Bài 3: Mang “sự sống” tới cho người bệnh

TTTĐ - Thực hiện Chỉ thị số 25/CT-UBND ngày 17/12/2021 của UBND thành phố Hà Nội, Thành đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố đã triển khai trạm ATM Oxy và các hoạt động điều phối oxy hỗ trợ điều trị F0 tại nhà trên địa bàn. Không chỉ thể hiện tinh thần “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, hoạt động hăng say, nhiệt huyết, không quản hiểm nguy, gian khó này của các bạn thanh niên Hà Nội còn nêu cao trách nhiệm lăn xả với cuộc sống và mang đến sự sống cho người bệnh trong những ngày tháng cam go nhất.

Bài 3: Mang “sự sống” tới cho người bệnh

Chị Nguyễn Thị Thanh Tâm, Phó Bí thư Quận đoàn Đống Đa (Hà Nội), cho biết: “Trong thời gian qua, với tinh thần "Tiên phong - Tương trợ - Thích ứng", Ban thường vụ Quận đoàn luôn bám sát các văn bản chỉ đạo của Đoàn cấp trên và của Quận, chỉ đạo Đoàn Thanh niên 21 phường trên địa bàn quận tiếp tục duy trì hỗ trợ trong công tác phòng chống dịch theo phân công của chính quyền địa phương với các nhiệm vụ: Tuyên truyền công tác phòng chống dịch, hỗ trợ tiêm chủng, hỗ trợ nhập liệu F0, hỗ trợ trạm y tế chăm sóc F0 tại nhà (cấp phát thuốc cho F0 hàng ngày và mang bình oxy tới nhà F0 khi có dấu hiệu chuyển nặng và nhu cầu hỗ trợ), trực trạm y tế lưu động, hỗ trợ giải quyết các thủ tục hành chính cho F0…

Bài 3: Mang “sự sống” tới cho người bệnh

Chất thải y tế từ F0 điều trị tại nhà cần được xử lý theo đúng quy định để tránh lây nhiễm ra cộng đồng

Bên cạnh đó, đối với một số địa bàn đoàn thanh niên đảm nhận nhiệm vụ thu gom rác F0 đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị. Trong quá trình triển khai, các bạn đoàn viên thanh niên với tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ được trang bị thông tin, kiến thức cơ bản về phòng chống dịch đã tham gia hiệu quả các nhiệm vụ.

Bài 3: Mang “sự sống” tới cho người bệnh

Phần mềm quản lý F0 tại nhà được các địa phương ở Hà Nội sử dụng làm công cụ hỗ trợ nhanh chóng các bệnh nhân mắc COVID-19

Một số đơn vị đoàn thanh niên ứng dụng công nghệ thông tin trên cổng thông tin UBND phường để tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân tải Quyết định cách ly góp phần giảm áp lực giải quyết thủ tục hành chính địa phương, xây dựng nhóm Zalo để các bác sĩ chăm sóc f0 tại nhà.

Tôi đánh giá rất cao công sức, nhiệt huyết của các bạn khi thực hiện những phần việc khó khăn, nguy hiểm này nhưng không hề mệt mỏi, nề hà mà càng khó khăn các bạn càng thể hiện rõ sức trẻ và sự quyết tâm sát cánh, đồng lòng cùng Nhân dân đến cùng”.

Trên tinh thần đó, màu áo xanh đúng là màu của hi vọng khi mang đến nguồn sống cho những người bệnh trong những ngày các ca mắc mới và nặng tăng cao tại Hà Nội.

Những ngày cao điểm chống dịch, Nguyễn Đức Thành, Bí thư Đoàn phường Cát Linh (Đống Đa, Hà Nội) cùng nhiều đoàn viên, thanh niên của phường ăn, ngủ ngay tại trạm y tế lưu động để bất cứ khi nào bệnh nhân cần là có thể kịp thời mang oxy đến hỗ trợ.

Thành cho biết, ngay khi Thành đoàn Hà Nội có hướng dẫn thành lập ATM - Oxy, Đoàn Thanh niên phường đã thành lập tổ “Oxy lưu động” thực hiện nhiệm vụ 24/24. Để đảm bảo sức khỏe, các thành viên trong tổ phân nhau trực theo 3 ca: sáng, chiều và tối. Vì thế, bất cứ khi nào người dân cần, lực lượng y tế cần hỗ trợ là thanh niên tình nguyện lên đường.

