eMag azine
01/08/2022 11:00
Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Hội tụ, lắng đọng và tỏa sáng

01/08/2022 11:00

TTTĐ - Đi qua những vùng đất đậm dấu ấn văn hóa Việt lâu đời, nhiều di tích, di sản, Dự án đường vành đai 4 vùng Thủ đô khi được hình thành sẽ mở ra cơ hội kết nối và phát triển mạnh mẽ cho du lịch Hà Nội với những vùng xung quanh. Điều này chẳng những để ngành du lịch Thủ đô “cất cánh” mà còn đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội và khai thác, giới thiệu hết được vẻ đẹp của văn hóa Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội với du khách trong và ngoài nước.

Dự án

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Hội tụ, lắng đọng và tỏa sáng

Đi qua những vùng đất đậm dấu ấn văn hóa Việt lâu đời, nhiều di tích, di sản, Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô khi được hình thành sẽ mở ra cơ hội kết nối và phát triển mạnh mẽ cho du lịch Hà Nội với những vùng xung quanh. Điều này chẳng những để ngành du lịch Thủ đô “cất cánh” mà còn đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội và khai thác, giới thiệu hết được vẻ đẹp của văn hóa Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội với du khách trong và ngoài nước.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Hội tụ, lắng đọng và tỏa sáng

Từ viên kim cương trung tâm, những điểm giao cắt giữa Hà Nội và các tỉnh lân cận chính là những tia sáng giúp cho giá trị của Thủ đô càng trở nên lộng lẫy, lấp lánh và tỏa ánh hào quang hơn bao giờ hết.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Hội tụ, lắng đọng và tỏa sáng

Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có dự kiến tổng chiều dài 111,2km, điểm đầu nằm trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (địa phận xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn), điểm cuối nằm trên đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long (địa phận huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh).

Dự án đi qua địa phận 3 tỉnh, thành phố. Cụ thể: Địa phận Hà Nội đi qua 7 quận, huyện (Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín và Hà Đông). Tỉnh Hưng Yên đi qua 4 huyện (Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ, Văn Lâm). Tỉnh Bắc Ninh đi qua 3 huyện (Thuận Thành, Quế Võ, Gia Bình) và thành phố Bắc Ninh.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Hội tụ, lắng đọng và tỏa sáng

Khi hoàn thiện, dự án này sẽ giúp hoàn thiện hệ thống giao thông liên vùng, tạo sự thuận tiện và liên kết giữa các nơi mà tuyến đường đi qua. Điều nhận thấy đầu tiên, tất cả các địa danh này đều là những nơi mà nhắc đến là chúng ta đã hiện ngay trong đầu có rất nhiều di tích, thắng cảnh, địa điểm du lịch gắn liền với tên tuổi vùng đất này.

Giao thông từ xưa đến nay đều là huyết mạch của mỗi quốc gia. Muốn kinh tế, xã hội phát triển thì hệ thống đường sá đều phải đi trước, đón đầu để tạo điều kiện cho mọi ngành nghề hưng thịnh.

Dự án đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô với các tác dụng chính như sau: Liên kết vùng, giúp tái cấu trúc đô thị của các địa phương trong vùng, khai thác hiệu quả các đô thị vệ tinh góp phần giãn mật độ dân cư khu vực nội đô; Tách giao thông liên tỉnh với giao thông nội đô giảm thiểu ùn tắc giao thông; Thúc đẩy phát triển đô thị hóa, phát triển các hành lang kinh tế và thu hút đầu tư, tạo nguồn lực đầu tư phát triển cho các địa phương trong vùng.

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến

Như vậy, cùng với sự liên kết giao thông của Hà Nội với các vùng lân cận, đường vành đai 4 Hà Nội còn mở ra một vùng không gian mới với rất nhiều hứa hẹn về một vùng văn hóa có nhiều chiều kích khác nhau, tăng tính hấp dẫn, đa dạng cho văn hóa Thủ đô. Khi các đô thị vùng giáp ranh hình thành, cùng với trường học, bệnh viện, những công trình văn hóa mới được hình thành, kéo theo biết bao giá trị văn hóa mới được thiết lập như nét ứng xử của con người, ẩm thực, tình làng nghĩa xóm, đặc trưng khu phố, biểu tượng văn hóa, sản phẩm thủ công mĩ nghệ, làng nghề…

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến bày tỏ: “Đường vành đai 4 là dự án rất quan trọng, là tuyến đường giảm tải cho các tuyến đường khác của Thủ đô. Dự án này tạo ra một dư địa để phát triển bất động sản và có thể đô thị hóa các nơi dự án đi qua.

Đặc biệt, dự án vành đai 4 là tuyến đường kết nối các vùng văn hóa có các đặc trưng rõ nét, đó là điều rất tuyệt vời. Con đường này chạy từ phía Đông thành phố với làng gốm Bát Tràng có từ mấy trăm năm nay, nối qua Hưng Yên - một vùng đất cũng có nhiều di tích lịch sử, đến phía Bắc thành phố là vùng Mê Linh rồi vòng về phía Tây nối khu vực làng cổ Đường Lâm xứ Đoài.

Vành đai này tạo thành một hành lang văn hóa phong phú, thực sự là tiềm năng cho các công ty du lịch thực hiện những tour tuyến hút khách. Với những cá nhân yêu mến văn hóa Hà Nội cũng có thể tự hành trình, tự khám phá những điểm đến giờ đây đã rất thuận lợi. Đó là một lợi ích có thể nhìn thấy ngay, rất thú vị mà dự án đường vành đai 4 mang lại”.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Hội tụ, lắng đọng và tỏa sáng

Đây là dự án lớn cần nhiều thời gian để thực hiện theo lộ trình một cách chặt chẽ, khoa học. Những tác dụng và lợi ích to lớn của đường vành đai 4 thì phải nhiều năm sau chúng ta mới nhìn thấy, chiêm nghiệm, có báo cáo chính xác bằng những con số được. Tuy nhiên, “chiến công đầu” mà chúng ta có thể nhìn thấy ngay trước mắt, đó chính là phát triển du lịch.

Bao lâu nay, chúng ta ao ước và đau đáu làm sao để Hà Nội không phải chỉ là điểm dừng chân ít ngày rồi trung chuyển đến Sa Pa, Hạ Long, Ninh Bình… của khách nước ngoài. Làm sao để khai thác hết các tuyến du lịch, mở rộng được đến các vùng ngoại thành và xa hơn là các tỉnh lân cận chính là điều mà Hà Nội chưa thực sự làm tốt. Bởi lẽ, điều này vừa giữ chân khách ở lại lâu hơn, mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho Hà Nội hơn, đồng thời cũng giới thiệu được trọn vẹn vẻ đẹp của Hà Nội, của Việt Nam đến với khách nước ngoài hơn, thay vì chỉ vài lát cắt như trước kia.

