Tag

Để phát triển mạnh mẽ nền kinh tế cần tạo đột phá cải cách điều kiện kinh doanh

Kinh tế 28/02/2020 11:27
aa
TTTĐ - Môi trường kinh doanh của Việt Nam mặc dù đã có nhiều cải thiện nhưng thực tế vẫn còn khó khăn đặt ra cho doanh nghiệp. Do đó, giải pháp cắt giảm những điều kiện kinh doanh, tạo môi trường đầu tư thuận lợi hơn là mối quan tâm hàng đầu hiện nay.

Để phát triển mạnh mẽ nền kinh tế cần tạo đột phá cải cách điều kiện kinh doanh

Bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phát biểu tại Hội thảo “Chất lượng điều kiện kinh doanh: Vấn đề và kiến nghị”

Đó là nhận định của bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tại Hội thảo “Chất lượng điều kiện kinh doanh: Vấn đề và kiến nghị”, diễn ra ngày 27/2, do CIEM tổ chức.

Hội thảo nằm trong khuôn khổ chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform).

Gần 3.500 điều kiện đầu tư kinh doanh được bãi bỏ

Năm 2019, lần đầu tiên Việt Nam lọt top 30 nước có kim ngạch xuất, nhập khẩu cao nhất thế giới, cùng với đó là một loạt các cải cách tạo điều kiện cho môi trường đầu tư kinh doanh, tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng.

Năm 2019, nước ta đã có rất nhiều cải thiện tạo điều kiện cho doanh nghiệp gia nhập cũng như vận hành trong nền kinh tế. Đồng thời, 2019 cũng là một năm Việt Nam chứng kiến mức kỷ lục 138 nghìn doanh nghiệp gia nhập thị trường.

Theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ, thời gian qua, đã có 29 văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, ngành được đưa ra liên quan đến cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước.

Cụ thể, đến thời điểm tháng 5/2019, các cơ quan quản lý đã bãi bỏ gần 3.500 trên tổng số gần 6.000 điều kiện kinh doanh, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao hơn 110%.

Báo cáo về kết quả cải cách điều kiện kinh doanh, bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh (CIEM) cho biết, trong giai đoạn 2017 - 2019 đã có gần 40 văn bản của Chính phủ chỉ đạo về nội dung cải cách. Đặc biệt trong năm 2018, liên tục các tháng Chính phủ đều ban hành văn bản chỉ đạo liên quan.

“Có lẽ, khó có nội dung cải cách nào được Chính phủ quan tâm và chỉ đạo sát sao, liên tục như điều kiện kinh doanh. Bởi vậy, xác định đúng ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và cải cách đầu tư kinh doanh là căn bản nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế tại Việt Nam”, bà Thảo nhận định.

Về cơ bản, đến hết năm 2019, các cơ quan hữu quan đã cắt giảm hơn 50% điều kiện kinh doanh quy định chung chung, thiếu rõ ràng, can thiệp sâu vào hoạt động của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các điều kiện kinh doanh trùng lặp cũng được cắt bỏ, như: Kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch, điều kiện thành lập một số loại hình đào tạo và chuyển sang quản lý theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và Tiêu chuẩn quốc gia.

Về phía các đơn vị thực hiện cải cách, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bà Đàm Thị Thanh Xuân, Vụ Pháp chế cho biết, Bộ đã bám sát các nghị quyết của Chính phủ, rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực nông nghiệp, cũng như các quy định thực hiện Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư để cắt giảm và đơn giản hóa nhiều điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực phụ trách.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định, công việc rà soát, cắt giảm điều kiện kinh doanh là việc làm thường xuyên, lâu dài nên cần sự phối hợp giữa các Bộ, Ban, ngành, VCCI, nhà đầu tư, doanh nghiệp, tổ công tác của Chính phủ.

