Tag
Dịch bệnh và sứ mệnh gương mẫu của người trẻ

Bài 2: Ứng xử văn minh khi đi thang máy là bảo vệ cộng đồng

Nhịp sống trẻ 08/03/2020 21:52
aa
TTTĐ - Ở những tòa nhà cao tầng, văn hóa ứng xử khi đi thang máy của nhiều người trẻ rất đáng buồn. Cảnh chen lấn, khách trong thang chưa ra hết, người ngoài đã chen vào, tầng nào cũng bấm, thậm chí có người còn khạc nhổ bừa bãi... là những thói quen xấu của không ít người trẻ. Trong tình hình dịch bệnh phức tạp hiện nay, ứng xử như thế nào khi sử dụng thang máy cho văn minh là câu chuyện đáng bàn...

Bài 2: Ứng xử văn minh khi đi thang máy

Tuổi trẻ Handico Hà Nội chung tay cùng cộng đồng chống dịch Covid-19 bằng việc vệ sinh, ứng xử văn minh khi đi thang máy

Bài liên quan

Bài 1: Chuyện từ chiếc khẩu trang

Chen lấn, xô đẩy

Nhà Huyền Trang ở tầng 40 của một chung cư ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) nên việc di chuyển bằng thang máy là điều đương nhiên. Tuy nhiên, cũng từ việc đi thang máy mà không ít lần Trang phải lắc đầu ngán ngẩm vì lối cư xử của một số bạn trẻ, nhất là trong thời gian gần đây dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Trang cho biết, thang máy là môi trường khép kín lại nhỏ hẹp. Nếu dùng chung thang máy với bệnh nhân thì có thể bị lây nhiễm virus trong không khí, hơi thở… Nếu virus bám vào nút nhấn thang máy thì có thể truyền nhiễm cho người kế tiếp. Nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao nên Trang và nhiều người rất ý thức khi đi thang máy.

Trang kể một lần đi thang máy gặp trường hợp không thể xấu hổ hơn: “Thang máy chuẩn bị chạy, số lượng người theo quy định đã đủ nhưng một đôi vợ chồng trẻ cùng tầng với mình cố chen vào. Đã thế, họ không đeo khẩu trang lại còn mang theo nhiều đồ đạc. Có bác lớn tuổi nhắc nhở họ nên đi chuyến sau thì chị vợ quay ra nguýt dài nói: “Đợi chuyến sau lâu lắm, đứng chật một chút có sao đâu. Bác cứ vẽ chuyện!”.

Không chỉ ở chung cư, tại trường học, việc chen lấn, xô đẩy hay nói chuyện ầm ĩ trong thang máy cũng đã bị nhiều người lên án. Theo Minh Hòa (sinh viên ở quận Thanh Xuân, Hà Nội), các giảng đường cao tầng trong trường đại học cũng được lắp thang máy để sinh viên thuận tiện hơn, không tốn quá nhiều thời gian leo thang bộ. Tuy nhiên, văn hoá ứng xử của một số bạn trẻ khi đi thang máy thì cần được nói tới rất nhiều.

Ở các trường đại học, số lượng sinh viên vô cùng lớn vì thế nhu cầu đi thang máy cũng tăng cao, nhất là vào giờ cao điểm. Tình trạng chen lấn, xô đẩy nhau khi đi thang máy cũng thường xuyên xảy ra.

Học cách xếp hàng khi đi thang máy là ứng xử văn minh
Học cách xếp hàng khi đi thang máy là ứng xử văn minh

“Mình biết số lượng thang máy có hạn, nhu cầu đi lại của sinh viên lớn nên luôn trong tình trạng đông đúc. Tuy nhiên, nhiều bạn không muốn mình muộn học hay phải leo thang bộ mất nhiều thời gian nên cố chen lấn tranh giành chỗ đứng trong thang máy. Có thể bạn sẽ nhanh hơn một vài phút nhưng lại tạo hình ảnh xấu với những người xung quanh. Điều đó là không nên”, Hòa chia sẻ.

Hãy bắt đầu từ những điều đơn giản

Cũng theo Hòa, có nhiều bạn trẻ khi đi thang máy còn nói chuyện lớn tiếng, đùa giỡn, nghịch phá… làm ảnh hưởng tới người xung quanh, gây ấn tượng xấu về bản thân và ngôi trường đang theo học, nếu trong số người đi cùng có khách tới thăm và làm việc.

Trong bối cảnh hiện nay, dịch bệnh đang làm mọi người lo lắng thì việc ứng xử văn minh khi đi thang máy càng có ý nghĩa quan trọng. Bạn không chỉ có trách nhiệm bảo vệ bản thân mà cả những người xung quanh.

Đồng tình với quan điểm này, Thành Trung, sinh viên trường Đại học Xây dựng cho biết: “Việc phòng chống dịch Covid-19 đang trở thành một phần không thể thiếu trong thói quen sinh hoạt của nhiều người nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi số ca mắc đã tăng lên.

Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo khi vào những nơi như thang máy nên đeo khẩu trang, ít tương tác... nhưng nhiều bạn trẻ chưa ý thức điều này. Một số người không chỉ chen lấn, xô đẩy, cười nói, thậm chí còn vẽ bậy, ký tên vào thang máy... rất phản cảm”.

Theo Trung, không phải bạn trẻ nào cũng ý thức kém như vậy. Có những sinh viên luôn chú ý tôn trọng nhau trong quá trình đi thang máy, không bon chen, xô đẩy. Họ xếp hàng chờ tới lượt, nhất là vào giờ cao điểm, rất trật tự và an toàn khi đi thang máy.

“Mình từng chứng kiến học sinh trường Marie Curie và một số trường khác ở Hà Nội im lặng xếp hàng vào thang máy. Các em không chỉ làm một lần mà trở thành thói quen, văn hóa ứng xử đẹp nơi công cộng.

Nhiều bạn trẻ luôn nói ngưỡng mộ người Nhật khi họ nghiêm túc xếp hàng ngay cả trong lúc khó khăn nhất. Điều đó chứng tỏ văn hóa xếp hàng được rất nhiều người đề cao. Vậy tại sao chúng ta không học tập điều đó, ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày để làm đẹp hơn hình ảnh người Việt Nam và cùng cộng đồng đẩy lùi bệnh dịch”, Trung nói.

Đối với Minh Hòa, để có được văn hóa ứng xử văn minh, lịch sự khi đi thang máy nói riêng, nơi công cộng nói chung cần sự vào cuộc của cả gia đình và xã hội.

“Bố mẹ, ông bà hãy là người gương mẫu đầu tiên, “đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên” khi di chuyển bằng thang máy hay đến nơi công cộng để con cháu noi theo. Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần vào cuộc, xây dựng cho học sinh, sinh viên văn hoá đi thang máy. Chúng ta hãy bắt đầu từ những điều đơn giản, nhỏ bé hằng ngày để ứng xử văn minh”, Hòa chia sẻ.

Việc xây dựng một quy định về những điều được làm và không được làm khi đi thang máy, có hình thức xử lý rõ ràng cũng rất quan trọng. Điều này sẽ giúp người trẻ có thói quen, xây dựng nếp văn minh mới. Đây cũng là nét đẹp trong văn hóa ứng xử của giới trẻ.

"Chúng ta hãy thử tưởng tượng, vào những giờ cao điểm khi lượng sinh viên quá đông mà thang máy không thể đáp ứng nổi nhưng mỗi người luôn trật tự xếp hàng chờ tới lượt thì quá trình vận hành trở nên nhịp nhàng, hiệu quả hơn. Điều này cũng giúp cho mỗi người có thể nhanh chóng tới được nơi cần đến và tạo nên nét đẹp trong văn hoá ứng xử tại trường học. Đó chẳng phải điều tuyệt vời hay sao?", Minh Hòa bộc bạch.

Ý thức của con người là vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày cũng như phòng chống dịch bệnh. Hơn bao giờ hết, người trẻ cần có ý thức ứng xử văn minh để góp phần bảo vệ cộng đồng. Chúng ta hãy hành động bằng việc ứng xử văn minh ngay cả khi đi thang máy để hình ảnh của người trẻ đẹp hơn.

Theo bác sĩ Trần Quốc Khánh, Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức, mỗi người dân là một mắt xích quan trọng trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Công tác kiểm soát dịch bệnh luôn cần chung tay của tất cả cộng đồng, khi chúng ta tuân thủ những hướng dẫn từ cơ quan y tế, nghĩa là đã “cắt đứt” một mắt xích lây lan dịch bệnh.

Ngược lại, nếu chúng ta không tuân thủ vấn đề “kiểm soát nhiễm khuẩn” như chưa có thói quen rửa tay thường xuyên, khạc nhổ bừa bãi, ho, hắt hơi không dùng giấy che miệng, thích ra nơi đông người và không đeo khẩu trang... thì trở thành mối nguy cơ lây nhiễm và lan truyền bệnh cho mọi người.

