eMag azine
10/11/2023 08:00
Bài 3: Những "mũi tên" công phá tảng đá trì trệ

10/11/2023 08:00

TTTĐ - Sự nêu gương của đội ngũ cán bộ cơ sở cũng giống như "mũi tên" công phá đã góp phần tạo chuyển biến trên nhiều lĩnh vực tại các địa phương.

công phá

Bài 3: Những "mũi tên" công phá tảng băng trì trệ

Không chờ tới khi Chỉ thị số 24 - CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy được ban hành và quán triệt trong cả hệ thống chính trị, tại các địa bàn dân cư, nhiều cán bộ cơ sở đã tiên phong đảm nhận những việc mới, việc khó. Sự nêu gương của đội ngũ cán bộ cơ sở đã góp phần tạo chuyển biến trên nhiều lĩnh vực tại các địa phương.

Bài 3: Những "mũi tên" công phá tảng băng trì trệ

Ngày 25/6, cùng với các tỉnh, thành, Hà Nội khởi công Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Để có được 80% mặt bằng sạch triển khai dự án vào thời điểm ấy (vượt chỉ tiêu đề ra là 70%), trong đó có khoảng 15 nghìn ngôi mộ, những cán bộ cơ sở làm công tác tuyên truyền, vận động đã phải căng mình trước “đầu sóng, ngọn gió” để gỡ nút thắt tư tưởng cho người dân trong việc di dời mồ mả tổ tiên - vốn là khâu khó nhất trong giải phóng mặt bằng (GPMB).

Bài 3: Những "mũi tên" công phá tảng băng trì trệ

Xã Văn Bình, huyện Thường Tín có diện tích thu hồi đất GPMB Vành đai 4 khá lớn, khoảng 47,3ha, trong đó, số mộ cần phải di chuyển là 1.677 ngôi. Ông Nguyễn Đình Khảm, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Văn Giáp cho biết: Là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, khoa bảng nên yếu tố văn hóa truyền thống nơi đây rất sâu đậm. Dự án Vành đai 4 lại đi qua Đống Chùa Cửi (Nghĩa trang Chùa Cửi) nằm trên địa bàn xã đã có lịch sử vài trăm năm. Ở đó có cả ngôi mộ đá của Tiến sĩ thời nhà Lê nên đây không chỉ là nghĩa trang mà còn là tâm linh, là văn hóa lịch sử. Vì thế, việc di chuyển các ngôi mộ nơi đây là thách thức lớn của chính quyền địa phương.

Xác định thách thức đó và thực hiện sự chỉ đạo của huyện Thường Tín, xã Văn Bình đã thành lập Ban chỉ đạo, Tổ công tác vận động tuyên truyền; Trong đó, trưởng thôn, Bí thư chi bộ, cán bộ dân vận, cán bộ Mặt trận,... được xác định đóng vai trò tiên quyết; Vừa gần dân để lắng nghe tâm tư nguyện vọng của họ, từ đó đề đạt giúp chính quyền triển khai những phương án, cách làm phù hợp với đặc điểm, hình hình địa phương.

Đồng hành cùng người dân, xã Văn Bình đã thành lập Tổ công tác thường trực. Trong thời gian cao điểm người dân thực hiện di dời mồ mả, Tổ công tác đã phân công các thành viên trực ở nghĩa trang cũ và nghĩa trang mới, để vừa kiểm đếm, vừa hỗ trợ kịp thời những tình huống phát sinh, đảm bảo quyền lợi cho người dân. Những trường hợp nào còn nhiều tâm tư, thì cán bộ xã, Bí thư chi bộ, trưởng thôn sẽ trực tiếp đến lắng nghe và gỡ vướng cho họ.

“Về cơ bản người dân đều đồng thuận nhưng lăn tăn về tâm linh trong di chuyển mộ là điều không tránh khỏi. Vì vậy, tôi đề đạt với chính quyền phải thực hiện các lễ nghi một cách cẩn thận, tỉ mỉ. Ngoài mời thầy chùa về cúng còn mời các bậc lão thành, các trưởng họ tham gia cùng để đảm bảo tính tôn nghiêm; Đồng thời, hỗ trợ một cách tối đa trong công tác di chuyển mộ cho các hộ gia đình”- ông Khảm cho biết.

