Tag

Bài 50: “Nghệ thuật” tiếp dân của cán bộ “một cửa”

Phóng sự 04/07/2017 10:03
aa
TTTĐ.VN - 12 năm gắn bó với công việc tiếp nhận và trả hồ sơ hành chính, anh Lê Trung (cán bộ phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) luôn tâm niệm coi nhu cầu nguyện vọng của người dân như là của chính mình. Có lẽ vì thế, trong hơn 80 ý kiến đóng góp tại cuốn sổ “góp ý” tại phường, có rất nhiều lời khen ngợi, cảm ơn của người dân dành cho anh.

Bài 50: “Nghệ thuật” tiếp dân của cán bộ “một cửa”

>> Tạo đột phá xây dựng nền hành chính hành động và phục vụ:
Bài 49: Hà Nội chuyển mình tích cực về môi trường kinh doanh


Bài 50: “Nghệ thuật” tiếp dân của cán bộ “một cửa”
Anh Lê Trung hướng dẫn người dân làm thủ tục hành chính.

11 giờ 30 phút, bộ phận một cửa (BPMC) phường Phúc Diễn vẫn mở rộng cửa và sáng đèn. Dù chỉ còn 1, 2 người dân tới làm thủ tục hành chính, anh Lê Trung và các cán bộ BPMC vẫn tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn tận tình. “Để giảm thời gian, công sức cho người dân, mình là cán bộ cố gắng thêm một chút, vừa giúp UBND phường, lãnh đạo phường giảm tải công việc, vừa tránh được khiếu kiện” – anh Trung chia sẻ.

Nhiều năm qua, cứ 7 giờ 30 phút anh Trung đã có mặt tại văn phòng, sẵn sàng tiếp nhận hồ sơ từ người dân. Quy định cơ quan hành chính làm việc 8 tiếng/ngày nhưng có những hôm, anh Lê Trung làm việc đến 9-10 tiếng ở cơ quan để giải quyết cho xong nhu cầu của người dân. Quan điểm của anh là “hết việc mới hết giờ”.

Tinh thần và phong cách làm việc của anh đã lan tỏa đến cán bộ nhân viên tại các bộ phận khác trong phường. Không chỉ BPMC, mà tại các bộ phận địa chính, bảo hiểm… cũng đều sáng đèn tới 6-7 giờ tối nếu có công dân đến làm việc. Có lẽ bởi vậy mà nhiều năm qua, hệ thống công việc của phường Phúc Diễn thường xuyên được xử lý xuyên suốt, tình trạng khiếu kiện hầu như không có; nhiều ý kiến người dân ghi nhận, đánh giá cao tinh thần phục vụ của cán bộ phường.

Anh Lê Trung chia sẻ, công việc này rất cần lòng yêu nghề, hiểu các quy định về pháp luật của từng thủ tục hành chính và đồng cảm người dân, coi công việc của người dân như chính công việc của mình. “Người dân đến BPMC với tâm trạng, suy nghĩ, yêu cầu đòi hỏi khác nhau, do vậy cán bộ luôn luôn phải đáp ứng những nguyện vọng, giảm thiểu bức xúc của người dân. Nhiều trường hợp người dân đã đi làm tại nhiều nơi, đã từng bị gây khó khăn phiền hà, khi đến phường không tránh khỏi bức xúc. Việc đầu tiên là để người dân trình bày, tiếp dân với thái độ niềm nở nhiệt tình và lắng nghe để tháo gỡ dần vấn đề của người dân. Người dân mỉm cười là phần thưởng, là động lực để mình làm việc” – anh Trung chia sẻ.

Những “kinh nghiệm” ấy được anh Lê Trung tự trau dồi, tìm hiểu, mày mò tự trao đổi với đồng nghiệp, bạn bè, người đi trước suốt bao năm “làm nghề”. Được tạo điều kiện từ lãnh đạo phường, anh cũng không ngừng học hỏi, nâng cao năng lực chuyên môn. tạo cho mình những kiến thức nhất định trong lĩnh vực mà mình làm. Ngoài dịch vụ công trực tuyến mức độ 2, hiện Lê Trung đang là cán bộ phục trách dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, tiếp quản các phần mềm cập nhật theo hệ thống của thành phố và trao đổi lại cho các đồng nghiệp cùng thực hiện. Bên canh đó, anh cũng chịu trách nhiệm đào tạo bồi dưỡng thêm những kỹ năng về CNTT cho đồng nghiệp. Anh còn là người trực tiếp đóng góp vào quy trình, quy chế hoạt động dịch vụ công mức 3 lĩnh vực tư pháp của quận.

Ông Trần Bằng, Chủ tịch UBND phường Phúc Diễn đánh giá: “Đồng chí Lê Trung từ khi được nhận nhiệm vụ giao luôn nhiệt tình, chịu khó, sáng tạo; thường xuyên tham mưu cho lãnh đạo ủy ban phường những nội dung mới, những hồ sơ pháp lý khó, là một cán bộ công chức yêu nghề, có tâm huyết trong mảng CCHC . Đặc biệt, những gì càng khó thì đồng chí Trung càng chịu khó làm, làm bằng được, luôn tương trợ giúp đỡ anh em đồng nghiệp; với công dân thì nhiệt tình chu đáo,góp phần lan tỏa phong trào thi đua cải cách hành chính, kỷ cương hành chính tại phường…”.

Tinh thần làm việc và ý thức trách nhiệm phục vụ của Lê Trung đang làm đẹp hơn hình ảnh cán bộ công chức Thủ đô. Những cố gắng nỗ lực của anh và đồng nghiệp tạo nên kết quả trong việc thực hiện nhiệm vụ của phường Phúc Diễn. Mới đây, anh Lê Trung vinh dự là một trong 10 cá nhân của Thủ dô được vinh danh tại Lễ tuyên dương điển hình tiên tiến toàn quốc năm 2017. Đó là thành quả cho những cố gắng không ngừng nghỉ của người cán bộ tận tâm.

(còn nữa)


Tin liên quan

Đọc thêm

Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân Phóng sự

Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân

TTTĐ - Qua 2 năm triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, cán bộ, chiến sĩ Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc các chiến dịch xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chíp… theo lộ trình đề ra. Đón Tết Giáp Thìn năm nay, người dân, doanh nghiệp có thêm niềm vui khi các thủ tục hành chính được đơn giản hóa, tiết kiệm thời gian, chi phí.
Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi Phóng sự

Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi

TTTĐ - Nghề đúc lư đồng xuất hiện ở Sài Gòn từ thế kỷ thứ XVIII, do hai nghệ nhân sau khi học nghề ở phủ Thừa Thiên đã đem về truyền dạy tại Phú Lâm, rồi chuyển tới làng An Hội (Gò Vấp). Một thời vàng son đã qua, giờ đây chỉ còn lại 4 hộ vẫn tiếp nối truyền thống, bền bỉ giữ lửa trao truyền cho con cháu.
Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh Phóng sự

Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Tuy được mệnh danh là chốn ăn chơi bậc nhất "Sài thành" nhưng thực tế nhiều mô hình nhà hàng, bar, pub lounge, karaoke… tại Quận 1, TP Hồ Chí Minh lại đang ẩn khuất nhiều vấn đề và bất cập. Thậm chí, nhiều địa điểm đã nhận quyết định xử phạt nhưng có vẻ như “muỗi đốt inox”.
Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Xem thêm