eMag azine
25/10/2023 12:14
Bài 4: Thượng tôn pháp luật trên từng cung đường

25/10/2023 12:14

TTTĐ - Các chuyên gia nhận định, việc nâng cao ý thức chấp hành an toàn giao thông đúng với tinh thần “Thượng tôn pháp luật” cho người dân, đặc biệt là các bạn trẻ rất quan trọng. Nhiều giải pháp thiết thực đã được đề xuất hướng đến xây dựng văn hóa giao thông an toàn.

pháp luật

Bài 4: Thượng tôn pháp luật trên từng cung đường

TTTĐ - Các chuyên gia nhận định, việc nâng cao ý thức chấp hành an toàn giao thông đúng với tinh thần “Thượng tôn pháp luật” cho người dân, đặc biệt là các bạn trẻ rất quan trọng. Nhiều giải pháp thiết thực đã được đề xuất hướng đến xây dựng văn hóa giao thông an toàn.

Bài 4: Thượng tôn pháp luật trên từng cung đường

Với mong muốn nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã sớm có kế hoạch triển khai thực hiện “Năm an toàn giao thông” 2023 với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”.

Tại lễ phát động “Năm an toàn giao thông”, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Phó chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh ba mục tiêu, bao gồm: Nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật và xây dựng văn hóa giao thông an toàn; Giảm tai nạn giao thông; Khắc phục tình trạng ùn tắc trên các trục giao thông chính, các đầu mối giao thông trọng điểm, tại các đô thị lớn và không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài.

Bài 4: Thượng tôn pháp luật trên từng cung đường

Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Phó chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Nguyễn Văn Thắng phát biểu tại lễ phát động "Năm an toàn giao thông" 2023

Nhằm thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đề nghị cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đặc biệt là những người trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông nêu gương thực hiện “Thượng tôn pháp luật”. Điều này tạo động lực để đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông tự giác chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, tuân thủ hiệu lệnh và hướng dẫn của lực lượng chức năng, từng bước xây dựng văn hóa giao thông an toàn cho cả xã hội; Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông…

Bám sát chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”, tại hội nghị an toàn giao thông Việt Nam năm 2023, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng nhấn mạnh, nhằm đảm bảo an toàn giao thông cần những thông tin đa chiều để có bức tranh toàn diện, có giải pháp mang tính khoa học thực sự để xem xét, điều chỉnh quy định pháp luật; Bổ sung những hướng dẫn, tiêu chuẩn, quy chuẩn mới, giúp việc nâng cao an toàn giao thông hiệu quả hơn.

Bài 4: Thượng tôn pháp luật trên từng cung đường

Việc nâng cao ý thức chấp hành luật an toàn giao thông cần sự vào cuộc của toàn xã hội

Tiến sĩ Lê Thu Huyền, trường Đại học Giao thông vận tải, người có gần 20 năm hoạt động trong lĩnh vực vận tải và giao thông cho biết, học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ lớn trong TNGT đường bộ, để lại hậu quả nghiêm trọng, tổn thất nặng nề với bản thân người bị nạn và toàn thể xã hội. Do đó, việc áp dụng các biện pháp an toàn giao thông cần được thực hiện đồng bộ để thu được hiệu quả triệt để với các thành phần của hệ thống giao thông.

Bài 4: Thượng tôn pháp luật trên từng cung đường

Theo tiến sĩ Huyền, 5 nguyên nhân cơ bản trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông gồm vi phạm tốc độ (đua xe, phóng nhanh…), vi phạm nồng độ cồn và ma túy, không đội mũ bảo hiểm, không thắt dây an toàn và sử dụng điện thoại di động khi lái xe. Các hành vi nguy hiểm này có phần gia tăng và hậu quả càng đặc biệt nghiêm trọng ở nhóm đối tượng là học sinh, sinh viên.

Tuy nhiên, các giải pháp giải quyết hiện tại không có tác động lớn với nhóm đối tượng này. Tỷ lệ tái phạm sau khi bị xử lý ở nhóm đối tượng này khá cao. Để thay đổi hành vi của người tham gia giao thông, xây dựng văn hóa tham gia giao thông đúng mực và an toàn, cần áp dụng đồng bộ các giải pháp, từ đó cho phép thay đổi nhận thức và thói quen của người tham gia giao thông nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng.

