eMag azine
21/01/2024 21:06
Cần hoàn thiện chiến lược đồng bộ

21/01/2024 21:06

TTTĐ - Hội thảo phát triển đường sắt đô thị (ĐSĐT) do TP Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đồng tổ chức từ ngày 17 - 19/1 đã kết thúc thành công. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn khẳng định, thành phố đã tiếp thu được rất nhiều kinh nghiệm quý báu từ hội thảo.

Phát triển

Cần hoàn thiện chiến lược phát triển đồng bộ

Hội thảo phát triển đường sắt đô thị (ĐSĐT) do TP Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đồng tổ chức từ ngày 17 - 19/1 đã kết thúc thành công. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn khẳng định, thành phố đã tiếp thu được rất nhiều kinh nghiệm quý báu từ hội thảo.

Cần hoàn thiện chiến lược phát triển đồng bộ

Hội thảo phát triển ĐSĐT tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra với 4 phiên thảo luận các chuyên đề: Phát triển ĐSĐT và đô thị theo mô hình TOD; giải phóng mặt bằng, gia tăng giá trị đất đai; quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật; quản lý dự án ĐSĐT.

Cần hoàn thiện chiến lược phát triển đồng bộ
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu khai mạc hội thảo khoa học.

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai đô thị đặc biệt, 2 đầu tàu kinh tế của cả nước, giữ vai trò trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học và an ninh quốc phòng, cũng là 2 đô thị có diện tích và dân số lớn nhất cả nước.

Cùng với xu thế phát triển, giao thông công cộng ngày càng có vai trò quan trọng, nhất là đối với các đô thị lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, hệ thống đường sắt đô thị được coi là trục “xương sống” của mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông.

Việc đầu tư sớm, vận hành hiệu quả hệ thống đường sắt đô thị sẽ nâng cao tỷ trọng vận tải hành khách công cộng, giảm phương tiện giao thông cá nhân, từ đó đem lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ùn tắc và tai nạn giao thông...

Thời gian qua, TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã, đang dành nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu các giải pháp, hoàn thiện cơ chế, chính sách; tìm hiểu, học tập những kinh nghiệm, phương thức mới, “đột phá” nhằm triển khai đồng bộ và sớm hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị theo Kết luận số 49 của Bộ Chính trị, đáp ứng sự nhu cầu và mong mỏi của người dân hai thành phố.

Để từng bước thực hiện mục tiêu đó, hội thảo được tổ chức, hướng tới 3 mục tiêu: Trao đổi, nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm quốc tế từ các nước có hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông công cộng phát triển, đặc biệt là hệ thống đường sắt đô thị; tổng hợp các kinh nghiệm trong nước và quốc tế để nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện thể chế về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD), quy hoạch xây dựng, chỉnh trang đô thị, đất đai, đầu tư, quản lý, vận hành và khai thác đường sắt đô thị; tiếp thu ý kiến góp ý để hoàn thiện Đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh theo 5 nhóm lĩnh vực trọng yếu.

Cần hoàn thiện chiến lược phát triển đồng bộ Cần hoàn thiện chiến lược phát triển đồng bộ Cần hoàn thiện chiến lược phát triển đồng bộ
Cần hoàn thiện chiến lược phát triển đồng bộ
Cần hoàn thiện chiến lược phát triển đồng bộ Cần hoàn thiện chiến lược phát triển đồng bộ

Hội thảo đã thu hút sự tham gia của hàng trăm chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế. Nội dung sẽ tập trung trao đổi 5 chủ đề chính gồm: Quy hoạch, phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD); giải phóng mặt bằng, thu hồi đất; thu hút nguồn lực từ đất đai; tiêu chuẩn kỹ thuật - công nghệ cho đường sắt đô thị; mô hình quản lý, tổ chức thực hiện dự án đường sắt đô thị.

Trong đó, trọng tâm là trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD); mô hình TOD cùng với các công cụ thu hồi giá trị gia tăng từ đất (LVC). Đây là 2 nội dung được kỳ vọng sẽ đem lại các giải pháp mới cho đầu tư xây dựng mạng lưới đường sắt đô thị của TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh trong thời gian tới.