Bài 3: Những "mũi tên" công phá tảng băng trì trệ
Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Tân Dân Trịnh Văn Hiền

“Thời điểm vàng” để di dời mồ mả là thời điểm cuối năm 2022. Muốn vậy, xã Tân Dân (huyện Sóc Sơn) phải vận động được 12 hộ dân thôn Quán Mỹ tình nguyện bàn giao mặt bằng hơn 4.000m2 trước khi nhận tiền bồi thường để hỗ trợ phục vụ công tác di chuyển mộ. Ông Trịnh Văn Hiền, Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Tân Dân nhớ lại: “Để kịp tiến độ, sau nhiều buổi tuyên truyền tại nhà văn hóa, Tổ công tác đã đến từng hộ dân để vận động trực tiếp. Trước khi đi chúng tôi đã xác định là phải linh hoạt các thức vận động theo từng đối tượng, đồng thời trang bị đầy đủ kiến thức, trong tay chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết để khi dân hỏi, dân thắc mắc thì trưng ra cho người dân xem. Đồng thời, chúng tôi mang theo các văn bản để hộ nào đồng thuận thì thực hiện ký cam kết ngay. Nhờ chuẩn bị kỹ càng, chỉ trong hơn nửa ngày, 12 hộ dân thôn Quán Mỹ đã đồng thuận giao đất sớm”.

Nhớ về những ngày cùng tổ công tác vận động các hộ dân trên địa bàn, ông Nguyễn Văn Cần, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Quán Mỹ kể: “Tôi đã có sự trao đổi trước đó với tổ công tác để giúp các thành viên “hiểu” từng hộ. Tuy nhiên, hộ đầu tiên chúng tôi đến vận động lại không được thuận lợi. Họ không chống đối cũng không ủng hộ. Họ có 500m2 đất và vị trí ngay lối vào nghĩa trang, nên sự đồng thuận này là rất quan trọng. Sau một thời gian trao đổi, hộ dân này đưa ra “tối hậu thư”, nếu 11 hộ kia đồng ý thì cũng sẽ đồng ý”. Vì vậy, tổ công tác đã quyết tâm “đi một mạch” các hộ, rồi đem kết quả quay lại hộ đầu tiên”. Từ sự quyết tâm và thuận lợi đầu tiên đó, công tác di chuyển mộ của xã Tân Dân đã vượt tiến độ được thành phố và huyện giao.

Bài 3: Những "mũi tên" công phá tảng băng trì trệ

Bằng sự tâm huyết, trách nhiệm, ông Nguyễn Hữu Bằng, Bí thư Chi bộ, kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận Khu dân cư số 3, phường Ngọc Khánh (quận Ba Đình) đã góp phần làm thay đổi thói quen của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, xây dựng khu phố văn minh

Bài 3: Những "mũi tên" công phá tảng băng trì trệ
Ông Nguyễn Hữu Bằng (bên trái) cùng người dân Khu dân cư số 3 bên công trình tranh bích họa, làm đẹp diện mạo khu phố.

Trước đây, tại ngõ 9, phố Đào Tấn thuộc địa bàn Khu dân cư số 3, phường Ngọc Khánh từng tồn tại điểm tập kết rác tự phát suốt 20 năm. Trên vỉa hè khu đất trống duy nhất trong con ngõ, rác thải phế liệu, rác thải sinh hoạt theo thói quen nhiều năm của người dân dồn thành đống ngày này qua ngày khác. Bà Nguyễn Thị Thu Dung, một người dân sống tại khu dân cư kể lại: “Ngày nắng nóng mùi hôi bốc lên nồng nặc, còn ngày mưa, nước rác rỉ ra chảy lênh láng khắp đường, rất mất vệ sinh. Những người dân sống gần điểm rác thì hết sức khó chịu nhưng người dân trong khu, các hộ kinh doanh tại chợ dân sinh gần đó thì vẫn tới đổ trộm. Rác sinh hoạt chất đống khiến khu vực này rất nhếch nhác. Một thời gian, chính quyền có phối hợp công ty vệ sinh môi trường đặt xe thu gom rác, nhưng một số người vẫn vứt tràn lan, biến nơi đây thành điểm tập kết rác tự phát”.