“Bất kể nắng mưa, ngày hay đêm cứ có “lệnh” là chúng mình lên đường mang oxy đến cho bệnh nhân. Khó khăn nhất với đội khi đó là đồ bảo hộ ít trong khi số lượng bệnh nhân đông. Nhiều thành viên trong đội trở thành F0 không rõ nguồn lây. Tuy nhiên, với tinh thần tình nguyện cao nhất, các bạn tự điều trị, cách ly rồi quay trở lại hỗ trợ những F0 khác trên địa bàn phường”, Thành tâm sự.

Bài 3: Mang “sự sống” tới cho người bệnh

Những ngày cao điểm chống dịch, Thành và các thành viên trong tổ “Oxy lưu động” có nhiều niềm vui, xen lẫn nỗi buồn nhưng chàng trai trẻ nhớ nhất đêm 29 Tết Âm lịch năm vừa rồi.

“Khi đó đã gần Giao thừa, khoảnh khắc linh thiêng đất trời giao thoa cũng là lúc mọi thành viên trong gia đình sẽ sum họp cùng nhau đón năm thì mình nhận được điện thoại chuyển gấp bình oxy đến cho một bệnh nhân trên địa bàn phường. Không đắn đo, mình lập tức lên đường. Dù hôm đó, không được đón Giao thừa cùng gia đình nhưng mình có niềm vui lớn hơn là làm được có ích, hỗ trợ thêm một người vượt qua dịch bệnh”, Thành kể

Hiện số ca mắc COVID trong cộng đồng đã giảm nhưng Thành và đoàn viên, thanh niên trong phường vẫn giữ nguyên tinh thần tình nguyện, sẵn sàng hỗ trợ, cống hiến cho cộng đồng.

23h đêm, trời Hà Nội mưa rét, các gia đình đã chìm vào giấc ngủ với chăn ấm đệm êm thì Đỗ Chí, Phó Bí thư Đoàn phường Lĩnh Nam (Hoàng Mai, Hà Nội), cũng là thành viên đội “ATM Oxy” nhận được điện thoại của y tế phường cần chuyển gấp bình oxy đến nhà một F0. Không chần chừ, Chí lập tức lên đường đến trạm y tế phường nhận bình oxy vận chuyển đến nhà bệnh nhân.

Bài 3: Mang “sự sống” tới cho người bệnh

Lực lượng đoàn viên thanh niên của phường Lĩnh Nam trở thành lực lượng nòng cốt trong chiến dịch "ATM Oxy" miễn phí, họ được gọi là các đội phản ứng nhanh, hỗ trợ các F0 đang bị cách ly, điều trị tại nhà

Tại đây, những tình nguyện viên như Chí sẽ lắp sẵn bình oxy để nhân viên y tế hỗ trợ kịp thời người bệnh đang gặp triệu chứng khó thở. “Chúng mình có thể nhận được cuộc gọi hỗ trợ bất cứ lúc nào vào nửa đêm hay 2 - 3 giờ sáng… Vì thế, để đảm bảo sức khỏe cho toàn đội, chúng mình chia ca làm việc. Người này bận, người khác có thể hỗ trợ nhưng điện thoại luôn bật và sẽ có mặt bất cứ khi nào người dân cần”, Chí chia sẻ.

Để đảm bảo hỗ trợ người dân tốt nhất, Chí cùng các thành viên trong đội tự trang bị cho bản thân kiến thức, kỹ năng về vận chuyển, tháo lắp bình oxy. Theo Chí mọi thao tác cần nhanh, chính xác bởi COVID-19 khiến bệnh nhân có những diễn tiến khó lường.

Bài 3: Mang “sự sống” tới cho người bệnh

Nếu như công việc mang bình oxy đến để mang lại nguồn sống cho người dân thì việc thu gom rác thải của F0 lại giúp người bệnh an tâm điều trị, gạt bỏ những lo lắng không đáng có trong ngày dịch bệnh.

"Với tinh thần tình nguyện cao nhất, đoàn viên, thanh niên luôn nỗ lực để công tác phòng, chống dịch được tốt nhất."

Anh Nguyễn Nam Trung (Bên trái, Bí thư Đoàn phường Văn Chương, Quận Đống Đa, Hà Nội)

Bài 3: Mang “sự sống” tới cho người bệnh

Anh Nguyễn Nam Trung, Bí thư Đoàn phường Văn Chương (Quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết, trước và sau Tết Nguyên đán 2022 dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, số ca mắc trên địa bàn phường Văn Chương tăng cao, trong đó nhiều F0 điều trị tại nhà, các gia đình đó lại ở tại các khu tập thể. Vì thế, công nhân vệ sinh môi trường không thể đến thu gom rác thải.