Bài 4: Thượng tôn pháp luật trên từng cung đường

Theo ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, đoàn viên, thanh niên phải là những người tiên phong trong thực hiện quy định của pháp luật về an toàn giao thông

Trung tá Nguyễn Đức Văn, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Công an quận Long Biên (Hà Nội) cũng cho biết, hiện nay hạ tầng giao thông hiện nay ở nhiều địa phương rất tốt, phương tiện xe máy cá nhân đã phổ cập, tạo điều kiện thuận lợi cho những người muốn trải nghiệm cảm giác mạnh khi thực hiện hành vi đua xe.

Đối tượng tham gia các vụ đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu hầu hết là thanh, thiếu niên. Đây là độ tuổi rất hiếu động, bốc đồng, ham hiểu biết, thích cảm giác mạnh và luôn có ham muốn tự thể hiện mình với người xung quanh, không muốn bị chê là nhát, là kém. Những người ở độ tuổi này thường có những hạn chế nhất định về nhận thức và khả năng kiểm soát hành vi, dễ bị rủ rê, lôi kéo. Nhóm đối tượng này thường tụ tập, rủ rê nhau đua xe, gây mất trật tự xã hội thông qua những hội nhóm kín trên mạng xã hội.

Nhằm hạn chế tình trạng này, Công an quận Long Biên đã thực hiện nhiều biện pháp như: có văn bản gửi Ủy ban Nhân dân thành phố tăng cường các tổ công tác 141 sang địa bàn; Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm…

Từ tháng 9 đến nay, Công an quận Long Biên đã bắt giữ, xử lý gần 50 đối tượng lạng lách, đánh võng, phóng nhanh, vượt ẩu. Nhiều đối tượng rất manh động, coi thường pháp luật có hành vi tông thẳng vào lực lượng chức năng. Vì vậy, công an quận phải hóa trang bám theo nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.

Bài 4: Thượng tôn pháp luật trên từng cung đường

Công an thành phố Hà Nội tích cực tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật, ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông tới học sinh

“Các đối tượng vi phạm hầu hết là thanh thiếu niên. Nhiều trường hợp khi bị xử lý rất ngây ngô, không biết việc bản thân làm là vi phạm pháp luật. Trước tình hình đó, Công an quận Long Biên tham mưu với Ủy ban Nhân dân quận ra Chỉ thị 04 về nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong thanh thiếu niên, phòng chống đua xe trái phép. Công an quận cũng xây dựng nhiều phương án, tổ chức chốt chặn phòng chống đua xe trái phép. Đặc biệt, chúng tôi chú trọng tuyên truyền, phân loại đối tượng thanh thiếu niên tổ chức giáo dục, ký cam kết không vi phạm an toàn giao thông”, Trung tá Nguyễn Đức Văn, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Công an quận Long Biên (Hà Nội) cho biết.

Cũng theo Trung tá Nguyễn Đức Văn, giáo dục, nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật, ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông vô cùng quan trọng và cần sự phối hợp của gia đình, nhà trường và xã hội. Bố mẹ cần quản lý chặt hơn phương tiện giao thông, nhà trường chú trọng công giáo dục để giúp thanh thiếu niên luôn có ý thức khi tham gia giao thông.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phát hiện, xử lý hành vi vi phạm giao thông

Theo Chủ tịch Hiệp hội An ninh chuyên nghiệp châu Á - Chi hội Việt Nam Trần Trọng Vinh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phát hiện các hành vi vi phạm đang là xu hướng cần thiết để nâng cao ý thức người tham gia giao thông. Trong đó, hệ thống giao thông thông minh (ITS) kết nối các phương tiện, tín hiệu giao thông, trạm thu phí và cơ sở hạ tầng khác.

Hệ thống sử dụng kết nối thông tin giữa hệ thống giao thông, phương tiện đang di chuyển và con người nhằm hình thành một mạng lưới, qua đó tối ưu việc vận hành và tham gia vào quá trình điều tiết giao thông Hệ thống sẽ sử dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề của giao thông đường bộ, gồm việc xử lý tai nạn và ùn tắc giao thông, giúp giảm tắc nghẽn, ngăn ngừa tai nạn, giảm khí thải và giúp ngành Giao thông vận tải hoạt động hiệu quả hơn.

Bài viết: Nguyễn Dũng

Trình bày: Thành Trung

Bài viết liên quan:

Đường đua... xuống "âm phủ"

Bài 2: Những cú tăng tốc lên... “bàn thờ”

Bài 3: Chuyện kể của những quái xế vị thành niên

Thành Trung