eMag azine
03/12/2023 07:00
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

03/12/2023 07:00

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...

Tác dụng

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi và lắng nghe ý kiến của đồng chí Phạm Quang Nghị, Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội; PGS.TS Lê Văn Cường, Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Khuyến khích cán bộ

dám nghĩ, dám làm

Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã trao đổi với đồng chí Phạm Quang Nghị, Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội và lắng nghe ý kiến của ông xung quanh vấn đề này.

Đồng chí Phạm Quang Nghị cho rằng sự ra đời của Chỉ thị 24/CT-TU là một giải pháp kịp thời, đúng lúc, nhận diện chuẩn xác, các biểu hiện của căn bệnh sợ trách nhiệm trong một bộ phận khá đông cán bộ lãnh đạo các cấp khi bối cảnh tình hình hiện nay đang có những bất thường trong thi hành công vụ. Không chỉ tại Hà Nội mà trên địa bàn cả nước, một bộ phận cán bộ đảng viên có biểu hiện né tránh. “Do đó, rất cần một chỉ thị để tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong thi hành công vụ” - Đồng chí Phạm Quang Nghị cho hay.

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

Cũng theo đồng chí Nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị, chúng ta cần tìm hiểu thấu đáo nguyên nhân sâu xa của căn bệnh sợ trách nhiệm tại một bộ phận cán bộ đảng viên. “Vì sao cũng đội ngũ cán bộ như vậy, trước đây họ làm việc rất hăng hái, hiệu quả. Hiện nay lại rụt rè, không dám làm, không dám bứt phá? Đó là vấn đề cần tìm ra nguyên nhân, giải quyết một cách thấu đáo” - Đồng chí Phạm Quang Nghị chia sẻ.

Để nâng cao hiệu quả trong thực thi công vụ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đồng chí Phạm Quang Nghị chỉ rõ, cần xây dựng niềm tin cho đội ngũ cán bộ đảng viên để họ hăng hái, phấn khởi, yên tâm làm việc.

“Trong lịch sử của Đảng, chúng ta đã vượt qua những giai đoạn đầy hi sinh, gian khổ như kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Ngày ấy, người cán bộ dù biết phải hi sinh tính mạng nhưng họ vẫn hăng hái xông pha nơi đạn bom, khói lửa. Hiện giờ, hoàn cảnh dù khó khăn - cám dỗ nhiều hơn, phức tạp hơn - nhưng tôi vẫn có niềm tin vào đội ngũ đảng viên. Đó là những cán bộ được đào tạo bài bản, có trình độ, bản lĩnh vững vàng. Họ là thế hệ con, em của lớp cha anh, những người đã từng vào sinh ra tử. Cần xây dựng niềm tin, tinh thần dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung, thì chắc chắn họ sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ”.

Đồng chí Phạm Quang Nghị trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô xung quanh nội dung Chỉ thị 24

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

Đồng chí Phạm Quang Nghị cho rằng, giải pháp nâng cao hiệu quả công việc, đẩy lùi bệnh sợ trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên, đi đôi với với việc kiểm tra, xử lý kỷ luật, xử lý các vi phạm là phải khích lệ, động viên, khuyến khích. “Khối lượng công việc tại Hà Nội đặc biệt lớn, trong khi số lượng cán bộ không nhiều. Vì thế, việc khuyến khích, động viên cán bộ dám nghĩ, dám làm là hết sức cần thiết. Nếu không nhiều hơn, thì ít nhất cũng phải ngang bằng với công tác kiểm tra, xử lý vi phạm. Có như thế, cán bộ đảng viên mới dám mạnh dạn thực hiện nhiệm vụ, tạo điều kiện để thúc đẩy công việc”- đồng chí Phạm Quang Nghị nhấn mạnh.

Ý chí người đứng đầu

PGS.TS Lê Văn Cường, Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh dành nhiều tâm huyết nghiên cứu về Chỉ thị 24 của Thành uỷ Hà Nội. Theo vị chuyên gia này, Hà Nội cần có những giải pháp hết sức cụ thể, cấp bách nhằm trị dứt điểm căn bệnh sợ trách nhiệm.