Trong cuộc tọa đàm với chủ đề “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 - Thực trạng và giải pháp” diễn ra năm 2021 tại Hà Nội, Bí thư Thị ủy Sơn Tây nhiệm kỳ 2020 - 2025 Phạm Thị Thanh Mai thẳng thắn phát biểu mảnh đất “2 vua” còn những hạn chế trong quá trình phát triển công nghiệp văn hóa là bởi sự thiếu liên kết giữa các di sản, các di tích, các thiết chế văn hóa trên địa bàn như làng cổ Đường Lâm, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam... để tạo thành một chuỗi các sản phẩm văn hóa thu hút khách du lịch.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Hội tụ, lắng đọng và tỏa sáng

Đó là sự manh mún, nhỏ lẻ thay vì liên kết lại tạo ra sức mạnh mềm. Để làm được điều này, bà Phạm Thị Thanh Mai cho rằng, Thành ủy Hà Nội cần có sự phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các bộ ngành để tháo gỡ khó khăn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp văn hóa.

“Mạnh ai người nấy làm”, địa phương nào tự phát triển những sản phẩm “cây nhà lá vườn” không thể đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn hiện nay nữa. Tại nhiều quốc gia, du lịch là một trong 3 ngành kinh tế hàng đầu. Du lịch không còn là vấn đề của riêng một vùng hay một quốc gia, mà nó đã trở thành vấn đề toàn cầu. Nhiều nước đã dùng tiêu chí du lịch như một tiêu chí để đánh giá sự phát triển kinh tế cũng như đánh giá chất lượng cuộc sống của người dân quốc gia mình. Du lịch đối với mỗi quốc gia là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong các hoạt động thu ngoại tệ.

Trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, xu hướng liên kết là một quy luật tất yếu của sự phát triển. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi dịch bệnh COVID-19 đã tạm yên, nhịp sống của người dân dần trở lại bình thường như xưa thì xu hướng “bùng nổ” du lịch là một lợi thế để ngành kinh tế lấy đà tăng trưởng trở lại.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Hội tụ, lắng đọng và tỏa sáng
Dự án vành đai 4 - Vùng Thủ đô mở ra tiềm năng du lịch vùng, xóa bỏ trở ngại về khoảng cách

Giờ đây, với sự liên kết vùng trong giao thông khi dự án vành đai 4 hoàn thiện, mở ra cơ hội liên kết vùng trong du lịch, những điều mà chúng ta lo ngại trước đây đã không còn là trở ngại nữa.

Trong tiểu luận “Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở Tây Bắc” - Đề tài khoa học cấp Nhà nước, tác giả Trần Thị Vân Hoa chỉ ra: “Liên kết vùng để tạo các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù và độc đáo nhằm thu hút sự quan tâm của du khách đã và đang được tiến hành triển khai tại nhiều nơi trên thế giới cũng như tại Việt Nam.

Việc liên kết vùng khiến sản phẩm du lịch có thể tận dụng được nhiều thế mạnh, nâng cao tính cạnh tranh và có độ bền vững cao. Liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch góp phần tạo ra lợi thế về quy mô, tiết kiệm các chi phí trong quảng bá, tổ chức các tour du lịch, cũng như đầu tư kết cấu hạ tầng, chi phí đào tạo...; Hạn chế tính cạnh tranh giữa các địa phương trong vùng có sản phẩm du lịch giống nhau; Tăng giá trị gia tăng cho các sản phẩm du lịch.

Tuy nhiên, việc liên kết vùng trong du lịch yêu cầu các thành phần liên kết cần thuận lợi về không gian lãnh thổ và điểm tương đồng về tài nguyên để có thể phát huy điểm mạnh và tận dụng tối đa các tài nguyên du lịch cũng như cơ sở vật chất đáp ứng cho sản phẩm du lịch”.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Hội tụ, lắng đọng và tỏa sáng
Lượng khách du lịch tới Thủ đô Hà Nội đã tăng lên đặc biệt trong thời gian diễn ra Đại hội Thể thao Đông Nam Á - SEA Games 31

Gần đây, trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa, đặc biệt là kì Đại hội Thể thao Đông Nam Á - SEA Games 31 vừa qua, bằng nỗ lực vượt bậc, sự sáng tạo và khát vọng vươn dậy sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, du lịch Thủ đô đã khởi sắc, mở ra các tour liên kết, phần nào đáp ứng kỳ vọng của người dân và du khách.

Tiếp nối đà này, dự án đường Vành đai 4 khi hoàn thiện lại càng như “chắp thêm cánh cho hổ”, tạo nền móng, cơ hội vô cùng to lớn cho các vùng lân cận liên kết với Hà Nội. Để như các tia sáng của kim cương lấy Hà Nội làm trung tâm, các tour, tuyến sẽ tấp nập mở ra, vừa kích thích nhu cầu tìm hiểu văn hóa, khám phá cái hay, cái đẹp của người dân Hà Nội, cả nước cũng như khách nước ngoài vừa tạo nên tiềm năng kinh tế rất mạnh.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Hội tụ, lắng đọng và tỏa sáng

Làng gốm Bát Tràng bên sông Hồng đã quá nổi tiếng với du khách trong và ngoài nước và là niềm tự hào của Hà Nội. Biết bao nhiêu điều độc đáo của nơi đây như làng không có ruộng, làng không có tre, làng có rất nhiều người đỗ đạt… nhưng điều quan trọng nhất, Bát Tràng luôn biết làm những điều để phát huy tên tuổi của mình, ngày càng đẹp lên, càng hút khách đến với mảnh đất này bằng sự nỗ lực không ngừng. Khi là điểm giao cắt của Hà Nội trên đường vành đai 4 với các địa phương khác, một vùng không gian văn hóa liên kết sẽ mở ra từ việc liên kết các tour, tuyến du lịch.

Bài 2: Từ nền văn minh gốm sứ Bát Tràng đến miền huyền tích Chử Đồng Tử - Tiên Dung

Làng gốm Bát Tràng nằm ở ven sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội. Cái tên Bát Tràng có nghĩa là “cái sân lớn” và làng có lịch sử hình thành từ thời Lê, từng xuất hiện trong “Dư địa chí” của Ức Trai tiên sinh Nguyễn Trãi.

Có quá nhiều điểm đến, nhiều công trình mang màu sắc từ cổ điển đến tại Bát Tràng nhưng có lẽ với nhiều bạn trẻ, việc check-in Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt mà nhiều người quen gọi là “Bảo tàng gốm Bát Tràng” sẽ là “việc đầu tiên phải làm” khi đến nơi này.

