eMag azine
10/11/2022 08:00
Bài 4: Xây dựng chính quyền đô thị, chính quyền số cần có… công dân số

10/11/2022 08:00

TTTĐ - Xây dựng chính quyền đô thị, chính quyền số không thể không quan tâm tới vấn đề công dân số. Vì thế, công dân số là một trong các mục tiêu chuyển đổi số toàn diện quốc gia mà Việt Nam đang tăng tốc xây dựng.

Chính quyền

Bài 4: Xây dựng chính quyền đô thị, chính quyền số cần có… công dân số

Xây dựng chính quyền đô thị, chính quyền số không thể không quan tâm tới vấn đề công dân số. Vì thế, công dân số là một trong các mục tiêu chuyển đổi số toàn diện quốc gia mà Việt Nam đang tăng tốc xây dựng.

Bài 4: Xây dựng chính quyền đô thị, chính quyền số cần có… công dân số

Cẩm nang "Chuyển đổi số" do Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) xây dựng đã định nghĩa: Công dân số là người dân được trang bị năng lực số để sống giữa môi trường được số hóa toàn diện.

Bài 4: Xây dựng chính quyền đô thị, chính quyền số cần có… công dân số

Theo đó, 9 yếu tố cấu thành công dân số là khả năng truy cập các nguồn thông tin số, khả năng giao tiếp trong môi trường số, kỹ năng số cơ bản, mua bán hàng hóa trên mạng, chuẩn mực đạo đức trong môi trường số, bảo vệ thể chất và tâm lý trước các ảnh hưởng từ môi trường số, quyền và trách nhiệm trong môi trường số, định danh và xác thực, dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trong môi trường số. Cũng theo Bộ TT-TT, vào năm 2025, đại đa số người dân trên thế giới sẽ trải qua một sự thay đổi to lớn chỉ trong vòng một thế hệ: Từ chỗ gần như không tiếp cận được thông tin đến chỗ có thể truy cập tất cả thông tin trên thế giới thông qua điện thoại thông minh.

Theo định nghĩa của Karen Mossberger, một trong những tác giả của cuốn sách "Quyền công dân kỹ thuật số: Internet, xã hội và sự tham gia", công dân số là "những người sử dụng internet thường xuyên và hiệu quả". Theo nghĩa này, công dân kỹ thuật số là người sử dụng công nghệ thông tin để tham gia các lĩnh vực xã hội, chính trị và chính phủ. Trong khi đó, theo trang giáo dục Future Learn, công dân số là người phát triển các kỹ năng và kiến thức để sử dụng hiệu quả internet và các công nghệ kỹ thuật số.

Họ cũng là những người sử dụng công nghệ số và internet theo những cách thích hợp và có trách nhiệm để tham gia xã hội và chính trị. Về mặt hiệu quả, bất kỳ ai sử dụng công nghệ số hiện đại đều có thể được coi là công dân số. Theo các chuyên gia quốc tế, một công dân số tốt là người được thông tin về các vấn đề khác nhau mà chúng có những lợi ích đáng kinh ngạc của công nghệ. Đây là lý do tại sao việc dạy quyền công dân số trong trường học và các cơ sở giáo dục khác là cần thiết.

Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng

Trong nhiều lần đề cập tới chuyển đổi số, Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng đều nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa công nghệ thông tin (tin học hóa) với chuyển đổi số. Trong đó, chuyển đổi số hướng đến đối tượng người dùng, phục vụ người dùng, tạo ra những tiện ích và mang lại nhiều lợi ích hơn cho người dùng trên nền tảng công nghệ số. Chuyển đổi số không thể tiến hành thành công nếu như không hình thành được các công dân số.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khi chủ trì hội nghị sơ kết 6 tháng năm 2022 thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), đã khẳng định nếu được người dân và doanh nghiệp ủng hộ thì nhiệm vụ dù khó khăn đến mấy cũng thành công. Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu triển khai Đề án 06 và nhiệm vụ chuyển đổi số một cách thực chất, tránh hình thức, để người dân và doanh nghiệp thấy được sự thiết thực, hiệu quả, tiện ích, tiết kiệm.