Điều đầu tiên, để trị căn bệnh này, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm cá nhân về việc cán bộ, công chức có dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung hay không? Ngay cả việc khuyến khích, bảo vệ như thế nào để cán bộ không sợ sai, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, sáng tạo phụ thuộc rất nhiều vào cách làm của người đứng đầu. Điều quan trọng vẫn là người đứng đầu các cấp có dám chịu trách nhiệm về những đề xuất, việc làm vì lợi ích chung của cán bộ cấp dưới hay không.

Cùng với đó, tổ chức, cơ quan, đơn vị phải kiên quyết bảo vệ và có những khuyến khích đối với cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám vì lợi ích chung. Người làm việc tốt, có nhiều cống hiến, biết hy sinh quyền lợi cá nhân vì tập thể phải được tôn trọng, được hưởng đầy đủ các chính sách đãi ngộ từ vật chất đến tinh thần và bố trí, cất nhắc vào các vị trí công tác xứng đáng. Còn những ai thiếu trách nhiệm, thấy dễ mới làm, khó thì tránh, làm việc hời hợt lại vụ lợi, nịnh hót, chỉ biết mưu lợi cho riêng mình phải phê phán kịch liệt và có thể đưa ra khỏi cơ quan, đơn vị. Khuyến khích, bảo vệ sự đột phá, sáng tạo vì cái chung, nhưng không vì thế mà lợi dụng để làm sai nguyên tắc. Nếu có sai phạm thì cần xem xét cụ thể, do làm ẩu hay do năng lực, hoặc điều kiện khách quan. Có nhìn vấn đề thấu lý, đạt tình mới đánh giá đúng cán bộ.

PGS.TS Lê Văn Cường, Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

Thứ hai, theo PGS.TS Lê Văn Cường, để Chỉ thị 24 đi vào cuộc sống, rất cần sự tuyên truyền sâu rộng, coi bệnh sợ trách nhiệm, trốn tránh là một biểu hiện của tham nhũng, của tiêu cực. Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng minh chứng một câu cực kỳ thuyết phục: “Đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực bây giờ đã trở thành một xu thế không thể đảo ngược. Không thể đảo ngược, vì Ban Tuyên giáo Trung ương đã chỉ rõ, 93% quần chúng Nhân dân đồng tình ủng hộ. Đây là mệnh lệnh của dân”.

Thứ ba, việc triển khai Chỉ thị 24 cần tới cách quy định. Hiện nay, thực tế còn tồn tại thực trạng một số quy định pháp luật chồng chéo, thiếu tính thống nhất, thiếu đồng bộ, liên thông, không còn phù hợp với thực tiễn. Nhiều vấn đề mới nảy sinh, chưa có tiền lệ, chưa được quy định, chưa có kinh nghiệm, dễ gây rủi ro, sai sót, thiệt hại hoặc dễ bị lợi dụng để làm trái, trục lợi trong quá trình triển khai thực hiện. Điều này khiến cán bộ nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng, chưa phát huy được hết năng lực, tinh thần đổi mới, sáng tạo, thậm chí còn e ngại, sợ bị xem xét trách nhiệm khi có khuyết điểm. “Chính vì vậy, chúng ta cần chú trọng hoàn thiện các hệ thống quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực này”.

Thứ tư, việc xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám đương đầu với khó khăn, thử thách vì lợi ích chung như Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nêu là vấn đề then chốt trong nhiệm vụ then chốt. Phải xây dựng được đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự là công chính, liêm khiết, có đạo đức cao. Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Suy cho cùng, như Bác Hồ dạy, muôn việc thành công hoặc thất bại là do cán bộ tốt hay cán bộ kém. Chính vì vậy, xây dựng được đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu, có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ thì chắc chắn sẽ tạo ra được sự đột phá trong việc thực hiện Chỉ thị 24, cũng như chỉ thị chung của Đảng về bảo vệ cán bộ dám nói, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Thứ năm, PGS.TS Lê Văn Cường cho rằng cần tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết. Tại sao lại như vậy? Vì Đảng cộng sản Việt Nam xác định từ lâu, từ đại hội XIV năm 1976 là lãnh đạo mà không kiểm tra coi như không lãnh đạo. Hiệu quả của công tác kiểm tra giám sát, kỷ luật đảng phát huy được tác dụng rất lớn, có tác dụng răn đe, cảnh tỉnh các cán bộ đảng viên. Vi phạm như nhau, xử lý như nhau, không phân biệt chức vụ cao hay thấp, tuổi đảng nhiều hay ít. Đó cũng là điều Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ: “Không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”.

