eMag azine
02/12/2023 07:00
Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

02/12/2023 07:00

TTTĐ - Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ.

Đứng đầu

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

Tây Hồ, Mê Linh, Sơn Tây là ba địa phương của Hà Nội đã giải quyết được nhiều khâu khó. Kết quả này được các cấp trong hệ thống chính trị thành phố ghi nhận, đánh giá cao; Trong đó không thể không kể đến vai trò quan trọng của "người đứng đầu" các cấp tại địa phương.

tự giác, gương mẫu, "soi chiếu" bản thân

Vừa qua, sau khi tiến hành sơ kết giữa nhiệm kỳ việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, quận Tây Hồ đã đạt được những kết quả tích cực với nhiều chỉ tiêu đạt và vượt mức kế hoạch đề ra. Kết quả đạt được là nhờ sự đổi mới, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung hướng tới giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của cơ sở.

Theo Bí thư Quận ủy Tây Hồ, dù chọn đúng việc khó, việc mới nhưng hiệu quả chưa rõ nét. Thêm vào đó, điểm yếu hiện nay của chúng ta là công tác phối hợp. Từng con người rất giỏi, rất tốt nhưng khi phối hợp còn chưa đồng bộ, nên công việc chưa trôi chảy. Nhìn nhận từ thực tế, vẫn có những hạn chế, tồn tại, khi cán bộ còn có biểu hiện “đùn đẩy”, “né tránh” trách nhiệm, sợ sai không dám làm, “lòng vòng” đẩy việc từ đơn vị này sang đơn vị khác. Có nhiều việc tồn đọng chưa được giải quyết, chức trách thực hiện nhiệm vụ chưa cao - “Đây chính là biểu hiện của việc “không thuộc bài”, Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

CHỈ THỊ 24 ĐƯỢC XÁC ĐỊNH LÀ “LUỒNG GIÓ” MỚI TRONG THỰC HIỆN KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG THỰC THI CÔNG VỤ CỦA QUẬN TÂY HỒ

Bởi vậy, theo Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng, Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ của quận nói riêng, Hà Nội nói chung.

Đồng chí Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh, việc quán triệt Chỉ thị 24 đến từng chi, đảng bộ, tổ chức đảng và đảng viên nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc, rõ nét, hiệu quả về việc tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị quận Tây Hồ, cũng như tạo sự thống nhất trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị của Thành ủy Hà Nội.

Bám sát Chỉ thị số 24, Kế hoạch triển khai thực hiện, Quận ủy Tây Hồ chỉ rõ 6 nhóm nội dung, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp để giải quyết những việc hạn chế, tồn đọng. Trong đó có giải pháp triển khai đảm nhận chỉ đạo giải quyết việc mới, việc khó: Cấp càng cao, càng phải đảm nhận nhiều việc khó; Người đứng đầu nhận nhiều việc khó nhất.

Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

Theo đồng chí Bí thư Quận ủy Tây Hồ, để thực hiện nghiêm Chỉ thị 24, trách nhiệm đầu tiên thuộc về cán bộ, đảng viên. Bản thân người cán bộ, đảng viên phải tự giác, gương mẫu, soi chiếu bản thân để nhận diện những biểu hiện vi phạm đã được nêu. Nếu có, phải tự chấn chỉnh ngay, không để xảy ra các sai phạm trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ. Khi gặp việc khó, cán bộ, đảng viên phải chủ động đề xuất giải pháp để địa phương, đơn vị thực hiện, chứ không phải tìm cách đẩy việc. Từng cơ quan, đơn vị phải xây dựng quy trình nội bộ, cá thể hóa trách nhiệm của từng cá nhân. Trong sinh hoạt, các chi bộ cần phát hiện những đảng viên có biểu hiện còn sao nhãng, tiêu cực, “né tránh”, “đùn đẩy” công việc.

Hiện nay trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền là rất lớn! - Đồng chí Lê Thị Thu Hằng - Bí thư Quận ủy nhấn mạnh khi quán triệt Chỉ thị 24.

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

Đồng chí Bí thư Quận ủy Tây Hồ nhấn mạnh, hiện nay trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền là rất lớn. Cá nhân người đứng đầu không nắm chắc, sâu sát với công việc, không có khả năng dự báo tình hình, nhìn ra được những việc gấp, việc khó cần tập trung giải quyết, sẽ dễ dẫn tới tình trạng chậm muộn, thậm chí không khắc phục được hậu quả.

Phát huy vai trò người đứng đầu, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cũng ký kế hoạch cụ thể về quán triệt, thực hiện Chỉ thị 24.