Với quyết tâm bảo tồn, giữ gìn tinh hoa làng nghề trước lốc xoáy của đời sống hiện đại, chị Hà Thị Vinh - Giám đốc Công ty TNHH gốm sứ Quang Vinh, con cháu đời thứ 15 của dòng họ làm gốm lâu nhất ở Bát Tràng đã quyết định dành dụm gần bộ gia tài với mức đầu tư lên tới 150 tỷ đồng để xây dựng công trình. Công trình ý nghĩa này nhằm để tôn vinh tổ nghiệp quê hương và bảo tồn, giữ gìn những giá trị tinh hoa văn hóa của làng nghề làm gốm.

Bài 2: Từ nền văn minh gốm sứ Bát Tràng đến miền huyền tích Chử Đồng Tử - Tiên Dung

Công trình trên một khu đất rộng 3.700m2 nhìn ra dòng kênh Bắc Hưng Hải như 7 bàn xoay gốm đấu vào nhau với những mặt cong đa diện uốn lượn mềm mại, tự do và quấn quýt lấy nhau được KTS Nguyễn Thúc Hào lấy cảm hứng từ hình ảnh bàn xoay động, như quá trình người thợ chuốt khối đất sét, thổi hồn thành tác phẩm.

Khi bước đến gần nhìn từ dưới lên, những đường xoắn ốc mang đến cho du khách có cảm giác như đang lạc đến hẻm núi Siq - nơi có lối vào thành cổ Petra nổi tiếng thế giới ở Jordan. Còn khi nhìn từ phía sông sang thì nó lại như dòng chảy dữ dội của sông Hồng khi mùa phù sa về. Những “làn sóng” ấy không chỉ mang ý nghĩa về mặt hình ảnh mà còn có công năng sử dụng rất hữu ích như: làm giá bục bày gốm và làm cầu thang để đi lên các tầng trên… Chính sự đa dạng, phong phú liên tưởng mà công trình mang lại khiến du khách rất thích thú, say mê.

Để làm nên được “lớp vỏ” độc đáo ấy, những người thợ đã phải sử dụng bê tông cốt thép sợi tuyến tính mỏng có tải trọng không lớn nhưng lại có thể chịu được lực một cách rất hiệu quả. Đồng thời, các vật liệu truyền thống của Bát Tràng như: gạch gốm cổ truyền, gạch men mosaic và ngói nung… cũng được tận dụng một cách tối đa để tạo nên màu sắc “chân thực” nhất cho bảo tàng Gốm Xoay.

Bài 2: Từ nền văn minh gốm sứ Bát Tràng đến miền huyền tích Chử Đồng Tử - Tiên Dung

Tầng 1 là một “quảng trường Gốm” - nơi dành riêng cho các nghệ sĩ trưng bày những “đứa con quý giá” của mình, qua đó kết nối khách tham quan với các nghệ nhân. Bên cạnh đó, do không gian mở ở đây rất rộng nên rất thích hợp cho các chương trình, sự kiện lớn hay các festival văn hóa cổ truyền…

Tầng 2 và tầng 3 - khu trung tâm của bảo tàng gốm Bát Tràng thì chuyên để trưng bày các sản phẩm gốm nghệ thuật xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển làng gốm Bát Tràng, gồm các dòng men từ cổ đến hiện đại, với sự thay đổi về màu sắc, hình dáng và các họa tiết trang trí trên gốm… giúp du khách có cái nhìn tổng quan về lịch sử làng nghề.

Bài 2: Từ nền văn minh gốm sứ Bát Tràng đến miền huyền tích Chử Đồng Tử - Tiên Dung

Tầng trên cùng giống như một quán cà phê ngoài trời với quy mô lớn đặt những chậu cây xanh mướt theo từng mùa. Đây cũng là một “thiên đường check-in” với các bạn trẻ hay các hoạt động hướng ngoại.

“Tùy theo tính chất tour, thời gian ở lại làng của từng tuyến nhưng có vẻ với nhiều người đến Bát Tràng như “cưỡi ngựa xem hoa” với những điểm lướt qua như chợ gốm, sân làm gốm, khó có thể cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp của ngôi làng này. Tôi và gia đình đã tự đi, tự khám phá và tự tìm cho mình những điểm, những góc chụp ảnh riêng và thấy thực sự Bát Tràng cần một chiến lược đầu tư bài bản hơn nữa để phát triển du lịch”, chị Bùi Nguyễn - một du khách cho hay.

Có lẽ, hiểu được việc địa phương chưa được các công ty du lịch khai thác một tối đa, tạo ra sự đa dạng, Bát Tràng đã có sự chủ động nhất định của mình. Chủ tịch UBND xã Bát Tràng Phạm Huy Khôi chia sẻ: “Từ năm 2019 đến nay, để thu hút du khách, xã Bát Tràng đã đưa ứng dụng công nghệ 4.0 vào một số sản phẩm du lịch như ứng dụng thông minh (app) du lịch Bát Tràng, qua đó hướng dẫn, cung cấp thông tin tham quan làng nghề, tìm hiểu văn hóa, thăm quan công trình, kiến trúc, văn hóa ẩm thực... cho du khách.

Bài 2: Từ nền văn minh gốm sứ Bát Tràng đến miền huyền tích Chử Đồng Tử - Tiên Dung

“App du lịch thông minh của Bát Tràng bao gồm tất cả chủ đề của Bát Tràng, bao gồm 23 điểm di tích lịch sử văn hóa, danh sách các nghệ nhân, các dòng sản phẩm gốm… du lịch thông minh sẽ giúp du khách dễ dàng tìm hiểu thông tin, có sự chuẩn bị trước khi tham quan làng nghề Bát Tràng ”, ông Khôi khẳng định.

Bởi thế, cái hay, cái đẹp của Bát Tràng không phải chỉ dừng lại ở một vài điểm mà là tổng hòa của nhiều điểm. Đến Bát Tràng, trên trời dưới đất đều là gốm, có thể nói gốm đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo nên cuộc sống, cảnh quan nơi đây. Những con đường nhỏ cổ kính quanh co chỉ vừa 1 - 2 người đi, những ngôi nhà đậm nét văn hóa Bắc Bộ xưa, đặc biệt, những công trình kiến trúc là dấu ấn cho tuổi đời và bề dày tạo nên văn hóa một vùng của người dân Bát Tràng.

Bước chân của du khách có thể dừng lại ở lò bầu cổ duy nhất còn sót lại của Bát Tràng. Lò cổ này gồm có 5 bầu, có tuổi đời gần 100 năm, trước kia được dùng để nung gốm theo cách thức thủ công. Ngày nay, người Bát Tràng đã sử dụng kỹ thuật nung hiện đại để tránh gây ô nhiễm môi trường, vai trò của lò bầu cổ không phải chấm dứt mà với tư duy làm du lịch và bảo tồn giá trị văn hóa xưa, lò còn có tác dụng to lớn trong việc trưng bày để khách tham quan, trải nghiệm và hiểu hơn về tinh hoa nghề truyền thống của Bát Tràng.

