eMag azine
02/03/2024 07:00
Bài 3: Vì sao khó ngăn chặn thực phẩm "bẩn"?

02/03/2024 07:00

TTTĐ - Câu chuyện về thực phẩm bẩn được âm thầm đưa vào thị trường tiêu thụ vẫn gây nhức nhối nhiều năm qua. Đáng buồn hơn, không ít người vẫn vì "ham rẻ" sẵn sàng tiêu thụ không màng đến nguồn gốc không rõ ràng của các loại thực phẩm được dùng để chế biến.

thực phẩm

Bài 3: Vì sao khó ngăn chặn thực phẩm "bẩn"?

Câu chuyện về thực phẩm bẩn được âm thầm đưa vào thị trường tiêu thụ vẫn gây nhức nhối nhiều năm qua. Đáng buồn hơn, không ít người vẫn vì "ham rẻ" sẵn sàng tiêu thụ không màng đến nguồn gốc không rõ ràng của các loại thực phẩm được dùng để chế biến.

Bài 3: Vì sao khó ngăn chặn thực phẩm "bẩn"?

Hơn 3 năm ăn uống theo thói quen lựa chọn những chợ chiều truyền thống “siêu rẻ” hay canh “sale” từ các ứng dụng mua sắm online, chị Nguyễn Thu Hương (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) cũng nhiều lần mua phải hàng thực phẩm kém chất lượng và phổ biến nhất hàng không đầy đặn, ngon như ảnh.

Bài 3: Vì sao khó ngăn chặn thực phẩm "bẩn"?
Hình ảnh trên mạng đôi khi không giống như thực tế khi nhận đồ

Chị Hương chia sẻ “Có lần gia đình tôi đặt mua nồi lẩu ship online trên mạng, nồi lẩu khá “đầy đặn” lại được khuyến mại chỉ có hơn 300.000 đồng/nồi. Tuy nhiên khi ship đến, thức ăn được đựng trong túi nilon trông có vẻ như hàng đông lạnh, các loại gia vị kèm theo cũng đựng trong túi nilon, rau sống dập nát thậm chí còn sạn. Sau khi ăn xong nồi lẩu trên, cả nhà chị rơi vào tình trạng “miệng nôn trôn tháo” phải sử dụng men tiêu hoá mới “cầm” được”.

Lần khác, chị mua patê, khi nhận hàng xỉn màu, tanh, không thơm ngon. Các sự cố khác như đồ ăn nguội, thiếu, mặn, ngọt, nhiều dầu mỡ, mì chính hay giao chậm xảy ra thường xuyên nhất là những ngày trời mưa, nắng nóng hoặc lễ, Tết. Nhiều lần, chị Hương mua xong suất ăn rồi bỏ không ăn được.

Đáng lo ngại, nhiều người tiêu dùng cũng có suy nghĩ “tặc lưỡi” khi “lỡ” mua phải thực phẩm giá rẻ như chị Hương. Thậm chí, mức giá cạnh tranh của sản phẩm còn được quan tâm hơn nhãn hiệu hay địa chỉ của nhà sản xuất. Đây chính là khó khăn lớn nhất trong cuộc đấu tranh với thực phẩm không an toàn.

Bài 3: Vì sao khó ngăn chặn thực phẩm "bẩn"?
Lực lượng chức năng triệt phá tổng kho hàng giả nhãn hiệu nổi tiếng khi đang livestream, bán hàng trên Facebook vào dịp cuối năm 2023

Bởi để đáp ứng thị hiếu “ngon mà rẻ”, các cơ sở sản xuất phải tìm mọi cách để cạnh tranh. Việc sản xuất thực phẩm không rõ xuất xứ có chứa phụ gia độc hại và rẻ tiền sẽ là xu hướng tất yếu.

Ngược lại, nếu người tiêu dùng kiên quyết nói không với thực phẩm trôi nổi, không rõ xuất xứ, đặc biệt từ bỏ tâm lý thích sản phẩm giá rẻ và tập dần thói quen chọn hàng có nhãn hiệu rõ ràng, chất lượng với mức giá hợp lý thì các cơ sở sản xuất thực phẩm không an toàn sẽ không còn chỗ để tồn tại.

Nhìn chung vấn đề an toàn thực phẩm đòi hỏi phải có sự góp sức từ nhiều phía, mà đặc biệt quan trọng là chính người tiêu dùng thông qua quyền chọn lựa sản phẩm an toàn của mình.