Ông Nguyễn Đình Khuyến, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ khẳng định, việc triển khai Chỉ thị 24 đã được thực hiện đến 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Đứng đầu Ông Nguyễn Đình Khuyến, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ khẳng định, việc triển khai Chỉ thị 24 đã được thực hiện đến 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Theo ông Nguyễn Đình Khuyến, Chủ tịch UBND quận tây Hồ, việc triển khai Chỉ thị 24 nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, quyết tâm chính trị, tinh thần tự giác, gương mẫu của các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Qua đó, tạo chuyển biến sâu sắc, rõ nét, hiệu quả về tăng cuờng kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm trong giải quyết công việc ở các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp và UBND các phường thuộc quận.

Đối với hệ thống chính quyền quận, xác định nội dung công việc theo phương châm 5 rõ “rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm và rõ hiệu quả”, gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, tích cực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhất là người đứng đầu với quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt, hiệu quả, đúng quy định.

việc khó - có tây hồ

Sự quyết liệt trong chỉ đạo, dám nghĩ, dám làm, dám đảm nhận việc khó của Tây Hồ rõ nét nhất đó là di dời tàu thuyền cũ nát ra khỏi Hồ Tây. Đây là một việc rất khó. Bởi từ đầu năm 2017, UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo 38 yêu cầu chấm dứt toàn bộ hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh trong phạm vi quản lý Hồ Tây; Xác định vị trí tập kết và tổ chức di chuyển các tàu thuyền, phương tiện nổi về một vị trí tập kết để xây dựng kế hoạch tháo dỡ, di dời triệt để các phương tiện này ra khỏi hồ.

Từ năm 2017 đến năm 2022, đã có đã có hơn phương tiện lớn nhỏ của 5 doanh nghiệp tự giác di dời khỏi hồ. Việc khó nhất là di chuyển 4 phương tiện (3 tàu và 1 sàn nổi của 2 doanh nghiệp, trong đó có những phương tiện nặng đến 400 tấn) chưa chấp hành di dời.

Di dời những chiếc tàu cuối cùng ra khỏi Hồ Tây là “điều tất yếu phải làm”!

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

Thời điểm đầu năm 2023, người đứng đầu chính quyền quận Tây Hồ khẳng định việc để tồn tại những chiếc tàu, thuyền cũ nát, hoang tàn không chỉ ảnh hưởng đến cảnh quan của hồ Tây mà còn gây ô nhiễm mặt nước, mất vệ sinh môi trường và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về an ninh trật tự. Vì vậy việc di dời những chiếc tàu cuối cùng ra khỏi Hồ Tây là “điều tất yếu phải làm”.

Không dừng ở lời nói, quyết tâm của cấp ủy, chính quyền quận Tây Hồ đã được thể hiện bằng hành động.

Hàng loạt cuộc họp đầy đủ các thành phần, các phòng, ban, ngành, đoàn thể… để đưa ra những phương án tối ưu. Theo đó, việc tuyên truyền, vận động được thực hiện song hành với các quyết định xử lý vi phạm hành chính, cưỡng chế, hòa giải…

Đến nay, người dân Tây Hồ có thể tự hào nói rằng “Chưa bao giờ nước Hồ Tây mênh mông thế”!

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

Đáng chú ý là trong rất nhiều cuộc họp của Thành ủy hay cuộc tiếp xúc cử tri, “việc khó” như di dời tàu thuyền cũ nát ra khỏi Hồ Tây đều được các đại biểu ghi nhận, đánh giá cao. Đây cũng là điều mà bà Nguyễn Lan Hương - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội thay mặt tổ đại biểu HĐND thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 5 luôn nhắc tới như điển hình của việc giải quyết kiến nghị, bức xúc trong dân mỗi khi có cuộc tiếp xúc với cử tri quận Tây Hồ.

Gần đây nhất, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, người dân Tây Hồ cũng vui mừng trong không khí đêm chính hội, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục "Màn múa Vũ điệu kết đoàn có số lượng người tham gia biểu diễn đông nhất Việt Nam", tiết mục do đồng chí Tòng Thị Phóng - Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội sáng tác.

Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục "Màn múa Vũ điệu kết đoàn có số lượng người tham gia biểu diễn đông nhất Việt Nam" cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân quận Tây Hồ hôm 18/11/2023.

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

Kỷ lục được trao cho UBND quận Tây Hồ sở hữu. Thời điểm xác lập kỷ lục vào ngày 18/11/2023 nhân dịp kỷ niệm 93 năm năm Ngày Truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11); Phát động đợt thi đua cao điểm hướng tới chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 70 năm Giải phóng Thủ đô, chào mừng Đại hội Đại biểu MTTQ các cấp nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Các đại biểu cùng chung vui "Vũ điệu kết đoàn" trong đêm sự kiện đáng nhớ của cán bộ, đảng viên, người dân quận Tây Hồ.

