eMag azine
20/05/2024 11:00
Bài 5: Quan tâm thế hệ trẻ, nâng cao ý thức văn nghệ sĩ

20/05/2024 11:00

TTTĐ - Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ, nâng cao ý thức của văn nghệ sĩ chính là những giải pháp mà các nhà quản lý và những người trong cuộc đưa ra để tăng cường công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay.

thế hệ trẻ

Bài 5: Quan tâm thế hệ trẻ, nâng cao ý thức văn nghệ sĩ

TTTĐ - Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ, nâng cao ý thức của văn nghệ sĩ chính là những giải pháp mà các nhà quản lý và những người trong cuộc đưa ra để tăng cường công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay.

Bài 5: Quan tâm thế hệ trẻ, nâng cao ý thức văn nghệ sĩ

PGS.TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận và phê bình văn học nghệ thuật Trung ương nhận định: Hiện nay, cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng rất quan trọng, không phải chỉ trong cả hệ thống chính trị mà mọi lúc mọi nơi, nhất là với giới trẻ.

Thực tế cho thấy, ngay từ những ngày đầu của cách mạng, những người trẻ đã sớm nhận thức được “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội” là tổ chức đúng đắn, chỉ cho họ con đường cứu nước thành công và họ nô nức gia nhập. Rồi sau đó các phong trào Ba sẵn sàng, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều có dấu ấn của thanh niên

Bài 5: Quan tâm thế hệ trẻ, nâng cao ý thức văn nghệ sĩ

Theo PGS.TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận và phê bình văn học nghệ thuật Trung ương nhận định: Hiện nay, cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng rất quan trọng, không phải chỉ trong cả hệ thống chính trị mà mọi lúc mọi nơi, nhất là với giới trẻ

Ghi nhận những đóng góp và giá trị của thanh niên, Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm bồi dưỡng, rèn luyện, chăm lo để tạo nên những thế hệ kế cận đầy tiềm năng làm chủ nước nhà.

Những người trẻ rất háo hức trước cái mới, họ nhạy cảm những biến động của Thủ đô và đất nước. Nếu họ được trang bị bản lĩnh cách mạng vững chắc thì họ sẽ có cái nhìn đúng đắn, đầy trách nhiệm với xã hội, với Tổ quốc. Nếu họ bị dao động, có những cái nhìn không toàn diện, bị tiêm nhiễm những điều xấu thì không chỉ bản thân họ nhận thức không tốt mà còn tác động đến bạn bè, người cùng trang lứa là rất lớn.

Bởi vậy, theo nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, sự nghiệp giáo dục cho thế hệ trẻ là rất quan trọng. Nền tảng tư tưởng của Đảng bao trùm rất nhiều vấn đề của xã hội, trong đó có thanh niên. Đặc biệt, một điều tưởng rất bình thường nhưng vô cùng quan trọng, đó là giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ.

Chẳng hạn như với vấn đề thẩm mỹ. Thế nào là mặc đẹp, thế nào là kệch cỡm, nhố nhăng? Điều này có thể là phong cách, có thể là trang phục nhưng lại phản ánh nhận thức, lối sống của chính bạn trẻ đó. Từ lối sống, phong cách ấy có thể sẽ đưa đến việc bạn sống tốt hay có những tâm trạng, những hành vi không được đẹp, không tốt với xã hội.

Bác Hồ từng nói: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Sự giáo dục này bằng rất nhiều kênh, trong đó có văn học, nghệ thuật. Giới trẻ cũng có thể được tiếp cận với các hoạt động hấp dẫn như phong trào tình nguyện, các đợt sinh hoạt chuyên đề làm theo phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh hoặc những lời dạy của Bác với thanh niên…

Những bài ca, tiếng nhạc, các tác phẩm thơ, văn xuôi góp phần bồi đắp nên tâm hồn, tính cách, nên tình yêu quê hương đất nước, tự hào về Thủ đô ngàn năm văn hiến, khơi dậy khát vọng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thanh niên, có sức lan tỏa, lay động và hiệu triệu rất lớn.

Bài 5: Quan tâm thế hệ trẻ, nâng cao ý thức văn nghệ sĩ

Sự nghiệp giáo dục cho thế hệ trẻ là rất quan trọng

“Làm sao các tổ chức Đoàn, Hội, Đội phải tích cực tập hợp được lực lượng của mình. Khi nói với các em về vấn đề bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đừng nói đến những vấn đề cao siêu, hãy nói những điều bình dị thôi.