Thế giới công nghệ ngày nay thường nói tới việc "trao quyền" (empower) cho cộng đồng, cho người dùng thể hiện quan điểm chủ đạo định hướng người dùng, lấy người dùng làm trung tâm.

Trong tiến trình chuyển đổi số, nhà nước cũng phải "trao quyền" cho người dân để họ trở thành các công dân số và có đủ năng lực sống trong môi trường số. Một mặt, nhà nước tăng cường chuyển đổi số toàn diện quốc gia, đưa tối đa các dịch vụ hành chính công lên online. Mặt khác, nhà nước tạo mọi điều kiện cần thiết để người dân có thể tiếp cận hệ sinh thái số chính quyền này. Trong ngữ cảnh này, việc khuyến khích và hướng dẫn người dân sử dụng công nghệ số và internet trong giao dịch, làm các thủ tục hành chính là rất cần thiết. Trong tương lai, nhà nước hay các tổ chức chỉ cung cấp những dịch vụ nào đó trên nền online, số hóa và người dân phải sử dụng công nghệ số thành thạo để tiếp cận.

Bài 4: Xây dựng chính quyền đô thị, chính quyền số cần có… công dân số

Tại phiên họp thứ 3 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban, chủ trì, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khi nói về hình thức tổ công nghệ số cộng đồng đã khẳng định: "Chính các tổ công nghệ số cộng đồng này sẽ tạo ra các công dân số, công dân số tạo ra xã hội số, xã hội số tạo ra nhu cầu số, nhu cầu số tạo ra thị trường số, thị trường số tạo ra doanh nghiệp số và từ đó hình thành nền kinh tế số". Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: "Chuyển đổi số cần phải thông suốt từ trung ương đến địa phương, tức là cấp gần người dân nhất. Các tổ công nghệ số cộng đồng được thành lập ở từng thôn, bản với nòng cốt là thanh niên, để "đi từng ngõ, gõ từng nhà", hướng dẫn từng người dân sử dụng các nền tảng số. Đến nay, cả nước đã có 40.000 tổ công nghệ số cộng đồng được thành lập; có 200.000 thành viên các tổ công nghệ này đang được đào tạo kỹ năng số".

Bài 4: Xây dựng chính quyền đô thị, chính quyền số cần có… công dân số

Dự kiến đến năm 2025, tối thiểu 80% thủ tục hành chính của thành phố đủ điều kiện để cung ứng trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; 100% thủ tục hành chính được xác định đủ điều kiện theo quy định pháp luật và các điều kiện kỹ thuật được cung ứng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

Đây là một trong những mục tiêu được đặt ra trong Kế hoạch số 161/KH-UBND triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn thành phố Hà Nội được UBND thành phố Hà Nội ban hành.

Đồng thời, đến năm 2025, trên 80% thủ tục hành chính cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 của thành phố được tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia; tỷ lệ người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử tối thiểu đạt 50% so với tổng số hồ sơ tiếp nhận…

Đề án 06
Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030" (gọi tắt Đề án 06)

UBND thành phố yêu cầu rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính; cấu trúc lại quy trình thủ tục hành chính phù hợp với việc thực hiện Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác định điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030" trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thành phố quan tâm đầu tư, nâng cấp Cổng dịch vụ công trực tuyến, phần mềm "một cửa" dùng chung đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin và giải quyết thủ tục hành chính, giao diện thân thiện hơn với người dùng, thao tác đơn giản, tinh gọn, bảo đảm đủ thông tin cần thiết, tránh việc trùng lặp thông tin trong form mẫu, tăng dung lượng hồ sơ đăng tải lên website.

Các đơn vị thường xuyên khảo sát, lấy ý kiến hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính cung ứng dịch vụ công trực tuyến; tăng cường đối thoại với người dân, tổ chức thông qua các hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến qua các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị.