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

Trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, Trưởng ban Tuyên giáo Quận ủy Tây Hồ Trần Thị Thu Hường cho biết, “Vũ điệu kết đoàn” là một việc khó mà cấp ủy, chính quyền, lực lượng vũ trang, đoàn thể và người dân Tây Hồ phấn đấu phải “thực hiện bằng được”. Ban đầu, khi nhận được kế hoạch triển khai, quận cũng rất lo lắng vì không biết trong thời gian ngắn chuẩn bị liệu có đủ người tham gia, đảm bảo yêu cầu luyện tập theo yêu cầu của Ban Tổ chức hay không?

Tuy nhiên, với tinh thần “trên sân nhà”, vì thành công chung của Ngày hội, đồng chí Bí thư Quận ủy cũng như các đồng chí Thường trực Quận ủy thường xuyên trực tiếp đến động viên cán bộ, đảng viên, Nhân dân trong các buổi tập. Toàn quận xác định, sự kiện này là cầu nối để cấp ủy, chính quyền các cấp trong quận gần dân, sát dân và ngày càng hiểu dân hơn. Qua đó củng cố tình đoàn kết, sự thống nhất cao trong toàn quận”.

Thực tế cho thấy, “Vũ điệu kết đoàn” của 1.200 cán bộ, đảng viên, người dân quận Tây Hồ được công nhận kỷ lục Việt Nam là phần thưởng xứng đáng cho sự sát sao, quyết tâm cao của Tây Hồ.

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

Dám đương đầu để

vượt qua

Trong hơn một năm vừa qua, tại huyện Mê Linh (Hà Nội), câu chuyện xung quanh việc xây dựng dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô luôn được Nhân dân và Đảng viên quan tâm sát sao.

Dự án trọng điểm này qua huyện Mê Linh có chiều dài 11,2km, đi qua 5 xã: Văn Khê, Chu Phan, Đại Thịnh, Thanh Lâm và Kim Hoa. Tổng diện tích đất thu hồi trên địa bàn huyện là 141,5ha, liên quan đến 2.700 hộ dân; Chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 3.000 tỷ đồng. Những con số ấy đủ nói lên sự phức tạp, nặng nề mà hệ thống chính trị huyện Mê Linh phải đối mặt khi bắt tay giải phóng mặt bằng phục vụ Dự án vành đai 4.

Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng, chung sức của người dân, chỉ trong 8 tháng triển khai giải phóng mặt bằng, huyện Mê Linh đã bàn giao 122,6ha, đạt 86,2% tổng diện tích toàn tuyến (đoạn qua địa bàn huyện) cho chủ đầu tư thi công dự án.

Mê Linh nhìn từ trên cao

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

Một ví dụ cụ thể là trường hợp gia đình ông Lê Xuân Đoàn, thôn Khê Ngoại 2 (xã Văn Khê, huyện Mê Linh). Ngôi nhà hai tầng cùng với sân, vườn, công trình phụ tương đối khang trang của gia đình ông Đoàn có diện tích hơn 300m2 nằm trong diện thu hồi giải phóng mặt bằng Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội. Những ngày đầu khi nghe tin phải di dời, gia đình ông cũng có những lo lắng, băn khoăn. Tuy nhiên, thông qua đối thoại với lãnh đạo huyện Mê Linh, những băn khoăn của gia đình ông đã được giải đáp cặn kẽ và tháo gỡ. Các thành viên trong gia đình ông đều đồng ý ký biên bản di dời để bàn giao đất cho huyện.

Tương tự, gia đình ông Đinh Bá Độ, thôn Khê Ngoại 2 có 248m2 đất ở, nằm trong chỉ giới tuyến đường Vành đai 4. Nhiều thế hệ trong gia đình ông đã trên mảnh đất này. Không còn gắn bó với mảnh đất trên, ông và người thân không khỏi luyến tiếc. Song được các cấp, ngành tuyên truyền, vận động và được Nhà nước quan tâm đền bù thỏa đáng nên các thành viên trong gia đình ông đều đồng ý bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công...

Tất cả cùng hy vọng tuyến đường sớm hoàn thành để giúp thành phố sớm giải quyết được những vấn đề về giao thông cũng như phát triển kinh tế - xã hội...

Tìm hiểu của phóng viên Tuổi trẻ Thủ đô, đến nay, đa số cán bộ, đảng viên và Nhân dân thôn Khê Ngoại 2 đều đồng thuận, đồng lòng bàn giao mặt bằng triển khai dự án đường Vành đai 4. Trong thôn đã có 380/403 hộ dân nhận tiền bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, với diện tích 9,8ha, đạt 94,3% diện tích. Đồng thời, các cơ quan chức năng đã hoàn thành kê khai đất thổ cư đợt 1 đối với 199/199 hộ dân...

