eMag azine
19/05/2024 11:00
Bài 4: Dùng nghệ thuật để lay động con tim

19/05/2024 11:00

TTTĐ - Lấy lời ca, tiếng hát, các tác phẩm văn học nghệ thuật để lay động con tim, lan tỏa tình yêu quê hương, đất nước trên mạng xã hội là những cách mà những người trẻ đang dùng để thể hiện trách nhiệm nghệ sĩ - chiến sĩ của mình trên mặt trận văn hóa.

nghệ

Bài 4: Dùng nghệ thuật để lay động con tim

TTTĐ - Lấy lời ca, tiếng hát, các tác phẩm văn học nghệ thuật để lay động con tim, lan tỏa tình yêu quê hương, đất nước trên mạng xã hội là những cách mà những người trẻ đang dùng để thể hiện trách nhiệm nghệ sĩ - chiến sĩ của mình trên mặt trận văn hóa.

Bài 4: Dùng nghệ thuật để lay động con tim

C

ác chuyên gia nhận định rằng, hiện nay, số anh em văn nghệ sĩ viết về vấn đề bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng một cách trực diện trên mạng xã hội không nhiều. Họ ngại viết những vấn đề này sẽ bị “ném đá”, bị cho là "thế này, thế kia". Bởi vậy, việc viết những tác phẩm có giá trị nội dung tốt cũng là cách để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đó là những bài hát, nhạc phẩm ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi quê hương đất nước, khơi dậy khát vọng thanh niên, khát vọng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…

Bài 4: Dùng nghệ thuật để lay động con tim

PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương

Bên cạnh đó, để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật thì rất cần những cây bút lý luận, phê bình, trong đó cơ quan cao nhất của lĩnh vực này là Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương.

PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ cho biết Hội đồng đã thành lập được 21 năm, thường xuyên mở lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo, văn hóa, thông tin, các cơ quan báo đài, tạp chí, nhà xuất bản, các viện nghiên cứu, trường đại học. Những chuyên gia thuộc Hội đồng là những người có tiếng nói, có trình độ, có phương pháp cùng nhiều tác phẩm lý luận, phê bình có giá trị, gây tiếng vang trong dư luận.

Các lớp bồi dưỡng rất thiết thực, được sự quan tâm lớn từ phía các học viên, đặc biệt là các chuyên đề về đấu tranh với các thế lực thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên mặt trận văn hóa, văn nghệ bằng lý luận, thực tiễn, dẫn chứng cụ thể.

Hội đồng cũng hết sức quan tâm, bồi dưỡng các cây bút lý luận, phê bình trẻ. Họ đầy nhiệt huyết và trách nhiệm và cần được trang bị bản lĩnh cũng như phương pháp, lý luân, luận cứ, luận điểm để đấu tranh một cách bài bản và khoa học. Để từ đó họ phê bình, đấu tranh một cách thuyết phục với những vấn đề của văn học nghệ thuật trong đó có bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Nghệ sĩ Lê Thanh Phong - Trưởng đoàn nghệ thuật UNESCO di sản Dân ca xứ Nghệ tại Hà Nội bày tỏ anh rất tâm đắc với câu nói của Hồ Chủ tịch: "Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy" hay “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Chính nền tảng tư tưởng cốt lõi của cách mạng đã ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống trong đó có hoạt động văn hóa nghệ thuật của các nghệ sĩ trong xã hội ngày nay.

Trong bối cảnh hiện đại ngày nay, chúng ta càng phải quyết tâm hơn nữa trong công cuộc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, những giá trị to lớn mà Đảng mang lại cho dân tộc. Bởi lẽ trong quá trình mở của hội nhập mạnh mẽ, có nhiều nền văn hóa khác nhau, nhiều hình thức nghệ thuật mới lạ du nhập vào đất nước mình, đăc biệt với Thủ đô Hà Nội, mảnh đất hội tụ văn hóa bốn phương.

