eMag azine
03/03/2024 08:00
Bài 4: Đừng để "ôm họa" mới ân hận

03/03/2024 08:00

TTTĐ - Ngộ độc thực phẩm rất dễ xảy ra khi người tiêu dùng ăn phải thực phẩm có chứa độc tố, hóa chất hoặc tác nhân lây nhiễm như vi khuẩn, virus, kí sinh trùng… Mặc dù các biến chứng do ngộ độc thực phẩm rất hiếm gặp nhưng trong một số trường hợp có thể gây tử vong. Đáng lo ngại, không ít bà nội trợ vẫn còn tâm lý thờ ơ, xem nhẹ tính mạng của chính bản thân và gia đình.

ân hận

Bài 4: Đừng để khi ôm họa mới ân hận

Ngộ độc thực phẩm rất dễ xảy ra khi người tiêu dùng ăn phải thực phẩm có chứa độc tố, hóa chất hoặc tác nhân lây nhiễm như vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng… Mặc dù các biến chứng do ngộ độc thực phẩm rất hiếm gặp nhưng trong một số trường hợp có thể gây tử vong. Đáng lo ngại, không ít bà nội trợ vẫn còn tâm lý thờ ơ, xem nhẹ tính mạng của chính bản thân và gia đình.

Bài 4: Đừng để khi ôm họa mới ân hận

Đáng buồn hơn, nhiều người tiêu dùng dù đôi lần bị đau bụng, tiêu chảy hay có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm vẫn “trung thành” lựa chọn những thực phẩm có mức giá rẻ phù hợp với thu nhập. Thậm chí, nhiều người cho rằng, nếu chẳng may bị ngộ độc thực phẩm thì cũng khó… chết người.

Trên thực tế, rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm như: Do nhiễm vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, phụ gia thực phẩm, thực phẩm chứa thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, kháng sinh, thức ăn hư hỏng, biến chất...

Bài 4: Đừng để khi ôm họa mới ân hận Bài 4: Đừng để khi ôm họa mới ân hận

Ngộ độc thực phẩm ở mức độ nhẹ gây tổn thương đường tiêu hoá với các triệu chứng như: Đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy nhưng cũng có thể gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác như thận, não, cơ do mất nước, rối loạn điện giải... Trường hợp nặng có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Tùy thuộc vào tác nhân gây ngộ độc, các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm có thể xuất hiện vài phút, vài giờ hoặc vài ngày sau khi ăn phải thức ăn gây ngộ độc.

Các trường hợp ngộ độc do vi khuẩn thường chiếm tỷ lệ cao do thực phẩm nhiễm các vi khuẩn như: Salmonella, E.coli, Campylobacter, Escherichiacoli, Listeria, Bacillus cereus, Vibrio, Clostridium botulinum… Những vụ ngộ độc do vi khuẩn đã ghi nhận một số ca tử vong.

Bài 4: Đừng để khi ôm họa mới ân hận
Bệnh nhân ngộ độc thực phẩm nguy kịch phải thở máy

Tháng 10/2023, tại TP Hồ Chí Minh, người bị ngộ độc do ăn bánh su kem nhiễm vi khuẩn salmonella spp, trong đó có 62 người bị ngộ độc (25 người nhập viện điều trị, 36 người tự mua thuốc uống ở nhà và một em bé 6 tuổi tử vong).

Thực phẩm đóng hộp cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc như nhiễm độc tố Botulinum nếu chế biến, bảo quản và sử dụng không đúng cách. Thời gian qua đã xảy ra một số trường hợp người bệnh phải nhập viện và có tử vong do bị ngộ độc Botulinum.

Cụ thể, tháng 5/2023, TP Hồ Chí Minh ghi nhận một số ca ngộ độc botulinum sau khi ăn chả lụa, mắm trong đó một người đàn ông biến chứng nặng, suy đa cơ quan, ngưng tim và tử vong.

Trước đó, năm 2020, các bệnh viện tuyến trên điều trị những ca bệnh nguy kịch nghi do ngộ độc thực phẩm pate chay. Tác nhân chính có trong pate chay gây ra ngộ độc là botulinum.

Bài 4: Đừng để khi ôm họa mới ân hận

Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), dạng ngộ độc phổ biến nhất là qua đường ăn uống, thường gọi ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc do độc tố botulinum là ngộ độc nặng, nguy cơ tử vong cao hoặc ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe. Độc tố này chưa đến 0,1mg đã có thể gây tử vong, có thể coi là một trong các chất độc độc nhất hiện nay.