“Với tình cảm chân thành, tinh thần cầu thị, Ban Tổ chức hội thảo luôn lắng nghe và mong muốn các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý tham góp nhiều ý tưởng sáng tạo, tâm huyết, các giải pháp khả thi, tiếp tục đồng hành cùng với TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh trong quá trình thực hiện chủ trương phát triển đường sắt đô thị, góp phần xây dựng 2 thành phố văn minh, hiện đại và phát triển bền vững”, Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh.

Cần hoàn thiện chiến lược phát triển đồng bộ

Đồng tình với những ý kiến của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Bùi Xuân Cường cho rằng, Hà Nội có nhiều điểm tương đồng với TP Hồ Chí Minh. Với một khối lượng lớn công việc về đường sắt đô thị, thông qua hội thảo 2 thành phố sẽ cùng rút kinh nghiệm, đề xuất với Trung ương các cơ chế đặc thù để tháo gỡ khó khăn liên quan.

“Để thực hiện mục tiêu tại Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, đòi hỏi hai thành phố phải quyết tâm lãnh đạo thực hiện quyết liệt, toàn diện, mạnh mẽ và đột phá trên các lĩnh vực liên quan; cần có sự phối hợp triển khai chặt chẽ và hiệu quả trong: Quy hoạch, chỉnh trang đô thị gắn với TOD, huy động nguồn lực, công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, kể cả khu phụ cận để triển khai TOD, về việc lựa chọn công nghệ, về mô hình tổ chức, quản lý và triển khai các dự án Metro…”, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Bùi Xuân Cường nhấn mạnh.

Cần hoàn thiện chiến lược phát triển đồng bộ

Tại hội thảo, bên cạnh các tham luận về vấn đề trong thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống các tuyến đường sắt đô thị Hà Nội và phát triển hệ thống đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh, các chuyên gia quốc tế tham dự hội thảo đã chia sẻ về mô hình TOD trong phát triển đường sắt đô thị ở góc độ toàn cầu, góc độ các quốc gia, thành phố đã áp dụng rất thành công như: Paris (Pháp); Nhật Bản; Quảng Châu, Thâm Quyến (Trung Quốc); Singapore...

Cần hoàn thiện chiến lược phát triển đồng bộ
Ông Đặng Huy Đông, Thạc sĩ Kinh tế, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển cho rằng, với nhóm giải pháp về quy hoạch, cần phân cấp, ủy quyền cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh được ban hành các tiêu chí, tiêu chuẩn về đô thị, cũng như trình tự thủ tục riêng.

Ông Đặng Huy Đông, Thạc sĩ Kinh tế, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển nhận định, để đạt được mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị 400 km vào năm 2035 cần có những cơ chế, chính sách đột phá thuộc các lĩnh vực quản lý: Quy hoạch; bồi thường và thu hồi đất; nguồn lực tài chính; trình tự, thủ tục đầu tư, xây dựng; khung tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ, tổ chức thi công, cung cấp vật tư thiết bị; mô hình tổ chức, phát triển nguồn nhân lực.

“Với nhóm giải pháp về quy hoạch, cần phân cấp, ủy quyền cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh được ban hành các tiêu chí, tiêu chuẩn về đô thị, cũng như trình tự thủ tục riêng về điều chỉnh quy hoạch liên quan đến hệ thống đường sắt đô thị gắn liền với phát triển chỉnh trang đô thị lân cận các nhà ga…

Bên cạnh đó, cho phép Hà Nội và TP Hồ Chí Minh được giữ lại tiền thu từ đất để đầu tư trực tiếp cho dự án phát triển hệ thống METRO thông qua đấu giá quyền phát triển dự án khu đô thị TOD theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và các nguồn thu từ đất khác của mỗi thành phố…”, ông Đông đề xuất một số cơ chế tổng thể đột phá, để phát triển TOD.