Bài 4: Dùng nghệ thuật để lay động con tim

Nghệ sĩ Lê Thanh Phong - Trưởng đoàn nghệ thuật UNESCO di sản Dân ca xứ Nghệ tại Hà Nội

Anh chiêm nghiệm: “Chúng ta cần phải biết chọn lọc, tiếp thu, làm giàu thêm văn hóa của Thủ đô nói riêng và đất nước mình nói chung. Dù vậy, chúng ta vẫn phải đảm bảo được giữ gìn bản sắc độc đáo của Hà Nội, của Việt Nam, đảm bảo tuyên truyền chính trị, tính thống nhất trong đường lối lãnh đạo văn hóa, nghệ thuật của Đảng”.

Là người con của Nghệ An, cá nhân Lê Thanh Phong cũng như đoàn Nghệ thuật UNESCO di sản Dân ca xứ Nghệ do Thanh Phong làm Trưởng đoàn luôn quan tâm, tập trung và hướng toàn bộ tâm huyết của mình vào nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Bởi lẽ, dân ca xứ Nghệ là một di sản văn hóa của dân tộc, cần phải thổi sức sống mới vào đời sống đương đại.

Bên cạnh đó, bảo vệ và phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc là điều mà Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng. Sự kết hợp giữa những làn điệu ví, giặm với nội dung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, khơi dậy tình yêu quê hương đất nước giúp các tiết mục vừa đi vào lòng người vừa thắm đượm bản sắc văn hóa Việt Nam.

Bài 4: Dùng nghệ thuật để lay động con tim

Lê Thanh Phong cho biết, các đoàn nghệ thuật khác thì có thể hoạt động nhiều vào 3 tháng lễ hội mùa xuân nhưng riêng anh chị em trong Đoàn nghệ thuật UNESCO di sản Dân ca xứ Nghệ có lịch biểu diễn các vở diễn, nhiều chương trình nhất vào dịp tháng 5 - gắn liền sinh nhật Bác. Đoàn nhận được rất nhiều hợp đồng, lời mời biểu diễn khắp nơi vào dịp này. Mỗi cá nhân diễn viên trong đoàn cũng được mời đi diễn ở các chương trình kỷ niệm sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Điều đó cho thấy sức sống của dân ca xứ Nghệ, của văn hóa truyền thống vẫn lâu bền, thường trực trong đời sống hiện đại.

Đoàn luôn tổ chức, dàn dựng và đi biểu diễn các vở diễn, chương trình phục vụ đồng bào chiến sĩ cả nước như: “Dâng Người câu hát quê hương”, “Miền Nam trong tim Bác”, “Hương sen dâng Bác”… Đặc biệt, chuỗi chương trình nghệ thuật “Hương sen dâng Bác” được duy trì liên tục 5 năm, được các đài truyền hình ghi hình, phát sóng để lan tỏa lòng kính yêu, biết ơn của các thế hệ người Việt Nam với Bác Hồ kính yêu thông qua làn điệu dân ca quê hương của Người - một di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận.

Bài 4: Dùng nghệ thuật để lay động con tim

Nghệ sĩ Lê Thanh Phong rất tâm đắc với câu nói của Hồ Chủ tịch: "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy" hay “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Chính nền tảng tư tưởng cốt lõi của cách mạng đã ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống trong đó có hoạt động văn hóa nghệ thuật của các nghệ sĩ trong xã hội ngày nay.

Lê Thanh Phong xúc động cho biết: “Năm nay, lần đầu tiên chúng tôi vinh dự được dàn dựng thực cảnh và biểu diễn trực tiếp “Hương sen dâng Bác” tại Khu di tích Phủ Chủ tịch, tại khu vực nhà sàn và ao cá Bác Hồ. Đây là ý tưởng mới của Thanh Phong, làm nên một chương trình đặc biệt.

Bởi lẽ, hát, biểu diễn tại các sân khấu với âm thanh, ánh sáng thì nhiều rồi nhưng được thể hiện các ca khúc tại trực tiếp tại các khu di tích, địa chỉ linh thiêng gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp của Bác thì người nghệ sĩ sẽ có những cảm xúc vô cùng bồi hồi, xúc động, tự hào, tạo nên tiếng hát hay nhất.

