Tag

Bài 79: Ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả cải cách

Phóng sự 10/09/2017 10:05
aa
TTTĐ.VN - Sau những đầu tư để ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, quận Tây Hồ, Hà Nội kỳ vọng sẽ lấy lại vị trí Top đầu thành phố trong lĩnh vực này. Cùng với đó, quận cũng tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá và chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn quận để triển khai “Năm kỷ cương hành chính 2017” một cách nghiêm túc và hiệu quả nhất.

Bài 79: Ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả cải cách

>> Tạo đột phá xây dựng nền hành chính hành động và phục vụ:
Bài 78: Những kết quả khả quan


Quận Tây Hồ được đầu tư hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) từ những năm 2000 và dẫn đầu thành phố về ứng dụng CNTT, cải cách hành chính (CCHC) trong nhiều năm liền. Tuy nhiên, sau hàng chục năm đi vào sử dụng, hạ tầng CNTT của quận đã xuống cấp và không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Chính vì thế, trong năm 2016, quận đã phê duyệt dự án đầu tư gần 7 tỷ đồng để thực hiện kế hoạch “Ứng dụng và phát triển CNTT quận Tây Hồ” và quý I/2017, đã đầu tư xong hạ tầng. Với sự đầu tư đồng bộ về hạ tầng CNTT vừa qua, quận kỳ vọng sẽ lấy lại vị trí tốp đầu thành phố trong lĩnh vực này.

Chính nhờ sự đầu tư này, những người dân của quận Tây Hồ giờ đây không còn phải mất thời gian lên phường để làm các thủ tục hành chính (TTHC) như trước đây. Thay vào đó, người dân chỉ cần vào trang “Dịch vụ công trực tuyến” của quận Tây Hồ để đăng ký các TTHC. Sau khi vào trang web, người dân được hướng dẫn đầy đủ các giấy tờ liên quan đến TTHC. Người dân chỉ cần gửi bản khai thông tin theo mẫu và gửi kèm các tài liệu có liên quan đến địa chỉ trên hệ thống là xong. Tất cả việc này thường chỉ được thực hiện trên internet khoảng 30 phút. Gần như ngay lập tức, người dân nhận được thông báo của tổng đài qua điện thoại (theo thông tin đã đăng ký) hoặc mail mời công dân ít ngày sau lên trụ sở phường để nhận kết quả.


Bài 79: Ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả cải cách
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Đào Đức Toàn (ngoài cùng bên trái) trong một lần kiểm tra bộ phận “một cửa” phường Bưởi, quận Tây Hồ

Để có được kết quả đó, trong thời gian vừa qua, quận Tây Hồ đã tổ chức nhiều buổi tập huấn đăng ký dịch vụ công trực tuyến dành cho cán bộ chủ chốt ở các tổ dân phố (gồm bí thư chi bộ, tổ trưởng, tổ phó dân phố, trưởng ban công tác mặt trận) tại các phường. Việc tập huấn thường được giao cho Đoàn thanh niên phường phụ trách.

Tính đến thời điểm này, riêng phường Phú Thượng đã tổ chức bốn đợt tập huấn cho cán bộ tổ dân phố, khu dân cư, với 615 lượt người tham gia. Cán bộ tổ dân phố phải thành thạo các thủ tục hành chính cấp độ ba. Nhờ thế, tất cả các trường hợp cấp trích lục hộ tịch, kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân, khai sinh - đăng ký thường trú và bảo hiểm y tế liên thông, khai tử được thực hiện trực tuyến. Đây là kết quả đáng mừng, thể hiện nỗ lực của hệ thống chính quyền trong cải cách, hướng tới xây dựng chính quyền điện tử.

Tại một số địa bàn khác (như: phường Xuân La, phường Thụy Khuê...), công tác CCHC cũng thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Để tạo thuận lợi cho việc hướng dẫn người dân thực hiện các thủ tục hành chính qua mạng, các phường còn vận động doanh nghiệp, nhà hảo tâm tặng máy tính đặt tại các khu chung cư, nhà văn hóa. Đoàn Thanh niên các phường phân công đoàn viên có mặt tại các địa điểm trên để hướng dẫn người dân.

Đánh giá về việc thực hiện “Năm kỷ cương hành chính 2017” của thành phố Hà Nội trên địa bàn quận, lãnh đạo UBND quận Tây Hồ cho biết, ngay từ đầu năm 2017, UBND quận đã xây dựng kế hoạch triển khai. Trọng tâm của công tác CCHC năm 2017 trên địa bàn quận là tạo sự chuyển biến đột phá về kỷ cương, kỷ luật hành chính, hướng tới nền hành chính hành động và phục vụ.

Kết quả 6 tháng đầu năm, trên lĩnh vực CCHC, UBND quận đã chỉ đạo phòng Nội vụ chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện đầy đủ các nội dung của “Năm kỷ cương hành chính 2017”. Đến nay, 8/8 (100%) phường trên địa bàn quận đã thực hiện giải quyết TTHC theo cơ chế “một cửa”, “một cửa” liên thông theo mạng chung của quận. Trong 6 tháng đầu năm nay, tổng số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của quận đã tiếp nhận 4.552 trường hợp, đã giải quyết 4407 trường hợp (đạt 98,2%; cấp phường tiếp nhận 21.361 trường hợp, đã giải quyết 21.320 trường hợp (đạt xấp xỉ 100%).

Thông tin về CCHC trong thời gian tới, lãnh đạo UBND quận Tây Hồ khẳng định, quận tiếp tục thực hiện chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin nhằm cải cách triệt để công tác giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn. Cùng với đó, quận cũng tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá và chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn quận để triển khai “Năm kỷ cương hành chính 2017” một cách nghiêm túc và hiệu quả nhất.

(còn nữa)




Tin liên quan

Đọc thêm

Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi Phóng sự

Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi

TTTĐ - Nghề đúc lư đồng xuất hiện ở Sài Gòn từ thế kỷ thứ XVIII, do hai nghệ nhân sau khi học nghề ở phủ Thừa Thiên đã đem về truyền dạy tại Phú Lâm, rồi chuyển tới làng An Hội (Gò Vấp). Một thời vàng son đã qua, giờ đây chỉ còn lại 4 hộ vẫn tiếp nối truyền thống, bền bỉ giữ lửa trao truyền cho con cháu.
Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh Phóng sự

Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Tuy được mệnh danh là chốn ăn chơi bậc nhất "Sài thành" nhưng thực tế nhiều mô hình nhà hàng, bar, pub lounge, karaoke… tại Quận 1, TP Hồ Chí Minh lại đang ẩn khuất nhiều vấn đề và bất cập. Thậm chí, nhiều địa điểm đã nhận quyết định xử phạt nhưng có vẻ như “muỗi đốt inox”.
Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu Phóng sự

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

TTTĐ - Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ.
Xem thêm