Qua kiểm tra chấp hành thì ai thực hiện tốt phải khen thưởng, từ điển hình nhân ra diện rộng, lấy cái đẹp, dẹp cái xấu. Tức là kiểm tra đi liền với khen thưởng. Ai chấp hành không tốt, kịp thời nhắc nhở để cho người ta thấy sai, người ta sửa. Đến khi có dấu hiệu vi phạm thì mới kiểm tra dấu hiệu vi phạm.

Nhưng, ở đây cũng muốn lưu ý rằng đừng nhận thức phiến diện, lệch lạc của sự kiểm tra” - PGS.TS Lê Văn Cường phân tích - “Không nên gắn kiểm tra với kỷ luật. Thực ra, kiểm tra là kiểm tra chấp hành. Qua kiểm tra chấp hành thì ai thực hiện tốt phải khen thưởng, từ điển hình nhân ra diện rộng, lấy cái đẹp, dẹp cái xấu. Tức là kiểm tra đi liền với khen thưởng. Ai chấp hành không tốt, kịp thời nhắc nhở để cho người ta thấy sai, người ta sửa. Đến khi có dấu hiệu vi phạm thì mới kiểm tra dấu hiệu vi phạm. Đến đây, vẫn còn hai khả năng: Một là không có vi phạm gì hết, hai là vi phạm đã rõ rồi. Khi ấy, chúng ta mới kiên quyết thi hành kỷ luật, đúng việc, đúng người, đúng mức độ của hành vi vi phạm.

PGS.TS Cường bày tỏ: “Cá nhân tôi rất tin tưởng, Chỉ thị 24 của Hà Nội sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống, từ đó có tác dụng lan tỏa. Cán bộ được kịp thời động viên, khuyến khích, khen thưởng thì sẽ có đủ tự tin, dũng khí để làm việc. Ngược lại, những ai cố tình chây ỳ không làm, sa vào các biểu hiện mà Chỉ thị 24 chỉ ra, thì cương quyết chấn chỉnh ngay. Đến bước nào xử theo bước ấy. Tôi tin rằng sẽ tốt hơn!”.

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

Đảm nhận số lượng nhiều việc khó nhất, trực tiếp tham gia cùng cán bộ, đảng viên, Nhân dân giải quyết việc chung, đồng chí Lê Thị Thu Hằng - Bí thư Quận ủy Tây Hồ hằng ngày đều tự mình “nêu gương”. Theo Bí thư Quận ủy Tây Hồ: Để thực hiện Chỉ thị 24 một cách hiệu quả, sẽ không chỉ cần đến những biện pháp hành chính mà còn phải khơi dậy khát vọng, mong muốn trong bản thân mỗi cán bộ, đảng viên để tạo thành những chuyển biến thực chất từ nhận thức đến hành động. Bản thân người cán bộ không được phép dừng lại ở mức làm đủ việc và hài lòng với công việc hiện tại mà luôn phải có quyết tâm, khát vọng và trách nhiệm chính trị cao hơn nữa, đặc biệt trong bối cảnh quận Tây Hồ vẫn có nhiều việc khó, những điểm nghẽn nhiều năm nay cần phải giải quyết.

“Đó là những nội dung không dễ để thực hiện nhưng không phải là không thể thực hiện được. Tới đây, UBND quận Tây Hồ sẽ tiếp tục có kế hoạch cụ thể để nhận diện, đề ra những nội dung, yêu cầu của từng “việc khó” đối với mỗi phòng, ban, ngành trong việc thực hiện nội dung của Chỉ thị 24 cũng như gắn với việc thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính của quận những năm tiếp theo. Các cấp ủy cũng phải chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 24, đặc biệt trong công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, xử lý những vi phạm” - Bí thư Quận ủy Tây Hồ cho biết.

Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng báo cáo kết quả chức trách, nhiệm vụ được giao của cá nhân với Đoàn giám sát số 1

của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

Thực hiện: Vũ Cường

Vũ Cường