Chúng tôi hát mộc, không có nhạc đệm bên ao cá, bên đường sỏi, dưới những con đường, tán cây, bên nhà sàn đã từng gắn bó với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tái hiện các ca cảnh “Lời Bác dặn trước lúc đi xa”, “Hương sen quê Bác” cùng các làn điệu dân ca “Nắng Nam Đàn”, “Ba Đình thu nhớ Bác”…

Chương trình diễn ra rất cảm động, thiết tha. Rất đông đồng bào, chiến sĩ, du khách quốc tế vào lăng viếng Bác dừng lại xem. Mặc dù trời nắng nóng nhưng ai cũng trật tự, tiếng thở cũng rất khẽ khàng để nghe rõ hơn câu ví dặm, nghe rõ hơn đoạn ca cảnh, đối thoại tái hiện lại hành trình cứu nước, lãnh đạo dân tộc Việt Nam thoát ách lầm than đô hộ, tìm ra con đường giải phóng dân tộc, mang lại ấm no, hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà.

Điều đặc biệt cả diễn viên, khách, khán giả đứng gần nhau trong khung cảnh thực tế, tiếng hát thực tế, những con tim cùng cộng hưởng lòng biết ơn, kính yêu Bác và cùng xúc động nghẹn ngào. Điều đó đã góp phần vào việc tiếp tục lan tỏa công lao, tư tưởng, cống hiến của Bác với đất nước Việt Nam chúng ta.

Điều này cũng giúp cho nghệ sĩ chúng tôi cùng với cả nước tiếp tục học tập và làm theo gương Bác Hồ vĩ đại, cùng nhau chung tay bằng mọi hình thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng để góp phần xây dựng đất nước ta giàu đẹp hơn”.

Bài 4: Dùng nghệ thuật để lay động con tim

Những status của nghệ sĩ chia sẻ về niềm tự hào dân tộc

Theo nghệ sĩ Lê Thanh Phong, với nhiệm vụ và ý thức của mình, các nghệ sĩ trong đoàn luôn lan tỏa các hoạt động trên không gian mạng để đưa tiếng hát, lan truyền thông điệp những tác phẩm mình biểu diễn tới đông đảo khán giả hơn. Đều là những người trẻ, họ biết tận dụng mọi ưu thế của khoa học công nghệ, của mạng xã hội tuyên truyền cho những chương trình đầy ý nghĩa, mang tính chất giáo dục truyền thống lịch sử, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

“Trước khi chương trình diễn ra một tuần, các nghệ sĩ đã thiết kế poster, làm các đoạn tiktok để up lên mạng xã hội. Hiệu quả của việc làm này rất cao, khi đông đảo khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ đã quan tâm, inbox hỏi có bán vé không. Với những chương trình ý nghĩa như thế này chúng tôi không bán vé và rất vui mừng là nhiều khán giả đã theo dõi hoạt động của đoàn, đến các địa điểm biểu diễn để xem và lĩnh hội những nội dung chúng tôi muốn truyền tải.

Điều đó làm anh chị em nghệ sĩ chúng tôi rất hạnh phúc vì hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chức năng nghệ sĩ - chiến sĩ của mình, lan tỏa được những giá trị văn hóa truyền thống, góp sức bảo vệ vững chắc quan điểm, đường lối của Đảng trong đời sống hiện tại”, nghệ sĩ Lê Thanh Phong bày tỏ.

Bên cạnh đó, với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội như hiện nay, đây cũng là một công cụ để các thế lực phản động dễ bề lợi dụng, lan truyền những thông tin, luận điệu độc hại. Các văn nghệ sĩ bằng nhiều hình thức đã đấu tranh trực tiếp và gián tiếp, bác bỏ những âm mưu đó.

Bằng những status ca ngợi sự đúng đắn, những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, khơi gợi và lan tỏa những hoạt động nghệ thuật ý nghĩa vào các dịp kỉ niệm ngày lễ lớn, nghệ sĩ đã góp phần lan tỏa, củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, ghi nhớ những dấu mốc quan trọng với lịch sử đất nước, khơi gợi lòng tự hào dân tộc, phát huy tinh thần chiến đấu và cống hiến để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Những status này theo sức lan tỏa của internet không chỉ đến với đông đảo người hâm mộ mà còn cho bạn bè quốc tế thấy được tâm huyết và sự chung tay của nghệ sĩ với đồng bào trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay.

(Còn nữa)

Bài viết: Cẩm Tú

Trình bày: Thành Trung

Cẩm Tú - Thành Trung