Bài 2: Từ nền văn minh gốm sứ Bát Tràng đến miền huyền tích Chử Đồng Tử - Tiên Dung

Ngôi nhà bằng gỗ của họa sĩ Mạnh Đức (con trai nhà văn Kim Lân) được thiết kế mô phỏng nhà dinh thự Vua Mèo (ở Hà Giang). Ngôi nhà có giếng trời lớn, xung quanh là các gian trưng bày các sản phẩm gốm của Bát Tràng và tinh hoa gốm của nhiều địa phương, có sân khấu nhỏ để biểu diễn ca trù vào buổi tối.

Là ngôi nhà gỗ có tuổi đời hơn 200 năm, nhà cổ Vạn Vân là tuyệt tác kiến trúc bao gồm các hoạ tiết gốm sứ, ấm men lam, lọ rồng, bộ khuôn bản dập làm gốm… từ trước thế kỷ XV.

Bên cạnh việc phát triển các sản phẩm có chất lượng, được người tiêu dùng yêu thích, Bát Tràng có rất nhiều điểm, tour du lịch phong phú, hút khách. Vừa qua, chào mừng đại lễ 30/4 - 1/5 và phục vụ SEA Games 31, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Công ty Lữ hành Hanoitouris khai trương tour xe đạp “Dấu chân làng cổ Bát Tràng”.

Theo đó, du khách tham gia tour được trải qua lộ trình 15km đi qua Hàng Ngang - Hàng Đào - chợ Đồng Xuân - cầu Long Biên - đê Long Biên - Bát Tràng với nhiều hoạt động hấp dẫn, mới lạ.

Trên hành trình trải nghiệm, du khách được đi men theo con đường làng, khám phá bãi giữa sông Hồng với những vườn chuối, vườn ổi, cảm nhận không khí mát mẻ trong lành từ sông Hồng, tham quan, trải nghiệm làng cổ Bát Tràng.

Bài 2: Từ nền văn minh gốm sứ Bát Tràng đến miền huyền tích Chử Đồng Tử - Tiên Dung

Tham gia tour xe đạp “Dấu chân làng cổ Bát Tràng”, du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu về không gian kiến trúc, lối sống và những giá trị văn hóa, lịch sử hàng trăm năm sản xuất đồ gốm của người dân làng cổ Bát Tràng.

Tại làng cổ Bát Tràng, du khách được tìm hiểu về lịch sử làng có đến 364 vị danh nhân đỗ đạt, trong đó có 8 vị tiến sĩ, tìm hiểu các công đoạn sản xuất gốm sứ truyền thống. Tour này cũng thu hút được rất nhiều khách trong và ngoài nước tham gia, tạo điểm nhấn của Bát Tràng vực dậy sau đại dịch.

UBND huyện Gia Lâm, xã Bát Tràng, Sở Du lịch Hà Nội cùng các công ty du lịch cũng đã đưa ra nhiều giải pháp để từ giờ đến hết năm 2022 và kế hoạch đến năm 2025 hỗ trợ cho du lịch vực dậy, đặc biệt là “Điểm du lịch Thủ đô” Bát Tràng. Mong rằng, cùng với đường vành đai 4 hình thành, sự liên kết giữa các điểm du lịch trong huyện Gia Lâm, giữa Bát Tràng với các vùng khác quanh khu vực được thúc đẩy, từ đó du khách sẽ biết đến trọn vẹn vẻ đẹp vùng đất này.

Bài 2: Từ nền văn minh gốm sứ Bát Tràng đến miền huyền tích Chử Đồng Tử - Tiên Dung

Nhiều người đã quen thuộc với tour Bát Tràng đi về trong ngày, hoặc kết hợp thêm với đền Nguyên phi Ỷ Lan, Eco Park... Nói như thế để thấy tuyến du lịch khá đơn điệu, không có điểm nhấn, khó tạo được ấn tượng cho khách cũng như khó tăng nguồn thu thêm cho dịch vụ.

Khi đường vành đai 4 mở ra, tuyệt vời hơn, giờ đây, từ Bát Tràng giao thông thuận tiện sẽ là tiền đề để mở nhiều tour đi đến Khoái Châu, Văn Lâm và các vùng lân cận. Một trong “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, câu chuyện Chử Đồng Tử và Tiên Dung với biết bao huyền tích xung quanh về nơi Tiên Dung tắm mát gặp Chử Đồng Tử, về đầm Dạ Trạch nơi Triệu Quang Phục lập căn cứ chống giặc Lương...

Bài 2: Từ nền văn minh gốm sứ Bát Tràng đến miền huyền tích Chử Đồng Tử - Tiên Dung

Được xem là một trong những truyền thuyết được ghi nhận sớm nhất trong Lĩnh Nam Chích Quái, câu chuyện về Chử Đồng Tử vốn rất nổi tiếng trong dân gian và còn lưu truyền đến tận ngày nay.

Không còn là những câu chuyện kể trong cổ tích, trong sách giáo khoa, trong các vở diễn, du khách sẽ được tận mắt khám phá nhiều dấu tích liên quan đến nhân vật có nhiều công lao được phong “bất tử”. Đền thờ Chử Đồng Tử bao gồm ba di tích chính trong đó đình Chử Đồng Tử (Chử Xá, Văn Đức, Gia Lâm, Thành phố Hà Nội).

Đền Hóa, nơi Chử Đồng Tử và Nhị vị phu nhân hóa về trời, được xem là đền thờ chính, thuộc thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Trong đền thờ còn có ban thờ Triệu Việt Vương (do ngày xưa Triệu Việt Vương đóng quân ở đây - đằng sau đền thờ, sâu dưới đất các nhà khảo cổ đã tìm thấy di tích doanh trại có niên đại thời nước Vạn Xuân) và được Chử Đồng Tử ban cho vuốt rồng để cắm lên mũ đầu mâu dẹp yên giặc xâm lược.

Khung cảnh đền Dạ Trạch - Một trong 2 đền Chử Đồng Tử chính ở Hững Yên

Khung cảnh đền Dạ Trạch - Một trong 2 đền Chử Đồng Tử chính ở Hưng Yên

Đặc biệt, đền Đa Hòa thuộc thôn Đa Hòa, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên nằm trên khu đất cao, rộng và bằng phẳng hình chữ nhật có diện tích khoảng 18.720m². Nơi đây có cảnh quan đẹp, mặt quay hướng chính Tây nhìn thẳng sang bãi Tự Nhiên. Tổng thể kiến trúc có 18 ngôi nhà mái ngói cổ như 18 con thuyền mũi cong tượng trưng cho 18 đời vua Hùng.