UBND TP Hà Nội giao Văn phòng UBND thành phố là cơ quan thường trực, tham mưu giúp UBND thành phố, có nhiệm vụ hướng dẫn, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện các nội dung liên quan.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh

Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 441/TB-VP thông báo kết luận của Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh tại Hội nghị "Nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính thành phố Hà Nội".

Theo đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương, trực tiếp là người đứng đầu chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố kết quả cải cách hành chính tại địa phương, đơn vị; bám sát các nội dung, nhiệm vụ cải cách hành chính của thành phố giai đoạn 2021-2025 và năm 2022 để tiếp tục triển khai thực hiện bảo đảm chất lượng và tiến độ.

Các sở chủ trì theo dõi, tham mưu các tiêu chí của chỉ số PAR index, SIPAS, PAPI, tập trung triển khai các giải pháp để khắc phục các tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra trong năm 2021 của các chỉ số, đồng thời tiếp tục hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra tại các kế hoạch cải cách hành chính, kế hoạch cải thiện, nâng cao các chỉ số PAR Index, SIPAS, PAPI năm 2022.

Chỉ số SIPAS TP Hà Nội 4 năm gần nhất

Cùng với đó, quán triệt, kiểm soát chặt chẽ chất lượng phục vụ giải quyết các công việc với Nhân dân, doanh nghiệp, đặc biệt là thái độ, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực hiện công vụ; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, chú trọng tuyên truyền về dịch vụ công trực tuyến và chuyển đổi số; tổ chức đối thoại với tổ chức, cá nhân về thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố; tiếp tục rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, công bố, công khai các quy định các thủ tục hành chính. Đối với những thủ tục hành chính có thể giải quyết ngay trong ngày, các cơ quan, đơn vị rà soát triển khai thực hiện "thủ tục không chờ" tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

UBND thành phố chỉ đạo tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, nhất là cơ cấu tổ chức bên trong; rà soát và hoàn thiện ngay quy chế làm việc, tổ chức vận hành giải quyết công việc theo quy chế, quy trình trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Bên cạnh đó, đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước, ủy quyền trên địa bàn thành phố theo hướng triệt để.

Bài 4: Xây dựng chính quyền đô thị, chính quyền số cần có… công dân số

Để góp phần nâng cao "điểm số" cải cách hành chính, các quận, huyện cho tới xã, phường đang không ngừng nỗ lực, sáng tạo các mô hình mang lại hiệu quả thiết thực. Điển hình, quận Hà Đông đã đưa vào vận hành hệ thống nhận diện khuôn mặt trong lấy số, thay thế việc xếp hàng lấy phiếu theo công nghệ cũ tại bộ phận một cửa.

Điểm khác biệt là công dân không cần chạm vào máy để lấy số thứ tự, chỉ cần đứng trước máy chọn lĩnh vực là tự động nhận diện khuôn mặt và dữ liệu của giao dịch được lưu trữ. Các thông tin căn cước công dân, dữ liệu công dân được lưu trữ vào cơ sở dữ liệu khách hàng để quản lý thông tin người giao dịch. Hệ thống cũng tự động nhận diện thông tin ở lần giao dịch sau, giúp việc giao dịch của công dân nhanh hơn.

5 thủ tục hành chính không chờ gồm: Chứng thực chữ ký; chứng thực bản sao từ bản chính (điều kiện với số lượng bản sao tối đa 10 bản, mỗi bản tối đa 20 trang); cấp bản sao trích lục hộ tịch (khai sinh, khai tử, kết hôn); đăng ký kết hôn; đăng ký khai tử sẽ được trả kết quả tại chỗ.
5 thủ tục hành chính không chờ gồm: Chứng thực chữ ký; chứng thực bản sao từ bản chính (điều kiện với số lượng bản sao tối đa 10 bản, mỗi bản tối đa 20 trang); cấp bản sao trích lục hộ tịch (khai sinh, khai tử, kết hôn); đăng ký kết hôn; đăng ký khai tử sẽ được trả kết quả tại chỗ.