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”, thương nhau thì phải đoàn kết, cùng nhau làm những điều tốt cho xã hội, cho Thủ đô, cho đất nước giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Bên cạnh đó, thông qua những tác phẩm văn học nghệ thuật, chúng ta cũng cần truyền tải tới tinh thần đấu tranh, bác bỏ những suy nghĩ, lối sống, quan điểm chưa được chuẩn mực của thanh niên, đưa thanh niên đi theo đúng đường hướng, có lý tưởng, có khát vọng”, Chủ tịch Hội đồng Lý luận và phê bình văn học nghệ thuật Trung ương nhấn mạnh.

Bài 5: Quan tâm thế hệ trẻ, nâng cao ý thức văn nghệ sĩ

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, văn học nghệ thuật cũng như báo chí phải có tính giai cấp, không thể nào hoạt động phi giai cấp được. Người viết phải phục vụ cho một giai cấp nhất định.

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo với giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong thì văn nghệ sĩ phải phục vụ cho đường lối của Đảng, quan điểm của Đảng chứ không thể đứng ngoài cuộc, đứng độc lập được.

Ông nhấn mạnh: “Phản ánh hiện thực là thuộc tính cơ bản của văn nghệ. Dù muốn hay không thì khi sáng tạo nghệ thuật, nghệ sĩ bao giờ cũng phản ánh vào trong tác phẩm của mình mặt này, mặt kia của tồn tại xã hội, đời sống xã hội. Khi tồn tại xã hội là tồn tại mang bản chất giai cấp, văn nghệ phản ánh nó, tất yếu, phản ánh các quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp.

Điều đặc biệt quan trọng là tác phẩm văn nghệ là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, khi chủ thể nhận thức mang bản chất giai cấp thì sản phẩm ý thức của nó - tác phẩm văn nghệ, tất yếu mang bản chất giai cấp. Trong xã hội có giai cấp, nhà văn là “con đẻ” của một giai cấp nhất định.

Sau này, kế thừa ánh sáng của học thuyết Mác - Lênin khẳng định: “Không một người nào đang sống mà lại có thể không đứng về một giai cấp này hay một giai cấp khác. Tác phẩm văn nghệ là ý thức, là tư tưởng, là hiện thực được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của nghệ sĩ mang bản chất giai cấp, tất yếu mang tính giai cấp. Hơn thế, nhà văn là công dân giai cấp đồng thời còn là người phát ngôn, đại biểu cho lợi ích giai cấp.

Còn, văn hào M. Gorki viết: “Nhà văn là con mắt, là lỗ tai là tiếng nói của một giai cấp”. Vì thế, khi phản ánh hiện thực, sáng tạo nghệ thuật, nhà văn không thể không xuất phát từ lập trường, quan điểm, từ nguyện vọng và lợi ích của giai cấp mình”.

Từ đó, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ cho biết, trong đời sống xã hội, trong sự phát triển mạnh mẽ của đất nước ta hiện nay có rất nhiều mặt sáng, mặt tích cực với nhiều thành tựu vượt bậc như gam màu tươi sáng nhưng trong đó không thể không có những mặt trái, mặt tối, mặt tiêu cực. Thậm chí trong xã hội cũng có những vụ việc nổi cộm, mang đến cho đời sống thậm chí màu đen.

Lúc đó, người nghệ sĩ phải hết sức bình tĩnh để nhận thức, lý giải vấn đề và đặt sự việc vào trong cả quá trình. Cuộc sống theo tiến trình phát triển của mình có một điều gần như là tất yếu, đó là mặt tích cực bao giờ cũng phải thắng thế. Nếu mặt tối mà lấn át mặt sáng thì xã hội sẽ đi xuống, đi lùi.

Bài 5: Quan tâm thế hệ trẻ, nâng cao ý thức văn nghệ sĩ

Chương trình giao lưu giữa các văn nghệ sĩ và chiến sĩ tại quần đảo Trường Sa

Đất nước ta hiện nay với công cuộc “đốt lò” của Tổng Bí thư đang diễn ra hết sức mạnh mẽ và quyết liệt, trực diện, không bỏ qua vùng cấm nào. Những hành vi tham nhũng, làm trái với các quy định của Đảng, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, làm phương hại đến quốc gia đều bị xử lí nghiêm minh.

