eMag azine
30/10/2022 00:00
Bài 5 - "Biến" chủ trương thành sức mạnh, tài sản vô hình cho doanh nghiệp

30/10/2022 00:00

TTTĐ - Vẫn phải khẳng định, mục tiêu của Nghị quyết 09-NQ/TU là giúp cho doanh nghiệp hoạt động ngày càng ổn định, phát triển thuận lợi, lớn mạnh.

Doanh nghiệp

Bài 5 - "Biến" chủ trương thành sức mạnh, tài sản vô hình cho doanh nghiệp

Vẫn phải khẳng định, mục tiêu của Nghị quyết 09-NQ/TU là giúp cho doanh nghiệp hoạt động ngày càng ổn định, phát triển thuận lợi, lớn mạnh. Vì thế, giải pháp đưa ra cho những thách thức trước mắt vẫn phải gắn với doanh nghiệp và từ doanh nghiệp.

Bài 5 - "Biến" chủ trương thành sức mạnh, tài sản vô hình cho doanh nghiệp

Thực tiễn cho thấy, khi không có tổ chức Đảng đã có không ít tình huống phức tạp về tư tưởng, về trật tự an toàn xã hội trong khu vực doanh nghiệp chậm được phát hiện và xử lý kịp thời.

Nếu ngược lại vài năm về trước, hẳn nhiều người trong chúng ta còn nhớ những vụ việc một bộ phận công nhân lao động tại một số doanh nghiệp bị kẻ xấu lợi dụng, mua chuộc đã ngừng việc tập thể để phản đối dự thảo một số quy định mới. Một số quá khích còn tham gia phá rối doanh nghiệp, gây mất trật tự an toàn xã hội.

Nội dung sinh hoạt Đảng trong các doanh nghiệp tư nhân cần đổi mới theo hướng gọn, chất lượng, đi vào trọng tâm, trọng điểm
Nội dung sinh hoạt Đảng trong các doanh nghiệp tư nhân cần đổi mới theo hướng gọn, chất lượng, đi vào trọng tâm, trọng điểm

Điển hình khi ấy là tại tỉnh Long An, có 73 công ty với hơn 6 vạn công nhân tham gia các hoạt động này. Cấp ủy tỉnh thừa nhận, vào thời điểm đó, việc nắm bắt tình hình công nhân không chặt, trong khi việc phân tích đánh giá tình hình công nhân lại chưa bắt đúng mạch.

Rõ ràng, nếu doanh nghiệp không có tổ chức Đảng, đoàn thể, thì sự tuyên truyền từ nội bộ công ty là không có, khi có sự việc gì thì chỉ có thể can thiệp từ bên ngoài, ngược lại, nếu có tổ chức Đảng, thì sự việc có thể được can thiệp từ khi mới manh nha.

Nhiều tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp tư nhân thể hiện được vai trò, góp phần tích cực vào sự phát triển của doanh nghiệp, hỗ trợ người lao động yên tâm sản xuất
Nhiều tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp tư nhân thể hiện được vai trò, góp phần tích cực vào sự phát triển của doanh nghiệp, hỗ trợ người lao động yên tâm sản xuất

Trong bối cảnh hiện nay tình hình thế giới có nhiều bất ổn, tại nhiều nơi trên cả nước, vẫn còn tình trạng một bộ phận công nhân, người lao động có biểu hiện phai nhạt về chính trị, bị một số bị các thế lực xấu, thù địch tác động, lôi kéo, kích động. Thực tế ấy cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tác động sâu sắc đến sản xuất đời sống, việc làm của người lao động, càng đòi hỏi cần tăng sức đề kháng bằng các tổ chức Đảng. Từ đó, mới có thể thực hiện chỉ đạo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tuyệt đối không để các thế lực thù địch lợi dụng lòng yêu nước chân chính của công nhân, người lao động để kích động, lôi kéo biểu tình, tụ tập gây rối, làm mất an ninh trật tự, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Trong nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm củng cố nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, Nghị quyết Trung ương 5 khóa XIII mới đây tiếp tục khẳng định: Cần đổi mới, hoàn thiện các loại hình tổ chức chức cơ sở Đảng, trong đó, quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện có đủ số lượng đảng viên để thành lập tổ chức Đảng trong doanh nghiệp tư nhân, bảo đảm chất lượng, phát huy được vai trò lãnh đạo, định hướng hoạt động của doanh nghiệp. Thành lập Đảng bộ cơ sở tại khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp ở nơi có đủ điều kiện. Xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để lãnh đạo công tác Đảng, công tác quần chúng.

Tuy nhiên, thực tế chỉ ra là, muốn phát triển Đảng trong các doanh nghiệp thì cần đảm bảo trước hết các mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cuộc sống mưu sinh của người lao động. Có như vậy mới có được sự đồng thuận của doanh nghiệp. Như ông Ngô Công Hoan, Bí thư Chi bộ Công ty cổ phần Xuân Hòa, chuyên sản xuất gạch ngói đất sét nung chia sẻ: “Quan trọng nhất là niềm tin. Doanh nghiệp phải thấy được việc tham gia vào tổ chức Đảng là có lợi, đó là không bị ai gây khó khăn, khi có vấn đề gì phản ánh ngay và được lãnh đạo cấp trên giải quyết kịp thời”.