Bài 4: Đừng để khi ôm họa mới ân hận
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)

Đặc biệt, các sản phẩm sản xuất thủ công, tại gia đình, kinh doanh nhỏ lẻ, không được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng.

"Vì vậy, người dân nên ưu tiên ăn các thực phẩm mới chế biến, mới nấu chín. Lưu ý nấu chín sẽ phá hủy độc tố botulinum (nếu không may có trong thực phẩm).

Với các thực phẩm lên men, đóng gói hoặc che đậy kín theo cách truyền thống (như dưa muối, măng, cà muối…) cần đảm bảo phải chua, mặn, khi thực phẩm hết chua thì không nên ăn", bác sĩ Nguyên khuyến cáo.

Bộ Y tế khuyến cáo, với thực phẩm đóng gói sẵn và có nhãn mác đầy đủ, để chọn được thực phẩm có chất lượng và giảm thiểu nguy cơ mất an toàn, cần lưu ý chung về cách lựa chọn thực phẩm. Thứ nhất, sản phẩm bao gói phải nguyên vẹn như ban đầu của nhà sản xuất, nhãn mác phải có đủ thông tin chính liên quan đến sản phẩm gồm: Tên sản phẩm, nơi sản xuất, số lô sản phẩm, ngày sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, thành phần cấu tạo chính.

Người tiêu dùng chỉ chọn những thực phẩm còn hạn sử dụng. Đối với thực phẩm chế biến sẵn, cần có thêm thông tin về các phụ gia thực phẩm thường được sử dụng như chất bảo quản, phẩm màu. Người tiêu dùng cần lưu ý đọc kỹ thông tin thành phần trên nhãn thực phẩm để tránh nếu có khả năng dị ứng với một hoặc nhiều thành phần trong thực phẩm.

Bài 4: Đừng để khi ôm họa mới ân hận Kiểm tra việc dán nhãn thực phẩm cần niêm yết ngày sản xuất cũng như hạn sử dụng
Bài 4: Đừng để khi ôm họa mới ân hận Bài 4: Đừng để khi ôm họa mới ân hận

Thứ hai, sản phẩm phải được bảo quản ở điều kiện phù hợp với yêu cầu của nhà sản xuất. Ví dụ: Sản phẩm thịt, thủy sản đông lạnh phải để trong tủ lạnh đông; sữa tươi và sản phẩm từ sữa phải được bảo quản trong tủ lạnh ở 2 - 5 độ C; sản phẩm đóng gói sẵn từ ngũ cốc được bảo quản nơi khô mát ở nhiệt độ phòng…

Bà Lê Thị Hằng, Trưởng phòng Chuyên môn Nghiệp vụ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đưa ra khuyến cáo, người tiêu dùng phải có kiến thức cơ bản để biết cách lựa chọn các mặt hàng đóng gói sẵn. Mọi người khi mua thực phẩm loại này thì chỉ chọn thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, kiểm tra kỹ nhãn mác, tuyệt đối không sử dụng thực phẩm đã có dấu hiệu ôi thiu, mốc hỏng.

Bài 4: Đừng để khi ôm họa mới ân hận
Bà Lê Thị Hằng, Trưởng phòng Chuyên môn Nghiệp vụ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra công tác đảm bảo ATTP tại các chợ và siêu thị

Ngoài ra, người tiêu dùng cần quan sát kỹ thông tin trên bao bì sản phẩm, bao bì phải có đầy đủ các nội dung về nhãn mác theo quy định như: Tên sản phẩm, thông tin nơi sản xuất, xuất xứ, ngày sản xuất, giới hạn sử dụng, định lượng, thành phần hoặc thành phần định lượng, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, thông báo cảnh báo.

Đối với sản phẩm nhập khẩu phải có nhãn phụ có thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt. Người tiêu dùng không lựa chọn, sử dụng thực phẩm khi có dấu hiệu bị phồng hộp.

Hương Thị - Hồng Mạnh

Bài 1: "Ham rẻ" tiếp tay cho thực phẩm "bẩn" Bài 2: Đồ ăn online "khuất mắt trông coi" Bài 3: Vì sao khó ngăn chặn thực phẩm "bẩn"?
Bài 4: Đừng để khi ôm họa mới ân hận

« Xem bài 3

Phạm Mạnh