Hay như sáng kiến "5 thủ tục hành chính không chờ" của phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, giúp giải quyết số lượng lớn hồ sơ trong thời gian ngắn. Cụ thể, thời gian giải quyết thủ tục hành chính giảm từ 1/2-1 ngày chỉ còn 15 phút. Mô hình này hiện đã được quận Hoàn Kiếm nhân rộng đồng loạt ra 18 phường với quy trình thực hiện thống nhất.

Trong khi đó, bộ phận một cửa của các xã, thị trấn và huyện Hoài Đức đã triển khai thí điểm mô hình "Ngày thứ Sáu xanh", áp dụng với 4 thủ tục hành chính gồm: Thủ tục chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh; thủ tục chuyển trường đối với học sinh trung học; thủ tục chuyển trường đối với học sinh tiểu học và thủ tục cấp giấy giới thiệu đi thăm viếng mộ liệt sĩ. Theo đó, khi thực hiện mô hình, thời gian giải quyết các thủ tục hành chính kể trên được rút ngắn xuống còn 60 phút thay vì kéo dài từ 1-10 ngày làm việc theo như quy định.

Trưởng phòng Nội vụ huyện Hoài Đức Nguyễn Xuân Lý cho biết, năm 2021 chỉ số cải cách hành chính của huyện được chấm điểm và xếp ở vị trí 20/30 quận, huyện trên địa bàn thành phố, đây là kết quả chưa cao. Để năm 2022 chỉ số điểm sẽ đạt kết quả tốt hơn, ngay từ đầu năm, UBND huyện quyết liệt chỉ đạo, chấn chỉnh một số tồn tại ở bộ phận một cửa của huyện và các xã, triển khai tốt công tác tuyên truyền giúp người dân hiểu rõ quy trình, quy định trong giải quyết thủ tục hành chính, tạo sự hài lòng đối với người dân và doanh nghiệp.

Nhiều địa phương khác cũng duy trì hiệu quả cách thức phục vụ người dân như mô hình "Ngày không viết và ngày không hẹn" tại bộ phận một cửa của UBND thị trấn Phú Minh và UBND xã Hồng Thái (huyện Phú Xuyên).

Đội cơ động hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến tại nhà

Đội cơ động hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến tại nhà đầu tiên ở Hà Nội cũng đã giúp người dân trên địa bàn phường Trúc Bạch (quận Ba Đình) dễ dàng tiếp cận với cổng dịch vụ công trực tuyến quốc gia; nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính của chính quyền địa phương thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, giúp tối giản thời gian giải quyết thủ tục hành chính…

Lãnh đạo UBND phường Trúc Bạch cho biết, chính quyền địa phương đã ra mắt mô hình “Đội cơ động hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến tại nhà”. Đây là việc làm cụ thể hoá “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ, và đẩy mạnh tỉ lệ người dân thực hiện dịch vụ công bằng hình thức trực tuyến.

Các thành viên trong đội cơ động đã đi từng ngõ, gõ từng nhà, tiếp cận từng hộ dân để hỗ trợ, tư vấn cho người dân hiểu hơn về ý nghĩa của việc sử dụng cổng dịch vụ công quốc gia; giúp người dân tiết kiệm thời gian, đơn giản hoá thủ tục hành chính, tuyên truyền cho người dân hiểu và biết về các dịch vụ trực tuyến, nền tảng dữ liệu số mới hiện nay.

Bài 4: Xây dựng chính quyền đô thị, chính quyền số cần có… công dân số
Đội cơ động hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến tại nhà sẽ đi từng ngõ, "gõ" từng nhà

Bà Nguyễn Thị Vi, trú tại số 48 Phạm Hồng Thái, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình cho biết: “Tôi hiện đã hơn 70 tuổi, không thể tiếp thu và nắm bắt nhanh về các thiết bị hiện đại như giới trẻ, rất may được cán bộ phường đến tận nhà hướng dẫn cách sử dụng trên điện thoại di động nên tôi và gia đình tiết kiệm được rất nhiều thời gian, không phải đến trụ sở phường xếp hàng…”.