Hội thảo “Chất lượng điều kiện kinh doanh: Vấn đề và kiến nghị” do CIEM tổ chức
Hội thảo “Chất lượng điều kiện kinh doanh: Vấn đề và kiến nghị” do CIEM tổ chức

Còn nhiều khó khăn doanh nghiệp phải đối diện

Theo báo cáo Doing Business 2020 của Ngân hàng thế giới, Việt Nam tăng về điểm tuyệt đối trong cải cách môi trường đầu tư kinh doanh nhưng lại tụt một hạng so với năm trước.

“Điều đó cho thấy rằng, sự cố gắng vào cuộc của tất cả các Bộ, ngành mặc dù đã được ghi nhận song so với yêu cầu thực tế cần phải có sự cố gắng nhiều hơn. Đó là thách thức thức rất lớn đặt ra đối với các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan nghiên cứu, các Bộ, ngành liên quan”, bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM nhấn mạnh.

Đánh giá về mức độ cải cách, bà Nguyễn Minh Thảo cũng cho rằng, điều kiện kinh doanh được cắt bỏ chủ yếu dưới hình thức đơn giản hóa, ít cắt bỏ, giảm mức độ yêu cầu về số lượng nhân sự hoặc giảm về quy mô, diện tích cơ sở vật chất, thể hiện dưới hình thức sửa đổi.

Bên cạnh đó, vẫn còn một số điều kiện kinh doanh không cần thiết, bất hợp lý, không đạt hiệu quả quản lý, thiếu rõ ràng.

Điều kiện kinh doanh thể hiện dưới hình thức quy định về chứng chỉ do cơ quan quản lý nhà nước đào tạo và cấp khá phổ biến trong tất cả các lĩnh vực; việc quy định về chứng chỉ đôi khi mang tính hình thức hơn là năng lực thực chất.

Mặc dù các Bộ báo cáo đã hoàn thành chỉ tiêu cắt giảm điều kiện kinh doanh nhưng chưa có đánh giá nào về hiệu quả và tác động, thiếu giám sát việc tổ chức thực hiện.

“Dù đã đạt được một số hiệu quả nhất định song những vướng mắc về rào cản điều kiện kinh doanh vẫn còn phổ biến”, bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh (CIEM) nhấn mạnh.

Thực hiện phân cấp mạnh mẽ trong công tác quản lý

Để tạo đột phá mới trong thời gian tới, các Bộ, ngành cần thay đổi cách thức quản lý Nhà nước về điều kiện kinh doanh, chuyển mạnh sang hậu kiểm. Cơ quan quản lý nhà nước thực hiện kiểm tra hậu kiểm trên cơ sở nguyên tắc quản lý rủi ro dựa vào mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp chủ động thực hiện các hoạt động kinh doanh khi đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh, chỉ cần thông báo mà không cần phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước. Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về việc đáp ứng các yêu cầu đăng ký kinh doanh.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý Nhà nước rà soát, đánh giá sự cần thiết của việc đào tạo và cấp chứng chỉ, thực hiện xã hội hóa các hoạt động này, hạn chế tình trạng đổ dồn về cơ quan cấp Bộ; thực hiện phân cấp mạnh mẽ cho cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương trong việc quản lý doanh nghiệp.

Về phía doanh nghiệp, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, để cải cách điều kiện kinh doanh có hiệu quả, các Bộ, ngành cần đánh giá hiệu quả cải cách trong từng lĩnh vực và ước tính lợi ích từ hoạt động này trong thời gian qua; tiếp tục rà soát, đề xuất, bãi bỏ, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh; giám sát việc tổ chức, xử lý nghiêm những hành vi cố tình gây khó cho doanh nghiệp; thiết lập cơ chế đối thoại và phản hồi cho doanh nghiệp.

Từ đó, các Bộ, ngành có những đề xuất giải pháp cắt giảm điều kiện kinh doanh không phù hợp, tạo ra môi trường thuận cho doanh nghiệp hoạt động, đáp ứng được mục tiêu Thủ tướng Chính phủ đã đề ra.