Các pho tượng đức thánh Chử Ðồng Tử và phu nhân được đúc bằng đồng rất đẹp. Ngôi đền này được cho là nơi còn tồn tại nhiều di vật quý hiếm nhất trong đó có đôi lọ bách thọ (một trăm chữ thọ không chữ nào giống chữ nào, khắc trên thành lọ bằng gốm), nó được coi là một cổ vật vô giá của dân tộc.

Đặt chân đến nơi đây, phóng tầm mắt nhìn ra mênh mông sông nước, chắc hẳn nhiều người sẽ muốn ngược dòng thời gian, tìm về nơi Chử Đồng Tử - Tiên Dung gặp nhau nên duyên vợ chồng, nơi họ cắm gậy che nón lên mà thành tòa thành lộng lẫy, nơi họ hóa về trời. Nếu đến nơi này vào giữa tháng 2 Âm lịch hàng năm, du khách còn được hòa mình vào lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung, hay còn gọi là lễ hội Đa Hòa - Dạ Trạch, là lễ hội cầu tình yêu được tổ chức ở hai ngôi đền là đền Đa Hòa (xã Bình Minh) và đền Hóa (xã Dạ Trạch) cùng huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Khung cảnh lễ hội tại đền Chử Đồng TửKhung cảnh lễ hội tại đền Chử Đồng Tử

Lễ hội hàng năm đều được tổ chức nhưng với quy mô tổng (tổng Mễ xưa có 9 làng) thì 3 năm một lần. Lễ mang giá trị văn hóa thần thoại, là bức tranh về Chử Đồng Tử và hành trình đầy huyền thoại của ông đối với những người ở hai xã này.

Khi vành đai 4 mở ra giao thông thuận tiện hơn, khách đến hai điểm này không chỉ cảm nhận được hai không gian văn hóa mà còn thấy một mối liên kết vô cùng bền chặt của những giá trị mà hai vùng đất mang đến cho người hiện đại.

Đó là, từ những câu chuyện về vị thánh Chử Đồng Tử một trong “Tứ bất tử” của Việt Nam, nhân vật dân gian đã tạo nên một màn sương kì ảo nhưng đầy oanh liệt về sự mở mang bờ cõi, phát triển giao thương, chữa bệnh cứu người, cảm hóa dân chúng, tạo công ăn việc làm cho người dân, giúp đỡ đánh đuổi giặc ngoại xâm từ những ngày xa xưa của đất nước mình.

Rồi từ những công lao gây dựng của tiền nhân ấy, con cháu đất Việt giữ đất bám làng, dùng đất mưu sinh, vừa phục vụ cuộc sống vừa đưa gốm sứ lên thành nghệ thuật, tinh hoa của dân tộc. Cùng với việc gìn giữ làng nghề, phát triển kinh tế, những người con đất Việt tiếp tục phát huy những nền móng tiền nhân gây dựng, mở mang giao thương, phát triển du lịch, phát huy tối đa những lợi thế mà vùng đất mang lại cho mình.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Hội tụ, lắng đọng và tỏa sáng

Nằm trong nền văn minh lúa nước sông Hồng, những vùng đất cổ kính luôn chứa đựng trong mình những giá trị văn hóa lâu bền qua thời gian. Trong nhịp sống gấp gáp, trong cơn lốc đô thị hóa hiện nay, nét đẹp ấy càng trở nên quý giá hơn bao giờ hết. Vùng giáp danh, những điểm giao cắt của Hà Nội trên đường vành đai 4 với các địa phương lân cận sẽ mở ra những vùng không gian kết nối mà lần đầu tiên được khai thác tối đa, trở thành nguồn lực văn hóa và kinh tế đầy hứa hẹn cho Hà Nội.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Hội tụ, lắng đọng và tỏa sáng

Mê Linh và Sơn Tây là hai vùng đất cổ của nền văn minh sông Hồng, giờ đây lại càng có cơ hội kết nối, cùng nhau tỏa sáng khi liên kết những đặc trưng riêng có của mình. Bởi đây là hai vùng đất không chỉ lâu đời mà còn tồn tại được nhiều điểm đến gắn với các nhân vật lịch sử, với truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc đồng thời có cảnh quan, di tích đẹp.

Đường Lâm là làng Việt cổ được người Việt và cả khách nước ngoài rất yêu thích. Hồn cốt của một làng cổ vùng đồng bằng Bắc Bộ còn lưu dấu ở từng nếp sống, nếp nhà, nếp sinh hoạt và cả tâm hồn, tính cách người dân nơi đây. Không phải vô lý mà Đường Lâm đã làm bối cảnh cho biết bao nhiêu MV ca nhạc, phim truyện, những bộ ảnh cưới, ảnh kỷ yếu; Là trường quay của những phóng sự, chương trình và sự kiện về Tết cổ truyền của người Việt.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Hội tụ, lắng đọng và tỏa sáng

Từng chum tương nằm kề bên nhau kể chuyện thời gian, từng viên gạch đá ong thấm bao mưa nắng, từng ngõ xóm đường làng quanh co, từng mái ngói, sân đình đều cho thấy ý thức bảo tồn, giữ gìn giá trị truyền thống được người dân ở đây thực hiện rất tốt. Dù trở thành điểm du lịch từ nhiều năm nay nhưng Đường Lâm vẫn không hề có sự xô bồ, chặt chém thường thấy tại khá nhiều nơi mà nét thuần hậu, dân dã của người dân cũng trở thành một “đặc sản” hút khách.

Ngoài những món ăn được phục vụ theo nhu cầu của khách tại chỗ, các món gắn với thương hiệu của Đường Lâm như tương, gà, bánh tẻ… cũng là những sản phẩm đưa tên tuổi Đường Lâm vượt ra khỏi địa giới hành chính của mình, trở thành “điểm hẹn” mời gọi nhiều người đặt chân đến tận nơi.

Làng Đường Lâm níu chân du khách bằng sự cổ kính trăm tuổiLàng Đường Lâm níu chân du khách bằng sự cổ kính trăm tuổi

Đường Lâm không quá rộng nhưng cũng đủ để níu chân du khách nhiều giờ. Đường vào cổng, vào làng rất thoáng, một bên là cây đa cổ thụ, đồng lúa xanh mát, soi bóng xuống bên kia là hồ nước trong veo. Cổng làng Đường Lâm từng là nơi hóng gió, nghỉ chân, thỏa nỗi mong ước nhớ nhà, nhớ quê, lắng dồn cảm xúc với người ở xa về nay đã là một điểm nhấn, đi vào biết bao nhiêu tác phẩm nhiếp ảnh, hội họa, điện ảnh… nổi tiếng.