“Ngoài mang thuốc, tư vấn hỗ trợ F0 điều trị tại nhà, Đoàn Thanh niên phường tình nguyện đảm nhận phần việc đến tận nhà các bệnh nhân thu gom rác thải. Sau khi thu gom chúng mình sẽ phun khử khuẩn và tập kết về nơi quy định”, anh Nguyễn Nam Trung, Bí thư Đoàn phường Văn Chương, chia sẻ.

Việc thu gom rác thải tại các hộ gia đình này có nguy cơ lây nhiễm cao, nên cần làm thật cẩn thận. Ngoài trang bị đồ bảo hộ, găng tay, kính chắn giọt bắn… thanh niên tình nguyện của phường được tập huấn các kỹ năng phòng dịch.

Công việc khá vất vả khi thanh niên tình nguyện phải leo bộ đến từng nhà, từng tầng của các khu tập thể để thu gom rác thải. Vì vậy, đảm nhiệm công việc này chủ yếu là nam thanh niên. Để công việc diễn ra thuận lợi, đảm bảo an toàn, Đoàn Thanh niên phối hợp với tổ dân phố gọi điện tư vấn, hướng dẫn gia đình F0 thu gom, phân loại rác thải.

Các loại rác thải sinh hoạt, y tế sẽ được đóng gói vào từng túi, thùng carton riêng. Thanh niên tình nguyện đến sẽ thu gom, phun khử khuẩn và vận chuyển đến nơi quy định. Các thành viên trong “Tổ vệ sinh áo xanh” đặc biệt này sẽ đi theo từng nhóm nhỏ để vừa xịt khuẩn, vừa vận chuyển rác.

TP Hà Nội tăng cường quản lý chất thải đối với các trường hợp mắc Covid-19 được chăm sóc và điều trị tại nhà.

Bài 3: Mang “sự sống” tới cho người bệnh

“Mỗi động tác chúng mình phải làm thật cẩn thận bởi nguy cơ lây nhiễm cao và ảnh hưởng đến người xung quanh. Công việc vất vả, lại phải tiếp xúc với hóa chất do phải phun khử khuẩn trước khi vận chuyển lên xe và đến nơi tập kết nhưng đoàn viên, thanh niên trong phường đều nhiệt tình tham gia chỉ với mong muốn nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh, đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường”, Bí thư Đoàn phường Văn Chương Nguyễn Nam Trung chia sẻ.

Cuộc sống vẫn trôi đi, rồi dịch bệnh cũng đang tạm lắng xuống. Trong bầu trời xanh của ngày hôm nay, trong nhịp sống dần trở lại bình thường của ngày hôm nay có những giọt mồ hôi, có cả nhiệt huyết và trái tim hết mình vì cộng đồng của những người thanh niên mặc áo xanh trên thành phố này.

Theo bác sĩ Đỗ Thị Ngọc, Trưởng trạm Y tế lưu động phường Lĩnh Nam, phường chỉ có 9 nhân viên y tế trong khi số lượng F0, F1 phải chăm sóc, điều trị rất lớn.

“Việc có thêm sự giúp đỡ tích cực của thanh niên tình nguyện đã góp phần giảm bớt gánh nặng cho đội ngũ y tế. Đa số nhân viên y tế là nữ nên có các bạn trẻ mang vác bình oxy, hỗ trợ trong quá trình chăm sóc, điều trị bệnh F0 tại nhà cũng như cơ sở thu dung khiến chúng tôi bớt áp lực, giảm vất vả. Chính cách bạn trẻ cũng tạo động lực để chúng tôi kiên cường làm việc, cùng cả cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh”, bác sĩ Đỗ Thị Ngọc chia sẻ.

(còn nữa)

Bài viết liên quan:

Bài 1: Thực tiễn đòi hỏi Bài 2: Hơn cả trách nhiệm và nghĩa vụ Bài 4: Đồng hành cùng F0 "vượt qua" dịch bệnh Bài 5: Minh chứng cho sức mạnh toàn dân

<< Xem bài 2

Xem bài 4 >>

Thực hiện: Nhóm PV

Bài 3: Mang “sự sống” tới cho người bệnh