Có thực tế là một số văn nghệ sĩ khi phản ánh hiện thực đời sống đã tô đậm mặt trái, mặt tiêu cực, làm nhạt nhòa đi mảng sáng, mảng tích cực. Như vậy là cái nhìn không khách quan, có phần thiên kiến, chủ quan, không tích cực. Suy cho cùng, văn học nghệ thuật khi phản ánh đến đời sống xã hội thì phải đem đến ánh sáng cho người đọc bằng cái nhìn nhân văn, sự dự báo - một tính năng của văn học.

Chúng ta đều biết, vào những năm cả dân tộc oằn mình dưới ách đô hộ của thực dân Pháp và sự cai trị của chế độ phong kiến mục ruỗng, văn học hiện thực phê phán mới xoáy thẳng vào các mảnh đời cơ cực như “cái tiền đồ của chị Dậu”.

Từ khi có Đảng sáng soi, những chị Dậu, anh Pha đã “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”, đã cùng Đảng xây dựng cuộc sống của chính những người lao động cần lao, làm chủ vận mệnh của mình.

Ngày nay, những người phải “vào lò” là những người đi ngược lại với lợi ích của Nhà nước, của Nhân dân, vi phạm đạo đức, lối sống, vi phạm những điều Đảng viên không được làm, làm ảnh hưởng đến hình ảnh người cán bộ với Nhân dân. Nếu họ không vi phạm, đương nhiên họ không bao giờ phải chịu xử lý.

Nhà văn phải có nhãn quan, quan điểm rõ ràng và càng phải có bản lĩnh, có tầm nhìn của mình. Chớ nên chao đảo, nghiêng ngả, trở thành đối tượng để thế lực thù địch lôi kéo, lợi dụng phục vụ cho ý đồ xấu của họ.

Điểm thứ ba, đặc tính của văn nghệ sĩ nói riêng và trí thức nói chung là rất nhạy cảm với đời sống cho nên có bất cứ vấn đề gì họ thường có phản ứng rất sớm. Điều đó là rất đáng quý nhưng có những khi sự phản ứng này bằng trái tim, dựa trên cảm tính, cảm xúc hơn là lí trí. Bởi vậy, có khi họ nêu ra vấn đề, đánh giá, nhận định vấn đề cũng mang cảm tính.

Do đó, giới trí thức, văn nghệ sĩ nhiều khi cũng phải nhìn lại mình để tự điều chỉnh hành vi của mình. Bên cạnh đó, điều chỉnh cả cách góp ý với những vấn đề xã hội.

Nên chọn những kênh chính thức, đến được với cơ quan chức năng hay cụ thể người có thẩm quyền giải quyết. Hiện nay, có những người đưa lên mạng xã hội những quan điểm, ý kiến không chỉ là tiêu cực mà có khi còn lệch lạc.

Nếu một nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ hay ca sĩ mà có tác phẩm tốt, nội dung hấp dẫn thì sức lan tỏa rất lớn bởi sức mạnh của văn học nghệ thuật là đi thẳng vào trái tim, vào cảm xúc người nghe, người đọc, người xem. Từ đó, tác phẩm đó biến những tình cảm, tâm trạng đó thành hành động, làm đẹp cho đời.

Nếu anh tác động đến xã hội bằng những bài thơ, tác phẩm văn học, bài hát với nội dung xấu hay những hành vi phản cảm thì sẽ “tạo sóng” trong dư luận với hàng ngàn thậm chí hàng triệu lượt truy cập, chia sẻ, biểu lộ cảm xúc, nhất là trong giới trẻ.

Vì thế, văn nghệ sĩ càng phải nhận thức được giá trị, hành vi của mình đối với đời sống xã hội để điều chỉnh chính bản thân. Có như thế thì mới làm đúng chức năng, nhiệm vụ của người nghệ sĩ.

“Văn nghệ sĩ luôn luôn có trái tim hồn hậu, có sự rung cảm với mọi thanh âm, xao động của đời sống nhưng luôn luôn phải có sự cân bằng nhất định giữa lý trí và tình cảm, giữa trái tim và khối óc. Nếu sa đà quá, không có lý trí để dẫn đường và neo lại thì sẽ bị lệch đường.

Sáng tác văn học nghệ thuật thì rất cần cảm xúc, cần tài năng nhưng phải dựa trên nhãn quan, nhân sinh quan nhất định thì mới phản ánh đúng giá trị của đời sống và tạo nên những tác phẩm có ích cho đời.

Những luận điệu của thế lực thù địch thì không có gì mới. Vẫn chỉ là những “bổn cũ soạn lại” và mong rằng các văn nghệ sĩ càng phải tỉnh táo để không trở thành công cụ cho họ lợi dụng”, Chủ tịch Hội đồng Lý luận và phê bình văn học nghệ thuật Trung ương khẳng định.