Là sự quy tụ của năm thôn Mông Phụ, Cam Thịnh, Đông Sàng, Đoài Giáp và Cam Lâm nên Đường Lâm như là một bức tranh tiêu biểu của làng cổ xưa xứ Bắc. Thả bộ trên đường làng, lần tay vào từng viên gạch trên những bức tường đá ong sứt sẹo dấu ấn mưa nắng, du khách có thể cảm nhận được thời gian như đọng lại nơi đây. Nếu rất nhiều ngôi nhà cổ trong làng còn đậm nét kiến trúc cổ kính thì những di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật của các địa danh tâm linh như đình Mông Phụ, chùa Mía, nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh, đình Cam Thịnh, lăng Phùng Hưng, Ngô Quyền, giếng cổ, nhà thờ họ, xích hậu… còn khiến ta như lạc vào vùng không gian của vài trăm năm, thậm chí cả nghìn năm trước đó.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Hội tụ, lắng đọng và tỏa sáng
Lăng Ngô Quyền (898 - 944) hay Tiền Ngô Vương Lăng là quần thể công trình kiến trúc lăng tẩm của Ngô Quyền, vị vua đã có công chiến thắng quân Nam Hán trên Trận Bạch Đằng (938) và mở ra thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc Việt Nam

Đặc biệt, khi đến với lăng Phùng Hưng - Ngô Quyền, nơi thờ hai vị vua nổi tiếng sinh thành nơi đây để Đường Lâm được mệnh danh là “đất hai vua”, dưới bóng cây rợm rạp thâm u cổ kính, du khách sẽ cảm nhận được những làn gió mát rượi thổi về từ ngàn năm trước. Hàng duối già nghìn năm tuổi tương truyền xưa kia là nơi vua Ngô Quyền buộc voi chiến vẫn uy nghi xanh tốt. Nghe nói, nếu đến đây vào những buổi trưa thanh vắng, khách tĩnh lặng lòng mình còn như được thấy tiếng voi gầm ngựa hí vẳng trong không gian.

Nước trong giếng sữa rất trong và luôn luôn ổn định dù vào mùa khôNước trong "giếng sữa" rất trong và luôn luôn ổn định dù vào mùa khô.

Ghé Đường Lâm, ngoài những chiếc giếng đá ong rải rác khắp làng, du khách đừng quên chiêm ngưỡng tận mắt “giếng sữa” Cam Lâm. Nguồn nước ngầm mát lạnh trong lành này tương truyền đã trở thành chất “kích sữa” cho các bà mẹ sau sinh để giờ đây không chỉ người trong vùng mà khắp nơi người ta đổ về để xin nước từ bầu “sữa mẹ”.

Chị Mai Hương (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) sinh đứa đầu không có sữa dù đã ăn, uống đủ mọi chất bổ dưỡng và các loại thuốc. Đến khi sinh đứa thứ hai, chị nhờ người nhà về Đường Lâm lấy mấy can nước từ “giếng sữa” lên.

“Chẳng biết do ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc hơn, có kinh nghiệm hơn hay là do “giếng sữa” mà tôi đủ sữa cho con bú đến 20 tháng. Sau này, khi con tôi lớn lên, năm nào tôi cũng đưa cháu về, vái lạy trước giếng, đặt tiền giọt dầu đồng thời tham quan, dạo bộ khắp làng. Đường Lâm với tôi đã trở thành một chốn đi về thân thiết, một điểm đến hàng năm đi lại mà không thấy chán”, chị Hương tâm sự.

Tiếp nối truyền thống địa linh nhân kiệt, xưa kia Đường Lâm tương truyền là quê hương của các danh nhân nổi tiếng như vua Ngô Quyền, Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, Giang Văn Minh, bà Man Thiện (mẹ của hai Bà Trưng), bà chúa Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng), Phan Kế Toại, Hà Kế Tấn, Kiều Mậu Hãn, Phan Kế An...

Ngày nay, Đường Lâm cũng sản sinh ra những văn nhân tài năng cho đất nước như nhà văn Đỗ Doãn Quát, Hà Nguyên Huyến, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng, nhà thơ Đỗ Doãn Phương… Nói như thế để thấy rằng, địa linh nhân kiệt, đến vùng đất này, ngắm cảnh, nghe nói chuyện về con người, tác phẩm cũng để ta thêm mở mang tầm mắt, biết thêm những chuyện đời.

Khi tối đến, khách có thể tham quan thành cổ Sơn Tây - tòa thành đá ong duy nhất của Việt Nam. Là tuyến phố đi bộ mới mở của Hà Nội, nơi đây ngày càng phát huy được lợi thế của mình. Các hoạt động cuối tuần luôn được chú trọng làm mới để phục vụ du khách và người dân, biến nơi đây thành điểm hẹn lý tưởng dù mùa hè thời tiết nóng bức.

Sau hơn 2 tháng khai trương và đi vào hoạt động, tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây đã tạo được không gian văn hóa cộng đồng hấp dẫn, điểm đến của nhiều người dân và du khách mỗi dịp cuối tuần. Trung bình một tuần, tuyến phố thu hút từ 10.000 đến 15.000 khách. Thị xã Sơn Tây đang tiếp tục xây dựng đề án nâng cấp, bổ sung nhiều hoạt động, dịch vụ trên tuyến phố để xây dựng nơi đây thành điểm du lịch hấp dẫn như đề án kết nối các điểm du lịch ngoại thành, các khu resort ở khu vực Ba Vì, Làng cổ Đường Lâm… bằng xe điện để đưa du khách lưu trú có thêm điểm trải nghiệm khi đến với Sơn Tây hoặc kết nối với những điểm du lịch ở các tỉnh, thành phố khác bằng các hoạt động giao lưu văn hóa.

Khu vực Sơn Tây, Ba Vì dịch vụ nghỉ dưỡng đã rất phát triển, vì thế, đón đêm phố núi tại đây, thưởng thức những món ăn địa phương trong không khí thanh sạch, yên tĩnh chắc chắn sẽ khiến du khách hào hứng với hành trình của mình. Ngày hôm sau, khách có thể được sang với Mê Linh, nơi có đền Hai Bà Trưng, chùa Trung Hậu, làng hoa, đồi 79 Mùa xuân… của vùng đất cổ được bồi đắp bởi phù sa sông Hồng. Đây cũng hứa hẹn là những điểm dừng chân thú vị cho các tuyến du lịch liên kết.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Hội tụ, lắng đọng và tỏa sáng

Đền thờ Hai Bà Trưng ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội có ý nghĩa quan trọng nhất bởi được xây dựng ở vị trí đắc địa, chính nơi Hai Bà sinh ra, lớn lên, tế cờ khởi nghĩa giành thắng lợi, xưng Vương và định đô ngay từ những tháng năm 40 - 43 sau Công nguyên.