Theo Bí thư Đảng ủy xã Văn Khê Đặng Văn Cường, có được thành công này là do lãnh đạo xã Văn Khê thường xuyên xuống cơ sở, lắng nghe, tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên tinh thần cầu thị, bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho các hộ dân. Cấp ủy, chính quyền xã phối hợp với Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện tổ chức nhiều hội nghị lấy ý kiến của người dân về xây dựng khu tái định cư và nhận được sự đồng thuận rất cao.

Để người dân đồng thuận, cấp ủy, chính quyền địa phương luôn phát huy tinh thần gần dân, sát dân, lắng nghe và giải quyết ý kiến, kiến nghị của Nhân dân một cách thấu đáo - Bí thư Huyện ủy Mê Linh Nguyễn Thanh Liêm khẳng định.

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

Một ví dụ khác cũng có thể dẫn ra để nói về tính tiên phong, dám nghĩ dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung là sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành nhằm đưa công nghiệp văn hoá trở thành ngành kinh tế quan trọng của thị xã Sơn Tây.

Trong cuộc kiểm tra của Thường trực Thành uỷ Hà Nội tại làng cổ Đường Lâm hồi tháng 5/2023, Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn cho biết, được sự quan tâm thường xuyên của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo thành phố, sự phối hợp tích cực của các sở, ban, ngành chức năng, các cấp ủy đảng, chính quyền thị xã Sơn Tây và xã Đường Lâm đã tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, giải quyết nhiều vấn đề còn khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích Làng cổ.

Đại bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân xã Đường Lâm nhận thức đầy đủ hơn về ý nghĩa, giá trị và trách nhiệm trong việc gìn giữ, bảo tồn di tích, nhất là việc bảo tồn nguyên vẹn giá trị gốc các di tích cổ. Nhiều hộ gia đình thực hiện nghiêm thủ tục cấp phép xây dựng theo quy định. Công tác thông tin, tuyên truyền và quảng bá về giá trị di tích Làng cổ được đẩy mạnh, thu hút ngày càng đông lượng khách du lịch đến tham quan, nghiên cứu.

Thị xã Sơn Tây tích cực, chủ động tranh thủ các nguồn vốn, đầu tư xây dựng nhiều công trình theo Đề án của UBND thành phố, như: Xây dựng trường học, quy hoạch xây dựng khu ở giãn dân, thiết kế nhà mẫu truyền thống; Tu bổ, tôn tạo di tích được xếp hạng đã xuống cấp nghiêm trọng; Triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, gắn với công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích làng cổ; Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tổ chức dạy nghề, giải quyết việc làm... Một số hộ gia đình đã phát huy được giá trị di tích, tổ chức các dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách du lịch, có thêm thu nhập cho gia đình, tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương...

Ghi nhận sự chuyển mình trong du lịch và xây dựng công nghiệp văn hoá của thị xã Sơn Tây, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho rằng: “Xứ Đoài nói chung, trong đó Sơn Tây là một mảnh đất giàu truyền thống về lịch sử, văn hóa. Đây là nơi lưu giữ những truyền thống của người Việt cổ cũng như thể hiện được đặc điểm của một vùng đất đã góp phần làm nên lịch sử văn minh của vùng Đồng bằng sông Hồng và mảnh đất Thăng Long, Hà Nội”.

Theo Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, thị xã Sơn Tây đã có bước tiến và chuyển mình rất tích cực bằng việc quan tâm đầu tư, tổ chức các sự kiện nhằm phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa truyền thống riêng có. Vì thế, trong năm 2022, cơ cấu kinh tế của thị xã đã chuyển dịch tích cực, tỷ trọng thương mại, dịch vụ và du lịch chiếm 48%, riêng 4 tháng đầu năm nay, chiếm tới trên 50%.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội tin tưởng, với cách làm mạnh dạn, nhiều đổi mới sáng tạo, quyết tâm của Sơn Tây, cùng với sự quan tâm đầu tư của thành phố và sự đồng lòng ủng hộ của người dân, việc bảo tồn, lưu giữ các địa điểm di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, kết hợp với phát triển du lịch sẽ là động lực để kinh tế, xã hội thị xã phát triển nhanh, bền vững trong thời gian tới.

Hà Nội coi Sơn Tây là tiềm lực thế mạnh để đầu tư, xây dựng, nâng cấp cả về các di tích lịch sử lẫn nâng cao kiến thức du lịch cộng đồng cho người dân để hiện thực hóa công nghiệp văn hóa theo tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

Thực hiện: Vũ Cường - Hoa Thành

Vũ Cường - Hoa Thành