Đọc thêm

Hải Dương: Thẩm định 4 doanh nghiệp tham gia Giải Sao Vàng đất Việt Doanh nghiệp

Hải Dương: Thẩm định 4 doanh nghiệp tham gia Giải Sao Vàng đất Việt

TTTĐ - Ngày 22/11, Đoàn thẩm định số 43, Ban Tổ chức Giải Sao Vàng đất Việt thuộc Hội Doanh nghiệp trẻ (DNT) Việt Nam do chị Vũ Lan Anh, Ủy viên Trung ương Hội DNT Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội DNT Hải Phòng làm Trưởng đoàn, đã đi thẩm định 4 doanh nghiệp (DN) của tỉnh Hải Dương.
Hà Nội đã hỗ trợ hơn 5.000 phụ nữ khởi nghiệp Khởi nghiệp sáng tạo

Hà Nội đã hỗ trợ hơn 5.000 phụ nữ khởi nghiệp

TTTĐ - Sáng 22/11, Lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền của phụ nữ Thủ đô đã diễn ra tại Hà Nội.
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet Doanh nghiệp

Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet

TTTĐ - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong Top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại Lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ.
Chính phủ trình Quốc hội sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt Thị trường - Tài chính

Chính phủ trình Quốc hội sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt

TTTĐ - Sáng 22/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Sửa luật để đáp ứng tình hình mới của nền kinh tế Thị trường - Tài chính

Sửa luật để đáp ứng tình hình mới của nền kinh tế

TTTĐ - Sáng 22/11, Quốc hội nghe báo cáo của Chính phủ và cơ quan thẩm tra về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
MB trợ lực khách hàng cuối năm với gói vay chỉ từ 5,5%/năm Thị trường - Tài chính

MB trợ lực khách hàng cuối năm với gói vay chỉ từ 5,5%/năm

TTTĐ - Ngân hàng Quân đội (MB) hỗ trợ vốn cho khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh sửa chữa, mở rộng quy mô và tăng tốc kinh doanh cuối năm với gói "Vay nhanh siêu tốc - Bứt tốc kinh doanh" lãi suất chỉ từ 5,5%/năm và mức vay lên tới 90% nhu cầu vốn.
Tập đoàn MetLife: Top 25 “Nơi làm việc tốt nhất thế giới” năm 2024 Doanh nghiệp

Tập đoàn MetLife: Top 25 “Nơi làm việc tốt nhất thế giới” năm 2024

TTTĐ - Mới đây, Tập đoàn MetLife vừa ghi tên mình trong danh sách 25 "Nơi làm việc tốt nhất thế giới" năm 2024 do Tạp chí Fortune phối hợp cùng tổ chức Great Place to Work thực hiện. Danh sách này dựa trên 7,4 triệu phản hồi từ người lao động trên toàn cầu, đánh giá các công ty về khả năng xây dựng môi trường làm việc lý tưởng và tạo ra tác động tích cực cho nhân sự tại nhiều quốc gia.
SABECO tiếp tục góp mặt trong Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam Doanh nghiệp

SABECO tiếp tục góp mặt trong Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

TTTĐ - Môi trường làm việc an toàn, danh tiếng công ty cùng chế độ tưởng thưởng hấp dẫn là những lý do chính giúp Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) tiếp tục góp mặt trong danh sách Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 do Anphabe công bố
Trải nghiệm văn hóa, đặc sản vùng miền tại Thủ đô Doanh nghiệp

Trải nghiệm văn hóa, đặc sản vùng miền tại Thủ đô

TTTĐ - Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam diễn ra từ ngày 20 - 24/11 tại Quảng trường Trung tâm Thương mại Royal City, 72A Thanh Xuân, Hà Nội.
PV GAS giới thiệu 3 nhà phân phối chính thức LNG trên toàn quốc Doanh nghiệp

PV GAS giới thiệu 3 nhà phân phối chính thức LNG trên toàn quốc

TTTĐ - Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) khẳng định vai trò chủ đạo và tiên phong trong ngành công nghiệp khí tại Việt Nam khi đã hoàn thành chuỗi cung ứng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trên phạm vi toàn quốc bằng đường thủy, đường ống, đường sắt và đường bộ; nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh LNG, đáp ứng nhu cầu năng lượng sạch ngày càng tăng cao và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Xem thêm