Đền thờ Hai Bà Trưng được lưu giữ và tôn tạo trang hoàng với nhiều hạng mục: Cổng đền, nhà khách, nghi môn ngoại, nghi môn nội, gác trống, gác chuông, nhà tả - hữu mạc, tam tòa chính điện thờ Hai Bà Trưng, đền thờ thân phụ - thân mẫu Hai Bà và Sư phụ, Sư mẫu của Hai Bà, đền thờ thân phụ, thân mẫu ông Thi Sách và Ông Thi Sách, đền thờ các nữ tướng triều Hai Bà Trưng, đền thờ các nam tướng triều Hai Bà Trưng, nhà bia lưu niệm Hộp thư bí mật của đồng chí Trường Chinh, hồ bán nguyệt, hồ mắt voi, suối vòi voi, hồ tắm voi, thành cổ Mê Linh… trở thành điểm du lịch tâm linh hấp dẫn quan trọng của huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội và du khách thập phương.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Hội tụ, lắng đọng và tỏa sáng

Hội đền Hai Bà Trưng từ ngày 4 đến ngày mồng 10 tháng Giêng Âm lịch là một lễ hội lớn, một hoạt động văn hóa tín ngưỡng nhằm tôn vinh công đức của hai vị nữ anh hùng dân tộc Trưng Trắc - Trưng Nhị và giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ. Diễn ra vào thời điểm năm mới vừa sang, hội còn thể hiện nét sinh hoạt tinh thần phong phú của người dân nơi đây. Điểm nhấn của lễ hội là lễ rước hai Vua Bà từ Đền về Đình, gồm: 2 cỗ voi, 2 cỗ ngựa, đội thanh nữ mặc áo trắng khênh kiệu, đội nữ binh hộ giá mặc áo nâu, quấn xà cạp, vác gươm, hai đội nữ rước hai kiệu, đội mệnh bái mặc áo tế xanh có triện, đội nhạc công, xinh tiền, đội vác cờ súy, gươm trường, bát bửu, tán, lọng...

Bởi vậy, về nơi đây, thả bộ trên từng viên gạch lát đền, ngắm không gian rộng lớn của vùng đất cổ và nhất là được hòa mình vào không khí lễ hội, du khách còn như có thể được nghe thấy tiếng voi gầm, ngựa hí của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng lừng lẫy năm nào.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Hội tụ, lắng đọng và tỏa sáng

Không chỉ gắn liền với những truyền thuyết của dân tộc Việt Nam, như An Dương Vương định đô, xây thành, chiếc nỏ thần Kim Quy bắn một tên hạ hàng trăm tên giặc hay mối tình bi thương và cảm động của Mỵ Châu - Trọng Thủy… thành Cổ Loa còn là điểm tham quan, du lịch độc đáo của Thủ đô.

Thành Cổ Loa có rất nhiều tên gọi khác nhau như Loa thành (thành Ốc), thành Côn Lôn, thành Tư Long, Cửu thành, Thành Việt Vương, thành Khả Lũ, Cổ Loa thành. Đến thế kỷ thứ X, thời kỳ Ngô Quyền làm vua, Cổ Loa lại trở thành kinh đô lần thứ hai.

Khu di tích lịch sử thành Cổ Loa trải rộng trên địa phận 3 xã là Cổ Loa, Việt Hùng, Dục Tú thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội. Với diện tích lên tới 500ha đây là tòa thành có niên đại cổ nhất Việt Nam. Được xây dựng từ thế kỷ thứ III TCN dưới thời vua An Dương Vương, thành Cổ Loa là kinh đô của nhà nước Âu Lạc và của nhà nước phong kiến dưới thời Ngô Quyền thế kỷ X.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Hội tụ, lắng đọng và tỏa sáng

Thành Cổ Loa được xây dựng kiểu vòng ốc nên được gọi là Loa thành. Tương truyền rằng thành có tới 9 vòng thành xoáy trôn ốc, tuy nhiên theo khai quật khảo cổ thì hiện nay chỉ còn 3 vòng. Với niên đại lâu đời như thế, thành Cổ Loa gom chứa trong mình rất nhiều điều khiến du khách trầm trồ.

Này là đền thờ An Dương Vương, vị vua lập nên nhà nước Âu Lạc, nhà nước phong kiến thứ hai sau Văn Lang của nước ta. Kia là Am Bà Chúa, giếng Ngọc ghi khắc mối tình oan trái của Mị Châu - Trọng Thủy. Đền thờ Cao Lỗ nhắc chúng ta nhớ đến vị tướng tài ba, người đã chế tạo ra nỏ Liên Châu, loại nỏ bắn được nhiều mũi tên cùng lúc. Ông cũng là người có công lớn trong việc chỉ huy cho xây dựng thành Cổ Loa.

Ba vòng đền mang đến ba câu chuyện về những nhân vật gắn với những truyền thuyết trong lịch sử dân tộc, mang tới nhiều ý nghĩa khác nhau, về lòng yêu nước, về nghĩa thủy chung, về công sức phát triển quân sự, giữ nước… đều để lại trong lòng người những điều suy ngẫm. Chắc chắn rằng, đến nơi đây, mỗi người đều như được tiếp thêm kiến thức, nhân lên trong lòng mình tình yêu quê hương, tự hào dân tộc.

Đi hết ba vòng thành, tuyến du lịch về miền quan họ đưa ta sang với Bắc Ninh.

“Ai về bên kia sông Đuống
Cho ta gửi tấm the đen
Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên
Những hội hè đình đám
Trên núi Thiên Thai
Trong chùa Bút Tháp
Giữa huyện Lương Tài...”

Hành trình đắm đuối miền Kinh Bắc với nhà thơ Hoàng Cầm, với những đêm quan họ nồng nàn câu hát giao duyên, với chùa Nôm, chùa Dâu… cả nghìn năm nay cùng nền văn hóa Phật giáo thấm đẫm trong từng viên gạch, mái ngói… sẽ là miền thi ca, miền tâm tưởng để du khách dùng dằng “người ơi người ở đừng về” luyến lưu mãi không thể dứt ra được.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Hội tụ, lắng đọng và tỏa sáng

Khu vực Sóc Sơn cũng đang có tiềm năng rất lớn khi trở thành điểm đến hút khách trong thời gian qua. Để du lịch miền Phù Đổng Thiên vương cất cánh hơn nữa thì nên chăng sự đầu tư cần phải đồng bộ, có liên kết, tránh để tình trạng du khách đến tự phát, người làm du lịch cũng tự phát bởi đi nhanh nhưng không thể đi xa vì không “đi cùng nhau”.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Hội tụ, lắng đọng và tỏa sáng

Là nơi những ngọn núi dừng chân trước cửa ngõ Thủ đô, Sóc Sơn mang trong mình biết bao nhiêu câu chuyện đã đi vào thi ca, sử sách. Chính bởi vậy, núi non ở đây nên thơ, hữu tình khiến mỗi người đặt chân đến đều có thể làm đầy thêm hành trang sống của mình bằng những kiến thức, cảm xúc thu lượm được trong suốt chuyến đi.