Bài 3: Vì sao khó ngăn chặn thực phẩm "bẩn"?

Trong những năm qua, lực lượng chức năng đã phát hiện số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ bao gồm thịt bò, thịt lợn, thịt gà chết, một số loại nội tạng động vật, các loạt thức ăn sẵn... tại các kho lạnh chuẩn bị “tung” ra thị trường hay trên các chuyến xe tải trọng lớn vẫn bon bon “đổ hàng” cho các chợ đầu mối.

Tại thời điểm kiểm tra, đa phần hàng tấn thực phẩm loại này đều chưa xác định được chủng loại, không rõ nguồn gốc, đã hết hạn hoặc không có hạn sử dụng và đáng sợ hơn là đã chuyển màu và bốc mùi hôi thối. Khi những thông tin này được chia sẻ lên mạng xã hội, nhiều cư dân mạng không khỏi bàng hoàng và nghi ngờ các loại thực phẩm này nếu không kịp thời được ngăn chặn thì có thể đã xuất hiện tại các cửa hàng thực phẩm “siêu rẻ” bán tại các chợ online.

Bài 3: Vì sao khó ngăn chặn thực phẩm "bẩn"?
Lực lượng chức năng triệt phá kho thực phẩm không rõ nguồn gốc giấu giữa cánh đồng tại quận Bắc Từ Liêm

Những thực phẩm không rõ nguồn gốc, đã bốc mùi hôi thối hẳn nhiên tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với sức khỏe người dùng. Thế nên, nhiều người đã nhắc nhở nhau không nên vì thói quen "ham rẻ" mà tàn phá chính cơ thể mình bởi những thực phẩm bẩn.

Mặc dù các cơ quan chức năng đã quyết tâm điều tra, xử lý những địa chỉ bán hàng thực phẩm không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là các cửa hàng bán dạng “ship” trên chợ “ảo” nhưng chỉ như “bắt cóc bỏ đĩa”. Hơn nữa, việc xử lý vi phạm rất khó khăn bởi không dễ xác định địa chỉ kinh doanh ghi trên mạng.

Bà Phạm Thị Thanh Nhàn, Trưởng phòng Y tế quận Hoàn Kiếm khuyến cáo, hiện nay việc kiểm tra xử lý các thực phẩm chế biến sẵn “nhà làm” bán trên mạng xã hội gặp nhiều khó khăn vì địa chỉ bán hàng không rõ ràng, bán hàng ở một nơi, kho xưởng lại ở nơi khác và chủ yếu bán dạng ship tại nhà.

Bài 3: Vì sao khó ngăn chặn thực phẩm "bẩn"?
Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội Đặng Thanh Phong và bà Phạm Thị Thanh Nhàn - Trưởng phòng Y tế quận Hoàn Kiếm kiểm tra xét nghiệm thực phẩm giò đạt tiêu chuẩn trên địa bàn

Do đó, lực lượng chức năng cũng tăng cường tuyên truyền tại các tổ dân phố để người dân khi mua sắm trên mạng, đặc biệt là nông sản, thực phẩm, cần có nhận thức đúng, lựa chọn hàng đủ tiêu chuẩn vì nguy cơ mất an toàn thực phẩm hay bị trà trộn hàng giả, hàng nhái rất cao.

Qua kiểm tra thực tế một số địa chỉ kinh doanh thực phẩm sạch nhỏ lẻ trên địa bàn, cơ quan chức năng phát hiện nhiều trường hợp không có chứng từ chứng minh nguồn gốc, cũng như chất lượng hàng hóa chưa bảo đảm được tiêu chí sạch, an toàn thực phẩm.

Vì vậy, người tiêu dùng nên chọn mua thực phẩm sạch ở những địa chỉ tin cậy, có địa điểm cố định, đủ giấy tờ đăng ký kinh doanh. sản phẩm có nhãn mác thể hiện xuất xứ, hạn sử dụng, truy xuất nguồn gốc rõ rang… tránh rơi vào cảnh “tiền mất, tật mang” mà không biết kêu ai.

(Còn nữa)

Bài 1: "Ham rẻ" tiếp tay cho thực phẩm "bẩn" Bài 2: Đồ ăn online "khuất mắt trông coi" Bài 4: Đừng để khi ôm họa mới ân hận

Hương Thị - Hồng Mạnh

Bài 3: Vì sao khó ngăn chặn thực phẩm "bẩn"?

« Xem bài 2

Xem bài 4 »

Phạm Mạnh