá trị nhân văn được tôn vinh.

Đạo diễn Lê Quý Dương phân tích: “Khi bắt tay xây dựng một sản phẩm du lịch, tôi quan tâm điều đầu tiên là sản phẩm ấy chạm đến cảm xúc của khán giả. Khi tham gia với Ban Quản lý Di tích danh thắng Hà Nội để thực hiện chương trình “Ngọc Sơn đêm huyền bí”, tôi đã trao đổi với các nhà quản lý rằng chẳng cần triển khai tour đó, bản thân đền Ngọc Sơn cũng đông khách.

Nhưng khi tham gia chương trình “Ngọc Sơn đêm huyền bí”, du khách nhận được giá trị tinh thần. Tức là tác động phi vật thể đối với du khách, làm cho họ hiểu sâu hơn rất nhiều về di tích. Từ đó, nâng giá trị của chuyến du lịch lên rất nhiều và tạo nên động lực để họ kể cho người khác. Vô hình chung, thương hiệu của di tích nói riêng, của thành phố nói chung được lan toả thông qua những chương trình ấn tượng, giàu tính nghệ thuật”.

Phần 2: Tháo gỡ các “điểm nghẽn” kiềm toả kinh tế đêm

Chương trình “Ngọc Sơn đêm huyền bí” mang tới trải nghiệm độc đáo có một không hai để phục vụ khán giả cùng du khách trong nước và quốc tế.

Chia sẻ vấn đề chất lượng các sản phẩm kinh tế đêm, PGS. TS Phạm Trung Lương - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch cho rằng, tại Hà Nội, chúng ta vẫn chỉ tập trung vào phố đi bộ, phố ẩm thực và chợ đêm. Đối với những sản phẩm du lịch đích thực về đêm thì vẫn còn hạn chế.

Hạn chế thứ hai nằm ở vấn đề quy mô – Hà Nội hiện nay chỉ vận hành những mô hình nhỏ và lẻ tẻ, chưa hình thành một sản phẩm du lịch đêm chung của thành phố. Quan trọng hơn cả, các sản phẩm, mô hình về đêm của Thủ đô còn thiếu tính đột phá, sáng tạo, hấp dẫn.

“Tại Hà Nội, chi phí của một khách du lịch cho kinh tế đêm chỉ khoảng 5,5 USD. Trong khi đó, tại Thái Lan, con số này vào khoảng 30,8 USD, tại Singapore là 100,3 USD. Điều này cho thấy tính hấp dẫn của các sản phẩm kinh tế đêm tại Hà Nôi còn thấp. Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến hai chỉ tiêu rất quan trọng của du lịch là số ngày lưu trú trung bình và mức chi tiêu trung bình của khách”, PGS Lương phân tích.

Bài viết: Vũ Cường

Trình bày: Thành Trung

Thành Trung Vũ Cường