Từ thực tế tại địa phương, ông Lỗ Xuân Hoà, Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Mê Linh cho biết: “Doanh nghiệp luôn có nhiều lý do để từ chối việc thành lập chi bộ. Dù họ có trao đổi nhưng nếu không có thái độ cầu thị, tinh thần xây dựng và ưu ái thì sẽ thất bại. Vì thế, Huyện uỷ Mê Linh xác định, cần sự vào cuộc đồng bộ của cấp ủy, chính quyền, đặc biệt là tinh thần đồng hành của huyện cùng với sự phát triển của doanh nghiệp”.

Bài 5 - "Biến" chủ trương thành sức mạnh, tài sản vô hình cho doanh nghiệp

Theo các chuyên gia, phát triển Đảng trước hết phải là nhu cầu tự thân. Tiếp đó, các trình tự, thủ tục cũng cần phải được thực hiện theo quy trình gọn nhẹ, phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp, công nhân. Tuy nhiên, không có sự thuyết phục nào bằng việc thực thi công vụ liêm chính, đồng hành cũng doanh nghiệp.

Nhìn nhận thực tế, chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh tại Việt Nam PAPI năm qua cho thấy, vẫn còn tình trạng "nhũng nhiễu" người dân và doanh nghiệp. Còn theo điều tra chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm qua, vẫn có tới hơn 40% doanh nghiệp được hỏi cho biết phải trả các chi phí không chính thức.

Chỉ số PAPI năm 2021

Phân tích về tác động của hạn chế trên tới việc phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng: Ở một số khâu, bộ phận, tính quan liêu và phiền hà rất lớn, vì thế, ảnh hưởng không nhỏ đến cảm nhận của doanh nghiệp. “Khi một nhân viên, cán bộ của doanh nghiệp tương tác với chính quyền và thấy mọi thứ thuận lợi hơn thì mong muốn được trải nghiệm trong hệ thống chính trị của họ sẽ lớn hơn”- ông Tuấn nói.

Cũng theo các chuyên gia, cùng với giải pháp cải thiện mạnh mẽ hành chính công, để phát triển được các tổ chức Đảng, đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước cũng cần quan tâm xây dựng nòng cốt trong công nhân, công đoàn tại các doanh nghiệp, đào tạo họ trở thành những nhân sự đảm nhận các vị trí quan trọng trong doanh nghiệp.

Bài 5 - "Biến" chủ trương thành sức mạnh, tài sản vô hình cho doanh nghiệp
Ông Trần Văn Thuật, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ông Trần Văn Thuật, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, để tạo sự đồng thuận của chủ doanh nghiệp, tổ chức cơ sở đảng, từng đảng viên tại doanh nghiệp phải chứng minh được sự có mặt của đảng, đảng viên là điều đứng đắn, tính quy luật. Vì vậy, một mặt chúng ta cần đẩy mạnh thành lập tổ chức đảng, phát triển đảng viên, một mặt cũng cần đào tạo một đội ngũ để lãnh đạo, quản lý ở các doanh nghiệp về chiều sâu.

Còn theo ông Phạm Mạnh Khởi, Vụ trưởng Vụ cơ sở Đảng - Đảng viên, Ban Tổ chức Trung ương: Vai trò của tổ chức đảng cấp trên, đặc biệt trong vận động thuyết phục đối với doanh nghiệp và người lao động là vô cùng quan trọng, đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, đồng thời không thể thiếu sự liêm chính của những cán bộ thực thi công vụ để tạo niềm tin với doanh nghiệp.

Trong những năm qua, kinh tế tư nhân, doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước có vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của Thủ đô, với tốc độ tăng trưởng bình quân từ 11-12%/năm, chiếm trên 50% số lao động, đóng góp 39% giá trị phát triển kinh tế của TP Hà Nội.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến thăm hỏi, mừng tuổi công nhân sản xuất tại Công ty cổ phần Cơ khí - Xây lắp - Thương mại Minh Cường (huyện Đông Anh)
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến thăm hỏi, mừng tuổi công nhân sản xuất tại Công ty cổ phần Cơ khí - Xây lắp - Thương mại Minh Cường (huyện Đông Anh)

Và thực tế đã chứng minh, với sự có mặt của tổ chức Đảng, các doanh nghiệp đã và đang có sự quản trị tốt hơn, đời sống của người lao động được quan tâm đầy đủ, sản xuất kinh doanh được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Từ đó, doanh nghiệp tư nhân đang ngày có nhiều đóng góp tích cực cho xã hội. Nói như Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Tiến Lộc, tổ chức đảng đã và đang dần trở thành một sức mạnh vô hình, tài sản vô hình của doanh nghiệp.

10 năm nhìn lại 1 chủ trương để thấy tính đúng đắn trong tầm nhìn, cùng quyết tâm trước việc khó của thành phố Hà Nội mạnh mẽ ra sao; Đồng thời nhìn nhận một cách rõ ràng những thách thức và yêu cầu đặt ra trong giai đoạn mới. Những kết quả đạt được trong một thập kỷ qua cùng với quyết tâm và các giải pháp đã được các cấp, ngành chỉ rõ, rồi đây sẽ hứa hẹn cho những "mùa vàng bội thu"...

Bài viết: Tú Linh

Đồ họa: Phạm Mạnh

Bài viết liên quan:

Bài 1: "Đặc sản riêng" của Hà Nội Bài 2: Từ "ì ạch" triển khai tới sâu sát, đồng hành Bài 3: Những "quả ngọt lành" nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp Bài 4: Càng khó càng phải kiên trì

<< Xem bài 4

Bài 5 - "Biến" chủ trương thành sức mạnh, tài sản vô hình cho doanh nghiệp

Phạm Mạnh