Nhận thấy tình trạng này làm xấu mỹ quan đô thị, chính quyền địa phương đã phối hợp Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể khu dân cư tăng cường tuyên truyền, vận động, hướng dẫn Nhân dân đổ rác vào đúng nơi quy định. Dù vậy, việc thay đổi thói quen đã tồn tại suốt 20 năm qua không mấy dễ dàng. Hằng ngày, những hình ảnh nhếch nhác của địa điểm này liên tục được phản ánh lên phường, phương án bổ sung xe gom rác cũng không khả quan, khi người dân vẫn xả rác không theo giờ giấc, cuối cùng, đâu vẫn lại vào đấy.

“Đúng dịp 30/4, một lần nữa, chủ trương xóa “điểm đen” rác thải lại được quán triệt, lúc này, tôi mạnh dạn đề xuất ý tưởng biến điểm tập kết rác thành sân thể thao phục vụ lợi ích cho cộng đồng cư dân, chỉ như vậy người dân mới có ý thức hơn” - ông Nguyễn Hữu Bằng cho biết. Sau khi có văn bản UBND phường đồng ý với đề xuất, ông Bằng đã trực tiếp vận động từng hộ dân, cơ sở kinh doanh và nhanh chóng nhận được sự ủng hộ xã hội hóa từ các hộ kinh doanh quanh khu vực. Tiếp đó là đảng viên, người dân có điều kiện cũng tham gia ủng hộ, trực tiếp được mời lên nhà máy chọn dụng cụ và báo giá. Tổ dân phố, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên nhanh chóng ra quân thu dọn điểm tập kết rác. Bản thân ông Bằng cũng trực tiếp xắn tay áo đẩy từng xe rác, chung tay dọn dẹp mặt bằng trước khi lắp đặt thiết bị tập thể dục tại đây.

Bài 3: Những "mũi tên" công phá tảng băng trì trệ

Bằng sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, chỉ trong một tháng, điểm tập kết rác đã được xóa bỏ, trở thành sân tập thể thao ngoài trời cho người dân. Tháng 8/2023, sân thể thao ngoài trời được khánh thành, thu hút đông đảo người dân trong khu dân cư tham gia, thậm chí người dân các khu lân cận cũng tìm tới, xếp hàng chờ tập thể dục.

Sau thành công của công trình sân thể thao ngoài trời, ông Bằng hiện đang ấp ủ xây bồn hoa, lắp thêm máy tập thể dục tại những khu đất trống trong khu dân cư. Ngoài việc giải quyết những vấn đề khó, ông còn tích cực vận động người dân tham gia vệ sinh môi trường, vẽ tranh bích họa “xanh hóa” khu dân cư, phòng chống sốt xuất huyết, xây dựng các quỹ khuyến học cho con em trên địa bàn...

Bí quyết để tập hợp, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, theo ông Bằng, đó là từ người cán bộ cơ sở. Người cán bộ ở cương vị nào cũng cần trách nhiệm, lăn xả trong mọi nhiệm vụ. “Khi tôi tự tay đẩy từng xe rác, con trai tôi thắc mắc, sao bố là Bí thư Chi bộ mà lại phải làm việc này. Tôi bảo rằng, mình là người đứng đầu cơ sở mà không làm, thì ai còn nghe mình nói” - ông Bằng chia sẻ.

Bài 3: Những "mũi tên" công phá tảng băng trì trệ

Tổ dân phố số 5, phường Trung Văn có hơn 600 hộ dân với khoảng 2.800 nhân khẩu, trong đó, hơn 90% dân số địa phương là người công giáo, vì thế công tác tuyên truyền, vận động người dân có đặc thù riêng.