Bên cạnh việc hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, các thành viên trong đội cơ động cũng tăng cường tuyên truyền về lợi ích của việc sử dụng căn cước công dân điện tử; và đặc biệt là giúp người dân phòng tránh các hình thức lừa đảo qua mạng xã hội.

Chia sẻ thêm về khó khăn khi thành lập mô hình đội cơ động hỗ trợ tại nhà, anh Ngô Chu Cường, cán bộ UBND phường Trúc Bạch (và cũng là một trong những thành viên của đội cơ động) cho biết, ban ngày, các cán bộ vẫn phải đảm bảo giờ làm việc theo quy định; việc hỗ trợ chỉ có thể diễn ra vào lúc chiều tối và những ngày nghỉ cuối tuần. Thời gian đầu có nhiều hộ dân còn e ngại, nhưng sau khi nhận thức rõ lợi ích, họ đã chủ động liên lạc với đội cơ động để nhờ hướng dẫn.

Cũng theo lãnh đạo phường Trúc Bạch, dân số phường hiện nay hơn 7.000 người, họ thường xuyên phát sinh những nhu cầu về thực hiện dịch vụ công, tuy nhiên khả năng tiếp cận với công nghệ thông tin thì không phải ai cũng có khả năng.

Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân chắc chắn sẽ tạo ra những động lực mạnh mẽ để Hà Nội xây dựng chính quyền đô thị, chính quyền số. Đó cũng là nên tảng quan trọng để Thủ đô phát triển xứng tầm như mong muốn của Đảng, Nhà nước, người dân Hà Nội và cả nước.

Bài 4: Xây dựng chính quyền đô thị, chính quyền số cần có… công dân sốVới 36 dự án trung tâm giám sát và điều hành đô thị thông minh (IOC) thực hiện tại nhiều tỉnh, thành phố trên toàn quốc, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) hiện đang đứng đầu trong việc triển khai đô thị thông minh (smartcity) tính đến giữa năm 2022.

Trong các dự án IOC toàn quốc, Huế-S được nhìn nhận là một trong những hình mẫu thành công nổi bật. Được triển khai từ năm 2019, khi chưa có bất cứ mô hình IOC nào để tham chiếu, Viettel đã tìm cách "may đo" các giải pháp phù hợp và cùng Thừa Thiên Huế chuyển đổi số để phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ người dân. Qua 3 năm thực hiện, đến nay có hơn 800.000 người cài đặt ứng dụng nền tảng di động này.

Tại Hải Phòng, mô hình IOC đã hỗ trợ đắc lực cho việc quản lý đô thị dựa trên 12 hệ thống dữ liệu được kết nối từ dịch vụ công trực tuyến, giám sát thông tin trên mạng, thông tin phòng cháy, chữa cháy... Khác với nhiều địa phương, IOC Hải Phòng còn có hệ thống giám sát tàu thuyền ra vào, hệ thống luồng hàng hóa ra vào cảng. Đây là những tính năng đặc thù của IOC được Viettel phát triển riêng cho Hải Phòng, giúp tăng hiệu quả hoạt động quản lý cảng biển.

Ngoài những tỉnh, thành phố triển khai sớm như Thừa Thiên Huế, các địa phương mới ứng dụng IOC như Sóc Trăng cũng đã thấy thay đổi đáng kể từ quá trình chuyển đổi số. Sau hơn 6 tháng vận hành từ đầu 2022 đến nay, IOC Sóc Trăng đã trở thành "cánh tay phải" cho quá trình điều hành, quản lý của tỉnh. Toàn bộ 176 chỉ tiêu kinh tế - xã hội được tổng hợp, báo cáo phục vụ tra cứu, tìm kiếm dữ liệu thuận tiện. Qua hệ thống IOC, Lãnh đạo tỉnh có thể theo dõi trực quan, nắm tình hình, phân tích, đánh giá, so sánh hiệu quả tác động của công tác chỉ đạo, điều hành.