GS Vũ Minh Khương, Học viện Hành chính công Lý Quang Diệu khẳng định, nếu phát triển mạnh mẽ đường sắt đô thị với cách tiếp cận chiến lược sẽ có lợi ích vô cùng lớn; tổn thất kinh tế - xã hội rất lớn nếu không chú trọng phát triển hệ thống đường sắt đô thị. Các nước châu Á đang tiến rất nhanh trong phát triển đường sắt đô thị.

Đưa ra một số đề xuất về ưu tiên hành động cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, GS Vũ Minh Khương cho rằng, chúng ta cần nhận thức rõ hơn tầm quan trọng và tính cấp bách chiến lược của phát triển đường sắt đô thị; coi phát triển đường sắt đô thị là một nhiệm vụ không chỉ có tính kinh tế mà cả an ninh quốc phòng (hệ thống đô thị ngầm)…

Cần hoàn thiện chiến lược phát triển đồng bộ

“Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cần tổ chức thực hiện các có chiến lược thông tuệ và phân định tổ chức chịu trách nhiệm rõ ràng; dốc sức đầu tư vào các nền tảng thiết chế và động lực yểm trợ cho xây dựng và quản lý đường sắt đô thị như một ngành kinh tế chiến lược.

Việt Nam cần coi đây là ngành đặc biệt chiến lược, không thua kém ngành bán dẫn. Đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực, công nghiệp phù trợ, năng lực hợp tác quốc tế và trình độ quản lý các dự án lớn cần được coi là ưu tiên hàng đầu.

Các cơ quan Trung ương cần huy động đội ngũ tinh nhuệ nhất để tư vấn và hỗ trợ hai thành phố để Việt Nam có những bước tiến vượt bậc trong phát triển đường sắt đô thị trong các năm tới”, GS Vũ Minh Khương chia sẻ thêm.

Cần hoàn thiện chiến lược phát triển đồng bộ

Tại hội thảo khoa học phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nhiều chuyên gia quốc tế đã chia sẻ kinh nghiệm phát triển đường sắt đô thị tại Quảng Châu, Thâm Quyến (Trung Quốc), Nhật Bản...

Ông He Ligong, Phó Chủ tịch Viện nghiên cứu và thiết kế tàu điện ngầm, Tập đoàn Metro Quảng Châu (Trung Quốc) cho biết, kinh nghiệm của Quảng Châu cho thấy rằng việc phát triển vận tải đường sắt cần có sự hỗ trợ của TOD. Từ việc xây dựng mạng lưới đường sắt, hỗ trợ mạng lưới đường sắt đến mở rộng mạng lưới đường sắt, TOD đóng vai trò trong việc xây dựng địa điểm, gắn kết cộng đồng và điều khiển các trung tâm; các sở, ngành, doanh nghiệp đẩy mạnh việc lựa chọn địa điểm, phát triển đất đai, xây dựng nhà ở và hoạt động kinh doanh.

Cần hoàn thiện chiến lược phát triển đồng bộ Cần hoàn thiện chiến lược phát triển đồng bộ

“Việt Nam đang ở nút giao của sự phát triển nhanh chóng. Vậy nên, việc lựa chọn mô hình và thời điểm xây dựng vận tải đường sắt phù hợp để quy hoạch và nghiên cứu là hết sức cấp thiết. Tiềm năng sử dụng TOD để hỗ trợ phát triển vận tải đường sắt là rất lớn”, ông He Ligong nhận định.

Ông Shin Kimura, Giám đốc Kinh doanh quốc tế, Cơ quan phục hưng đô thị Nhật Bản (UR) chia sẻ, TOD Nhật Bản gồm hai khu vực tư nhân và Chính phủ. Ở khu vực tư nhân, các công ty đã phát triển tuyến đường sắt và khu vực ngoại thành từ khoảng 100 năm trước. Họ tăng giá trị thương hiệu của các tuyến đường sắt bằng cách phát triển nhà ở và các tòa nhà. Còn tại khu vực chính phủ, chính quyền địa phương cũng như chính quyền đô thị Tokyo và UR đã phát triển đô thị mới quy mô lớn ở khu vực ngoại thành để giải quyết tình trạng thiếu nhà ở. Đường sắt được xây dựng bởi các công ty đường sắt tư nhân.