Bài 5: Quan tâm thế hệ trẻ, nâng cao ý thức văn nghệ sĩ

Nhận thức rõ vai trò của mình trong quy luật phát triển của đất nước, chắc chắn, các văn nghệ sĩ sẽ có được những sáng tạo mới “đi cùng thời đại”, “mang hơi thở của thời đại

Trung tá, nhà văn Phạm Vân Anh thì nêu quan điểm: Chúng ta đều nhận thấy rõ, nếu đội ngũ các nhà khoa học khai mở cho xã hội về tri thức thì văn nghệ sĩ khai mở về cái thiện, cái đẹp và tình yêu thương. Trong thời bình hay thời chiến, lúc thuận lợi hay khi khó khăn, văn nghệ sĩ luôn đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng sự phát triển đất nước, tạo tâm thế, cảm hứng cho Nhân dân để thực hiện tốt mọi nhiệm vụ, mục tiêu đề ra. Hơn lúc nào hết, văn nghệ sĩ hôm nay cần đến bản lĩnh, nhân cách, khả năng dự cảm, dự báo, góp phần mở đường cho đất nước phát triển, hội nhập sâu rộng với thế giới hiện đại.

Để làm được điều đó là không hề đơn giản, nhất là trong giai đoạn hiện nay, một bộ phận văn nghệ sĩ chưa ý thức rõ bổn phận của mình đối với đất nước, chưa tâm huyết học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ, chưa mạnh dạn, thẳng thắn, ngại bày tỏ chính kiến. Cá biệt, còn một số cá nhân, nhóm trí thức, văn nghệ sĩ có thái độ mơ hò chính trị, số khác thể hiện rõ tâm thế cơ hội chính trị, lợi dụng danh nghĩa để đưa ra các ý kiến, quan điểm trái chiều, thậm chí những năm gần đây đã xuất trào lưu đòi “giải thiêng” các giá trị lịch sử, phủ nhận thành quả cách mạng, bôi nhọ lãnh tụ, kích động, gây chia rẽ nội bộ văn nghệ sĩ hoặc có những phát ngôn phản cảm, đăng tải những sáng tác dung tục, phản văn hoá trên mạng xã hội…

“Đây là chúng ta cần suy nghĩ về trách nhiệm xã hội của văn nghệ sĩ, đặc biệt là trong vấn đề phát ngôn và làm gương trong xã hội. Đồng thời, vai trò của các cơ quan chức năng cũng đặc biêt quan trọng nhằm quan tâm, tôn trọng, bảo đảm quyền sáng tạo, tạo điều kiện thuận lợi nhằm phát huy tính độc lập, đổi mới về nguồn lực, mở rộng về không gian, định hướng trong tư duy, thẩm mỹ… để phát huy thế mạnh của lĩnh vực mang tính đặc thù như văn học, nghệ thuật.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Đảng không áp đặt, ép buộc, gán cho văn học, nghệ thuật một nhiệm vụ “chính trị” khô khan, giản đơn, nhất thời nào, mà hiểu nó như một sứ mệnh, một sức mạnh vốn có của văn học, nghệ thuật chân chính, đặc biệt trong cuộc đấu tranh ngày hôm nay” -(phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam).

Tôi cho rằng, xét đến cùng, mối quan hệ gắn kết văn nghệ sĩ với Đảng, đất nước, dân tộc chính là khát vọng sáng tạo của mỗi cá nhân và trách nhiệm trước sự nghiệp chung. Đội ngũ này không đơn thuần là người tiếp nhận một chiều mọi định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, mà họ còn có một trách nhiệm cao hơn, đó là sự dấn thân, tự nguyện đồng hàng, “đồng sáng tạo” với Đảng, với dân tộc.

Bởi văn nghệ sĩ là những người có trình độ hiểu biết nhất định, có tài năng chuyên biệt và sự nhạy cảm lớn, nên việc đội ngũ này hiểu biết sâu sắc về thời đại, nhận thức rõ vai trò của mình trong quy luật phát triển của đất nước thì chắc chắn sẽ có được những sáng tạo mới “đi cùng thời đại”, “mang hơi thở của thời đại”, có tính thẩm mỹ cao, giá trị nghệ thuật lớn”, Trung tá, nhà văn Phạm Vân Anh nhấn mạnh.

Bài viết: Cẩm Tú

Trình bày: Thành Trung

Cẩm Tú