Đọc thêm

Con ong chăm chỉ gặt "mùa vàng" tri thức Nhịp sống trẻ

Con ong chăm chỉ gặt "mùa vàng" tri thức

TTTĐ - Nguyễn Thị Hà Trang, sinh viên Khoa Du lịch và Ngoại ngữ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, không chỉ sở hữu bảng thành tích học tập ấn tượng với GPA gần tuyệt đối và 7 học kỳ liên tiếp đạt học bổng xuất sắc, mà còn là một cán bộ Đoàn, Hội năng nổ, nhiệt huyết. Hành trình của Trang là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng, niềm đam mê khám phá tri thức và tinh thần cống hiến vì cộng đồng.
Bí quyết vượt vũ môn và chọn đúng nghề cho tương lai Camera 360 trẻ

Bí quyết vượt vũ môn và chọn đúng nghề cho tương lai

TTTĐ - Chỉ còn hơn một tháng nữa, hơn một triệu học sinh lớp 12 trên cả nước sẽ chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 – một trong những dấu mốc quan trọng nhất của tuổi học trò. Đây không chỉ là kỳ thi đánh dấu việc hoàn thành 12 năm học phổ thông, mà còn là bước đệm đầu tiên mở ra cánh cửa chọn ngành, chọn nghề, chọn tương lai.
“Hội tiền bối” giúp 2K10 gỡ rối trước kỳ thi vào lớp 10 Camera 360 trẻ

“Hội tiền bối” giúp 2K10 gỡ rối trước kỳ thi vào lớp 10

TTTĐ - Tiếp nối thành công những mùa trước, chương trình MASKA trở lại giúp sức cho các thí sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2025. Sự kiện thu hút hàng trăm các bạn học sinh tại Hà Nội tham dự để được giải đáp thắc mắc, "gỡ rối" tâm tư.
“Khoác áo mới” cho nhà tạm, nhà dột nát Nhịp sống trẻ

“Khoác áo mới” cho nhà tạm, nhà dột nát

TTTĐ - Với tinh thần “có của góp của, có công góp công”, tuổi trẻ Thủ đô tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong năm 2025. Hoạt động này góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, đặc biệt là người có hoàn cảnh khó khăn.
Tạm biệt tháng Tư, giới trẻ hướng về Hà Nội mùa thu lịch sử Camera 360 trẻ

Tạm biệt tháng Tư, giới trẻ hướng về Hà Nội mùa thu lịch sử

TTTĐ - Khi tiếng trống, tiếng nhạc lắng xuống, làn sóng tự hào vẫn tiếp tục lan tỏa. Nhiều bạn trẻ bịn rịn chia tay Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng đồng thời cũng hướng ánh nhìn về Thủ đô Hà Nội, nơi sẽ diễn ra những hoạt động đặc biệt nhân dịp Đại lễ mừng Quốc khánh 2/9 tới.
Tuổi trẻ yêu nước từ những điều dù rất nhỏ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ yêu nước từ những điều dù rất nhỏ

TTTĐ - Tình yêu Tổ quốc - một khái niệm thiêng liêng, không chỉ gắn liền với những hành động hay những đóng góp to lớn cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước mà với thế hệ trẻ hôm nay, lòng yêu nước được ươm mầm và thể hiện một cách dung dị, chân thành từ những hành động nhỏ bé trong cuộc sống, đặc biệt trong những ngày tháng Tư lịch sử vừa diễn ra.
Chàng trai “tô màu kí ức” Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Chàng trai “tô màu kí ức”

TTTĐ - “Khi thấy người thân liệt sĩ ngắm thật lâu những bức ảnh được phục chế, ôm vào ngực rồi khóc, tôi thấy việc mình làm thật sự ý nghĩa”, anh Lê Văn Phúc, Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2024 chia sẻ. Đó cũng là động lực để chàng trai người Phú Xuyên (Hà Nội) bền bỉ phục dựng ảnh liệt sĩ miễn phí và trao tặng đến nhiều gia đình suốt hơn 5 năm qua. Nhiều người gọi anh Phúc với cái tên chàng trai “tô màu ký ức”.
Cơ hội, thách thức và những trăn trở thầm lặng Nhịp sống trẻ

Cơ hội, thách thức và những trăn trở thầm lặng

TTTĐ - Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi cục diện của thị trường lao động toàn cầu. Với sự bùng nổ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, tự động hóa…, thế hệ trẻ đang là lực lượng xung kích trong tiến trình chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo. Song song với những cơ hội vàng là muôn vàn áp lực vô hình, khiến nhiều người trẻ không khỏi trăn trở, lo âu giữa vòng xoáy cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Gen Z làm freelance không nghỉ lễ, miệt mài "chạy deadline" Nhịp sống trẻ

Gen Z làm freelance không nghỉ lễ, miệt mài "chạy deadline"

TTTĐ - Khi nhiều người chọn kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 để thư giãn, du lịch hoặc đơn giản là tạm dừng công việc để nghỉ ngơi thì một bộ phận không nhỏ Gen Z lại chọn cách ở lại "cày" deadline – với tư cách là những freelancer (người làm nghề tự do) đang tận dụng dịp lễ để tăng thu nhập, mở rộng kết nối và phát triển bản thân.
Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân Anh hùng liệt sĩ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân Anh hùng liệt sĩ

TTTĐ - Nhân kỷ niệm chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tại Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội), Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Quận Cầu Giấy tổ chức “Lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ”.
Xem thêm