Ông Trương Đình Quý, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng ban Công tác mặt trận tổ dân phố số 5 cho biết: Bản thân không theo đạo nên ban đầu ông cũng gặp không ít bỡ ngỡ trong công tác vận động, tuyên truyền người dân. Tuy nhiên, bằng sự khéo léo, kiên trì và linh hoạt của mình, ông Trương Đình Quý đã tập trung tăng cường mối đoàn kết lương - giáo, tạo thành thế mạnh trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Bài 3: Những "mũi tên" công phá tảng băng trì trệ Bài 3: Những "mũi tên" công phá tảng băng trì trệ Bài 3: Những "mũi tên" công phá tảng băng trì trệ

Ban Công tác Mặt trận có 18 người thì 16 người là đồng bào công giáo. Vì thế, ngoài thông qua các thành viên của ban Công tác Mặt trận để truyền tải các nhiệm vụ, ông còn thông qua các chức sắc, chức việc và các buổi sinh hoạt công giáo cộng đồng để dùng chính “ngôn ngữ tôn giáo” nâng cao hiệu quả vận động, tuyên truyền.

Lấy ví dụ trong vận động người dân tham gia phòng cháy, chữa cháy, ông Quý cho biết: Là địa bàn có tốc độ đô thị hóa nhanh, có nhiều nhà chung cư cao tầng, khu đô thị mới phát triển xen kẹt lẫn khu dân cư nông thôn cũ, đường ngõ hẹp xe chữa cháy khó có khả năng tiếp cận. Vì thế, phương án phòng cháy, chữa cháy (PPCC) “4 tại chỗ” và nâng cao ý thức của người dân đối với việc này phải được đẩy mạnh.

Ngay khi có Nghị quyết chuyên đề của Đảng ủy phường và kế hoạch của UBND phường về công tác PCCC, Chi bộ tổ dân phố số 5 đã ban hành văn bản thực hiện nội dung này. Ban Công tác Mặt trận đã tổ chức họp, phân công từng cán bộ trực tiếp xuống từng ngõ vận động các hộ dân quyên góp để mua trang thiết bị thành lập các điểm PCCC công cộng và tổ liên gia phòng cháy chữa cháy; Vận động các hộ tự mua sắm trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy và mở lối thoát hiểm.

Bài 3: Những "mũi tên" công phá tảng băng trì trệ
Các mô hình điểm chữa cháy công cộng xuất hiện trên hầu khắp các quận, huyện thị xã của TP Hà Nội

Để phát huy vai trò nêu gương của người đứng đầu, đảng viên nơi cơ sở, ông Quý đã tự bỏ tiền túi mua trang thiết bị và thực hiện “mô phỏng” hai điểm phòng cháy chữa cháy công cộng. Từ hai điểm PCCC công cộng đầu tiên, người dân Tổ dân phố số 5 đã thành lập được 22 điểm (đạt 300%), vượt chỉ tiêu 7 điểm mà UBND phường giao phó.

“Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong PCCC không phải việc dễ dàng. Thực tế là khi đã có thiết bị PCCC nhưng treo ở đâu, trên tường nhà ai thì phải cần có sự đồng thuận của các hộ dân. Ngõ hẹp, nên nhiều hộ dân cũng không thoải mái, phải vận động, thuyết phục”, ông Quý chia sẻ và cho biết, tới nay trong Tổ dân phố số 5 chưa xảy ra vụ cháy nghiêm trọng nào. Có vụ cháy nhỏ thì nhờ có trang thiết bị PCCC tại chỗ và người dân được tập huấn kỹ năng nên được dập ngay từ sớm. Điều vui mừng nhất là các hộ dân kinh doanh nhà trọ đều rất ý thức trong trang bị các thiết bị PCCC.

(còn nữa)

Bài viết: Nguyễn Thị Thu Phương

Bài viết liên quan:

Bài 1: Thực trạng "vi rút" sợ trách nhiệm trong đội ngũ cán bộ Bài 2: Nhận diện, quyết tâm "trị bệnh" kịp thời Bài 4: Đối thoại với Nhân dân - Hành động của những cán bộ có trách nhiệm Bài 5: Tìm "vắc xin" cho "bệnh" sợ trách nhiệm
Bài 3: Những "mũi tên" công phá tảng băng trì trệ

« Xem bài 2

Xem bài 4 »

Nguyễn Thị Thu Phương