Để sử dụng các ga hiệu quả, không chỉ phát triển mạng lưới xe buýt mà còn cả quảng trường ga và mạng lưới đường để đón các gia đình đi lại vào trung tâm thành phố và đến trường. Khi hợp tác với các công ty đường sắt và chính quyền địa phương, UR đóng vai trò thúc đẩy TOD bằng cách thúc đẩy phát triển gắn kết các nhà ga và phát triển đô thị ở trung tâm thành phố cũng như phát triển các khu đô thị mới quy mô lớn ở vùng ngoại ô.

“UR hiện đang hợp tác nghiên cứu một dự án thí điểm theo yêu cầu của TP HCM nhưng rất khó có thể áp dụng như TOD ở Nhật Bản ở hiện tại. Ở Việt Nam, ô tô, xe máy đã phổ biến trước khi tàu hỏa phát triển nên cần đề xuất lối sống mới nhằm khuyến khích người dân sử dụng đường sắt.

Một số vấn đề cũng phải được giải quyết. Chẳng hạn như thiếu việc điều chỉnh đất đai, khó khăn trong việc thu hồi đất và hệ thống thuế không đầy đủ để đổi lại sự phát triển. UR có thể sử dụng kinh nghiệm của mình tại Nhật Bản và kết nối với các tổ chức như MLIT và JICA để cung cấp kiến thức cần thiết nhằm hiện thực hóa TOD phù hợp với Việt Nam”, ông Shin Kimura chia sẻ.

Cần hoàn thiện chiến lược phát triển đồng bộ
Ông Sakaki Shigeyuki, điều phối viên chương trình giao thông vận tải, Ngân hàng Thế giới trình bày tham luận tại buổi hội thảo

Ông Sakaki Shigeyuki, điều phối viên chương trình giao thông vận tải, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, việc hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh phải bắt đầu ngay bây giờ theo phương thức TOD. TOD là một chiến lược quy hoạch và thiết kế tập trung vào việc tạo ra mô hình phát triển đô thị với nhiều điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng giao thông công cộng, đi bộ và đạp xe như là các phương tiện vận chuyển chính.

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, không thể đặt ra kỳ vọng thu hồi chi phí từ phí vé, vận hành, chưa nói đến các khoản tái đầu tư. Do đó, phải tạo ra nguồn thu không liên quan đến vé, phí mà từ giá trị gia tăng từ đất. TOD mang lại cơ hội lớn cho thu hồi giá trị gia tăng từ đất vì phát triển giao thông vận tải làm tăng giá trị đất.

Ngân hàng Thế giới đưa ra khuyến nghị, Việt Nam cần ban hành nghị quyết hoặc quyết định nhằm định hướng chính sách và thiết lập thể chế, xác định TOD là định hướng chính sách cơ bản. Ngoài ra, cần xây dựng các luật, nghị định và thông tư về các công cụ cho phép thực hiện TOD, khai thác giá trị gia tăng từ đất. Việc tổ chức có thể lựa chọn thí điểm ở Hà Nội, cho phép tạo các cơ chế đặc biệt cho TOD, từ đó, rút ra các bài học từ việc phát triển thí điểm và thể chế hóa.

Cần hoàn thiện chiến lược phát triển đồng bộ

Từ kinh nghiệm quốc tế trong đầu tư, quản trị phát triển đường sắt đô thị cho thấy, Nhà nước cần đóng vai trò chủ đạo trong yểm trợ tối đa các thành phố phát triển hệ thống đường sắt đô thị, coi đây là mặt trận quyết chiến chiến lược, quyết định sự thành bại của công cuộc hiện đại hóa và trở thành quốc gia phát triển.

Mỗi thành phố cần có một doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm phát triển hệ thống đường sắt đô thị. Việc cấp vốn từ nguồn ngân sách không vượt quá 50% và phần nhiều thông qua quỹ đất. Các dự án đầu tư bất động sản, quản lý đặc biệt coi trọng hợp tác công tư. Việc chọn tuyến hướng và đặt nhà ga coi trọng khả năng tạo giá trị tổng thể và phát triển nội sinh.

Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nên thực hiện 1-2 tuyến thử nghiệm với các tiêu chí: Tính khả thi cao, tác động lớn, phí thu hồi đất thấp và nên chọn phương án ngầm nếu cần thiết. Thời gian hoàn tất các dự án thử nghiệm này là trước năm 2030. Các dự án nên chú trọng 3 tiêu chí lớn: Chất lượng, giá thành và tiến độ thực hiện.

Cần hoàn thiện chiến lược phát triển đồng bộ

Nhiều chuyên gia, đại biểu tham dự hội thảo phát triển đường sắt đô thị (ĐSĐT) nhận định, cần hoàn thiện chiến lược phát triển đồng bộ hệ thống đường sắt đô thị xuyên suốt từ bộ máy chính quyền, cơ chế, chính sách đến nhận thức, tổ chức thực hiện; khuyến khích, huy động, đa dạng hóa các nguồn lực để xây dựng, ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao hiệu quả công tác thiết kế cũng như triển khai thực hiện dự án.

Thực tế triển khai hai dự án ĐSĐT (số 2A và 3.1) tại Hà Nội, cũng như tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, một trong những khó khăn vướng mắc chủ yếu khiến thời gian thực hiện kéo dài, gây lãng phí nguồn nhân lực là thiếu thống nhất, đồng bộ tiêu chuẩn quy chuẩn, kỹ thuật. Các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho nhiều dự án không đồng bộ và khác nhau dẫn đến khó khăn trong quá trình thi công, nghiệm thu công trình và duy tu bảo dưỡng về sau.

Cần hoàn thiện chiến lược phát triển đồng bộ Cần hoàn thiện chiến lược phát triển đồng bộ Cần hoàn thiện chiến lược phát triển đồng bộ

TS Nguyễn Thị Hoài An, Khoa Vận tải và kinh tế đường sắt (Trường Đại học Giao thông vận tải) cho rằng, tiêu chuẩn hóa là điều kiện tiên quyết quan trọng cho sự đổi mới và an toàn của hệ thống đường sắt. Tiêu chuẩn là thước đo, tiềm năng kỹ thuật làm tăng khả năng đổi mới và khả năng cạnh tranh quốc tế, tăng chất lượng vận hành, tăng lợi thế về chi phí.

Ông Xin Luo, Giám đốc Phòng An toàn và công nghệ, Metro Thâm Quyến, Trung Quốc nhận định, tuyến đường sắt đô thị Hà Nội 2A đã đi vào hoạt động, đạt kết quả tốt và tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu. Trong tương lai, đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh sẽ được phát triển rất nhanh, tương tự như Thâm Quyến. Vì vậy dựa trên kinh nghiệm của Thâm Quyến và sự hiểu biết về đường sắt đô thị ở Hà Nội, Việt Nam, ông Xin Luo đưa ra những cách thức tiếp cận cho Việt Nam.

Một là, Nhà nước, chính quyền ngành và chính quyền thành phố cần ban hành các luật, quy định hoặc quy định quản lý có liên quan nhằm vận hành, bảo dưỡng và quản lý đường sắt đô thị để đảm bảo an toàn và tính ổn định cho vận hành đường sắt đô thị.

Cần hoàn thiện chiến lược phát triển đồng bộ

Việt Nam cần hoàn thiện quy hoạch tổng thể, thiết kế và xây dựng đường sắt đô thị phù hợp với yêu cầu quản lý toàn bộ vòng đời để nâng cao năng lực vận hành và năng lực của mạng lưới đường sắt đô thị.

Nhân sự vận hành cần tham gia thiết kế, xây dựng và bàn giao đường sắt đô thị càng sớm càng tốt để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác vận hành đường sắt đô thị.

“Cần tập trung vào hành khách, liên tục cải tiến phương thức quản lý, nâng cao nhận thức về dịch vụ và quản lý chất lượng để cho thấy phúc lợi công cộng của đường sắt đô thị. Cùng với đó, cần nghiên cứu các chi phí và nguồn vốn hợp lý cho hoạt động vận hành, bảo dưỡng để đạt được sự phát triển bền vững của đường sắt đô thị”, ông Xin Luo nhấn mạnh.

