eMag azine
20/04/2022 11:27
Bài 4: Đồng hành cùng F0 "vượt qua" dịch bệnh

20/04/2022 11:27

TTTĐ - Cuộc chiến chống dịch COVID-19 trong năm nay khác hẳn những năm trước đó đòi hỏi hoạt động của các tổ COVID-19 cộng đồng cũng phải thay đổi.

dịch bệnh

Bài 4: Đồng hành cùng F0 "vượt qua" dịch bệnh

TTTĐ - Cuộc chiến chống dịch COVID-19 trong năm nay khác hẳn những năm trước đó đòi hỏi hoạt động của các tổ COVID-19 cộng đồng cũng phải thay đổi. Thay vì phương thức “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, tổ hỗ trợ F0 điều trị tại nhà có sự chung sức của các bác sĩ với kinh nghiệm chi viện chống dịch COVID-19 cho nhiều địa phương đã thành lập Mạng lưới, nhóm facebook, zalo tư vấn online cho bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà.

Những năm trước, các tổ COVID-19 cộng đồng đã phát huy vai trò, hiệu quả trong việc “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, hỗ trợ chính quyền địa phương, lực lượng chức năng trong việc tuyên truyền, vận động, điều tra truy vết, giám sát đối tượng cách ly…; góp phần quan trọng trong công tác phòng chống dịch.

Với tinh thần quyết tâm cao nhất “chống dịch như chống giặc”, cùng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành và tinh thần trách nhiệm của các tổ COVID-19 cộng đồng, đã góp phần cùng cả huyện thực hiện mục tiêu kép “vừa chống dịch COVID-19 – vừa phát triển kinh tế .

Bài 4: Đồng hành cùng F0 "vượt qua" dịch bệnh

Tuy nhiên, trong năm 2021, dịch bệnh ngày càng lan rộng với sự xuất hiện của biến chủng Omicron. Hà Nội đã có những thay đổi trong việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, cụ thể là việc để các trường hợp F0 điều trị tại nhà.

Lúc này, vai trò và phương thức hoạt động của tổ hỗ trợ F0 điều trị tại nhà cũng thay đổi và ngày càng được nâng cao như kết hợp với Trạm Y tế lưu động thực hiện công tác giám sát đối với các F1 cách ly tại nhà, F0 điều trị tại nhà, hỗ trợ mua thực phẩm đối với các hộ gia đình, áp dụng công nghệ thông tin để quản lý các F0…

Bài 4: Đồng hành cùng F0 "vượt qua" dịch bệnhCác nhóm Zalo được thành lập để hỗ trợ người dân điều trị tại nhà.

Bên cạnh việc tiếp tục phát huy vai trò, "Tổ hỗ trợ F0 điều trị tại nhà" tại nhiều xã phường tại Hà Nội, đã có những nắm bắt kịp thời, linh hoạt các mục tiêu hiệu quả để thích ứng an toàn trong tình hình mới, góp phần quan trọng trong việc kiểm soát, đẩy lùi dịch COVID-19 tại địa bàn Thủ đô.

Tại nhiều địa bàn, tổ hỗ trợ F0 điều trị tại nhà thành lập những nhóm Zalo ở các tổ dân phố, công khai số điện thoại hỗ trợ của bác sĩ, để có thể hỗ trợ chăm sóc nhiều F0, F1 tại nhà.

Tham gia tổ hỗ trợ điều trị F0 thể nhẹ tại nhà thuộc Trạm Y tế lưu động phường Vĩnh Phúc (quận Ba Đình), Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Vĩnh Phúc Ngô Thùy Linh cùng bà Vũ Thị Tuyết Mai và bà Nguyễn Thị Hải Yến (Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Vĩnh Phúc) liên tục nắm thông tin về các trường hợp nhiễm COVID-19 trên địa bàn, việc quản lý F0 tại nhà thông qua mã QR mang lại rất nhiều thuận lợi cho lực lượng y tế và người bệnh, giúp họ có tâm lý thoải mái, yên tâm khi chữa trị tại nhà.

Thực hiện quản lý bệnh nhân trên trang tổng hợp nên tổ hỗ trợ F0 điều trị tại nhà, Trạm Y tế lưu động tại đây kết hợp cùng các bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương có thể theo dõi được tình trạng F0 đang điều trị tại nhà và có những hỗ trợ kịp thời.

Việc điều trị tại nhà với các trường hợp F0 nhẹ được đưa ra nhằm giảm tải áp lực cho các cơ sở thu dung điều trị. Tuy nhiên, nếu điều trị tại nhà cần một lượng lớn y bác sĩ tham gia hỗ trợ trong khi đó y tế địa phương đã quá tải.

Bài 4: Đồng hành cùng F0 "vượt qua" dịch bệnhTrạm Y tế phường Quan Hoa ứng dụng hiệu quả các phần mềm hỗ trợ F0

Trước tình cảnh đó, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã lên ý tưởng thành lập mạng lưới thầy thuốc từ xa để hỗ trợ các F0 điều trị tại nhà trên cơ sở huy động các bác sĩ đang tạm thời không công tác (vì thời điểm đó cả nước đang thực hiện giãn cách xã hội) tình nguyện tham gia hỗ trợ người bệnh.

ThS. DS Nguyễn Hữu Tú - Ủy viên BCH Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, cho biết: Khi gọi điện tư vấn cho F0 điều trị tại nhà, cuộc gọi đầu tiên rất quan trọng, bởi với bất cứ ai cũng mang năng tâm lý, khi bị nhiễm COVID-19, họ thường rất hoang mang, lo lắng. Do vậy, khi được sự hỗ trợ của lực lượng y tế người bệnh sẽ an tâm hơn và có những hành động đúng (sử dụng thuốc, tập luyện, chế độ dinh dưỡng để nâng cao sức theo). Do vậy số lượng bệnh nhân chuyển nặng và tử vong giảm nhiều.

Suốt 10 năm gắn bó với nghề y, việc tham gia mạng lưới này vẫn là khoảng thời gian đầy ý nghĩa đối với bác sĩ Dương Văn Hiếu (Bệnh viện 19/8 Bộ Công an).

Bài 4: Đồng hành cùng F0 "vượt qua" dịch bệnh

Tham gia Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành ở Hà Nội, ngay cả trong những ngày nghỉ hay dịp Tết Nguyên đán vừa qua, bác sĩ Hiếu và những thành viên khác vẫn phải làm việc "xuyên Tết".

Bác sĩ Hiếu chia sẻ "Các bác sĩ không chỉ hỗ trợ về chuyên môn y tế mà còn tư vấn cho bệnh nhân về các mảng khác, hỏi thăm và ghi nhận bệnh nhân có cần giúp đỡ lương thực thực phẩm, nhu cầu thiết yếu gì không để phối hợp với các cơ quan đoàn thể hỗ trợ kịp thời, tối đa cho bệnh nhân, đảm bảo người bệnh có đủ điều kiện điều trị và cách ly tại nhà. Nhóm Thầy thuốc đồng hành đã "lên dây cót" hỗ trợ các bệnh nhân F0 24/24”.

(Còn nữa)

Bài viết liên quan:

Bài 1: Thực tiễn đòi hỏi Bài 2: Hơn cả trách nhiệm và nghĩa vụ Bài 3: Mang "sự sống" tới cho người bệnh Bài 5: Minh chứng cho sức mạnh toàn dân

<< Xem bài 3

Xem bài 5 >>

Bài 4: Đồng hành cùng F0 "vượt qua" dịch bệnh