Theo đại diện Viettel, bí quyết xây dựng smartcity của Viettel là luôn sát cánh với các địa phương ngay từ giai đoạn tư vấn thủ tục, giải pháp kỹ thuật, tổ chức thực hiện dự án đến xây dựng quy trình, quy chế để vận hành. Trong quá trình trao đổi, Viettel cũng cùng các địa phương xây dựng chiến lược giúp đối tác hình dung được mục tiêu, bức tranh chung và những giải pháp cụ thể để đạt được những mục tiêu đó.

Lý giải về những yếu tố tạo nên sự thành công của các dự án smartcity, đại diện Viettel cho rằng, vai trò của con người, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo các địa phương rất quan trọng. Thừa Thiên Huế không phải là địa phương có tiềm lực tài chính mạnh, nhưng lại là đột phá trong xây dựng đô thị thông minh và chuyển đổi số nhờ tầm nhìn và sự tin tưởng đồng hành với Viettel để chuyển đổi số của Lãnh đạo tỉnh.

Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel Nguyễn Ngọc Linh nhận định, con người chính là yếu tố then chốt để triển khai chuyển đổi số thành công, chứ không phải câu chuyện tài chính hay công nghệ. Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chia sẻ, Huế-S đóng vai trò hạt nhân trong chuyển đổi số của Huế. Đây là quyết tâm của Huế tập trung cơ chế nguồn lực để phát triển ứng dụng này tốt nhất. Nếu không có Viettel đồng hành với phương thức ‘may đo’ thì rất khó thành công. Huế-S mà Viettel xây dựng rất phù hợp với Huế, đây cũng là niềm tự hào của người Huế.

Tương tự, tại Thái Nguyên, ứng dụng công dân số C-Thái Nguyên là kênh thông tin kết nối hiệu quả giữa chính quyền, người dân và doanh nghiệp. Với nền tảng công nghệ định danh điện tử eKYC, Thái Nguyên ID tích hợp nhiều chức năng như: kiểm tra, đối chiếu thông tin cá nhân tức thì với cơ sở dữ liệu tập trung, nhận diện người dùng bằng AI. Ứng dụng trực tiếp hỗ trợ người dân trong vấn đề tìm kiếm việc làm trực tuyến, đăng tin và tìm nhà cho thuê, theo dõi việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến, cập nhật tin tức đời sống - xã hội.

Theo chia sẻ của Giám đốc Trung tâm Đô thị thông minh thuộc Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel Dương Công Đức, một trong những yếu tố để các dự án chuyển đổi số địa phương có thể đi vào đời sống chính là việc bảo đảm trong hệ thống IOC được thiết kế để người dân đưa ra các phản ánh hiện trường. Tuy nhiên, nếu các tình huống không được xử lý sớm thì có thể dẫn đến sự thất bại của hệ thống. Chính vì lý do này, Viettel không chỉ giúp địa phương ngay từ đầu tất cả các khâu đồng hành, mà còn xây dựng lộ trình đào tạo nâng cao trình độ cán bộ địa phương, cùng thúc đẩy để các dịch vụ có sự tương tác tích cực giữa người dân - chính quyền. Đồng thời, chế độ báo cáo phải liên tục cập nhật các phản ánh của người dân, cũng như các phản ánh đã được hệ thống phản hồi như thế nào, từ đó giúp hệ thống có thể vận hành tích cực.

Viettel hiện đang hợp tác chuyển đổi số với khoảng 80 cơ quan Đảng, Chính phủ, bộ, ngành, tổ chức, doanh nghiệp… với 112 hợp đồng được ký mới trong 6 tháng đầu 2022. Doanh thu lĩnh vực dịch vụ giải pháp công nghệ thông tin của Viettel dự kiến tăng trưởng 14% so với năm 2021.

Bài viết: Mai Anh – Phạm Mạnh

Bài viết liên quan:

Bài 1: Hiệu quả trong quản lý, điều hành Bài 2: Cần có cơ chế đặc thù để nâng cao hiệu quả Bài 3: Xây dựng chính quyền đô thị gắn với đẩy mạnh chuyển đổi số

<< Xem bài 3

Bài 4: Xây dựng chính quyền đô thị, chính quyền số cần có… công dân số

Phạm Mạnh