Cần hoàn thiện chiến lược phát triển đồng bộ

Phát biểu kết luận hội thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, sau thời gian làm việc tích cực, khẩn trương, hội thảo đã hoàn thành tốt đẹp các nội dung và chương trình đặt ra.

Cần hoàn thiện chiến lược phát triển đồng bộ
Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn phát biểu kết luận hội thảo khoa học

Theo số liệu từ Ban tổ chức, đã có nhiều đoàn đại biểu đăng ký tham gia với số lượng khoảng 200 đại biểu đến từ các cơ quan Trung ương, địa phương, các tổ chức, cơ quan ngoại giao. Đặc biệt, có sự góp mặt của 30 đại biểu là các chuyên gia trong lĩnh vực đường sắt đô thị và giao thông công cộng. Điều đó cho thấy sự quan tâm của xã hội đối với lĩnh vực phát triển hệ thống đường sắt đô thị công cộng.

Qua đánh giá, các tham luận đều có chất lượng tốt, được chuẩn bị công phu, đề cập vào các nội dung cốt lõi, phản ánh thực trạng, xu thế phát triển của hệ thống đường sắt đô thị trên thế giới nói chung và tại hai thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đánh giá, các bài phát biểu và ý kiến trao đổi tại hội thảo đã thể hiện sự đồng tình và thống nhất cao về vai trò ngày càng lớn của hệ thống đường sắt đô thị, không những làm thay đổi diện mạo và đóng góp vào sự phát triển của mỗi quốc gia mà còn góp phần đáng kể nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Tuy nhiên, nhiều đại biểu cũng đã thẳng thắn chia sẻ các vấn đề nan giải trong quá trình đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị. Cụ thể là những khó khăn trong việc áp dụng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật - công nghệ trong lĩnh vực đường sắt đô thị, đây là vấn đề thực tế đã gặp phải tại các dự án đã triển khai tại Việt Nam.

Các đại biểu đã đề xuất các chính sách sách ưu tiên, ưu đãi cho phát triển thị trường, các cơ sở công nghiệp đường sắt, công nghiệp phụ trợ cho đường sắt; cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tham gia các dự án để tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các nhà thầu nước ngoài.

Cần hoàn thiện chiến lược phát triển đồng bộ

Cùng với đó, nhiều ý kiến cũng chỉ ra thực trạng, bất cập, vướng mắc trong công tác tổ chức thực hiện dự án theo các mô hình tổ chức quản lý thực hiện các dự án đầu tư, vận hành, bảo dưỡng các dự án đường sắt đô thị tại Việt Nam và kinh nghiệm từ các mô hình tổ chức, quản lý, thực hiện dự án triển khai tại các nước phát triển.

Từ thực tiễn và kinh nghiệm phát triển đường sắt đô thị ở các nước phát triển cũng như các nước đã đầu tư đưa vào khai thác sử dụng có điều kiện tương đương Việt Nam, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, có giá trị trong công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý hệ thống đường sắt đô thị. Các ý kiến đặc biệt nhấn mạnh vào việc xây dựng tầm nhìn dài hạn với sự tham gia và đồng thuận của người dân; hoàn thiện chiến lược phát triển đồng bộ hệ thống đường sắt đô thị xuyên suốt từ bộ máy chính quyền, cơ chế, chính sách đến nhận thức, tổ chức thực hiện; khuyến khích, huy động, đa dạng hóa các nguồn lực để xây dựng, ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao hiệu quả công tác thiết kế cũng như triển thực hiện dự án.

“Các ý kiến đóng góp sẽ là nguồn tư liệu có giá trị để các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý, hoạch định chính sách tham khảo trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển hệ thống đường sắt đô thị nói riêng và hệ thống giao thông công cộng nói chung, góp phần xây dựng Thủ đô và Thành phố mang tên Bác trở nên văn minh, hiện đại”, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh.

Ánh Dương - Phạm Mạnh

Phạm Mạnh