Chị Hồng Lê (ở quận Hà Đông, Hà Nội) có cô con gái nhỏ học tiểu học rất mê sử Việt Nam. Thấy con hăng say tìm hiểu về các nhân vật lịch sử, chị mừng lắm. “Cứ bảo trẻ con bây giờ không thích môn Lịch sử nhưng con tôi là một ví dụ ngược lại”, chị Lê cho biết. Để kích thích, nuôi dưỡng niềm đam mê của con, cứ mỗi cuối tuần, khi con vừa học qua về nhân vật nào chị lại đưa con đến địa danh gắn với nhân vật đó. Lần này là đền Sóc, gắn với truyền thuyết Thánh Gióng bay về trời sau khi đánh thắng giặc Ân. Quần thể thuộc địa bàn thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, trải dài từ chân núi lên đến đỉnh Vệ Linh.

Chị Lê đưa con đi khám phá khắp khuôn viên gồm: Đền Hạ, đền Mẫu, đền Thượng, chùa Đại Bi, nhà bia bát giác, chùa Non Nước và tượng đài Thánh Gióng. Di tích vừa mang vẻ cổ kính, vừa thơ mộng, bốn mùa cây cối xanh tươi.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Hội tụ, lắng đọng và tỏa sáng
Khu di tích lịch sử đền Sóc nằm dưới chân Núi Sóc là nơi gắn với truyền thuyết anh hùng Thánh Gióng bay về trời sau khi đánh thắng giặc Ân

Đền Sóc (còn gọi là đền Thượng) thờ thượng đẳng phúc thần Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương, một trong tứ bất tử của văn hóa nước Việt. Từ đền Sóc, tiếp tục leo lên đỉnh núi Vệ Linh ở độ cao 302m, mẹ con chị vô cùng hào hứng, bất ngờ khi thấy tượng đài Thánh Gióng bằng đồng, nặng 85 tấn ở trên đỉnh núi.

“Khoảng không rộng mênh mông từ đỉnh núi tới trời, xung quanh mây trắng vờn bay, cây cối phía dưới xanh mướt, tượng Thánh Gióng như đang bay về trời sau khi đánh thắng giặc Ân từ ngàn năm trước mang đến cho mình cảm xúc rất đặc biệt. Vừa tự hào, vừa thiêng liêng xúc động lại vừa thấy tiếc nuối. “Đánh giặc lên ba hiềm đã muộn/ Lên mây tầng chín hận chưa cao” - câu thơ của Cao Bá Quát về người anh hùng trẻ tuổi càng nhắc tôi về khát vọng hòa bình, đánh giặc ngoại xâm của dân tộc mình. Đây còn là tấm gương giáo dục về “tuổi nhỏ chí lớn” rất tốt cho các con, để các con không ngại việc gì không thể thành công, miễn là mình có ước mơ”, chị Hồng Lê bày tỏ.

Người Việt ta từ thuở tấm bé đã thấm đẫm văn hóa cổ tích với các huyền thoại về Thánh Gióng, chàng trai khi đất nước lâm nguy bỗng lớn vụt lên ăn hết bảy nong cơm, ba nong cà, cưỡi ngựa sắt, đội mũ sắt, cầm roi sắt đi đánh giặc. Lớp lớp các thế hệ người Việt chẳng muốn một lần được đặt chân đến nơi đây, vừa thăm quê hương của một trong “Tứ bất tử” của dân tộc ta. Với ý nghĩa đó, đền Sóc không chỉ là điểm hẹn tâm linh mà còn là nơi khám phá núi sông, dã ngoại hết sức lí thú cho người dân.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Hội tụ, lắng đọng và tỏa sángTheo thông lệ, mùng 6 tháng Giêng Âm lịch hằng năm là chính hội đền Sóc tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội)

Di tích gắn với lễ hội Gióng được UNESCO công nhận là Di sản thế giới phi vật thể nhân loại năm 2010. Để hòa chung vào không khí lễ hội của người địa phương, du khách có thể ghé đền Gióng vào ngày 6 tháng Giêng Âm lịch hàng năm. Chắc chắn, mỗi người đều có những cảm nhận riêng, thêm tự hào về quê hương, đất nước, về truyền thống bảo vệ đất nước của cha anh mình.

“Bảy năm về trước em mười bảy/ Anh mới đôi mươi trẻ nhất làng/ Xuân Dục, Đoài Đông hai cánh lúa/ Hôm thì em tới, bữa anh sang”… Những câu thơ trong thi phẩm “Núi Đôi” của nhà thơ Vũ Cao chắc người Việt ai cũng thuộc nằm lòng. Địa danh Núi Đôi ấy chính xác là ở Sóc Sơn, Hà Nội. Nơi “Lối ta đi giữa hai sườn núi/ Đôi ngọn nên làng gọi núi Đôi/ Em vẫn đùa anh: Sao khéo thế/ Núi chồng núi vợ đứng song đôi!” chứng kiến mối tình có thật giữa liệt sĩ Nguyễn Thị Bắc và anh bộ đội Trịnh Khanh chắc nhiều người đã biết.

Mối tình thủy chung, son sắt nhưng đầy tiếc nuối, đau thương: “Anh ngước nhìn lên hai dốc núi/ Hàng thông bờ cỏ con đường quen/ Nắng lụi bỗng dưng mờ bóng khói/ Núi vẫn đôi mà anh mất em!” khảm vào lòng người nỗi day dứt, xót xa nhưng đồng thời cũng tượng trưng cho tình yêu dù cái chết cũng không chia lìa được. Chính vì thế, Núi Đôi được nhiều người tìm đến. Không phải chỉ bởi muốn tận mắt chứng kiến ngọn núi làm cảm hứng cho bài thơ để đời kia mà còn muốn một lần lắng nghe trái tim mình, tình cảm của mình với người yêu dấu tay trong tay.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Hội tụ, lắng đọng và tỏa sáng

Trời phú cho Sóc Sơn địa hình có núi, có đồng bằng, có sông hồ đẹp như tranh vẽ, quá hợp cho các hoạt động ngoài trời, hòa mình vào thiên nhiên, đặc biệt hợp với giới trẻ.

Còn nhớ, cách đây mấy năm, khi bộ phim “Tháng 5 để dành” được chuyển thể từ tiểu thuyết “Ranh giới” của blogger Rain8x (Hoàng Trung Hiếu) - một hiện tượng văn học trên nền tảng Blog360 ra rạp, bối cảnh đập Đồng Đò mà phim quay tại Sóc Sơn “bỗng dưng nổi tiếng”. Tác giả là người Phúc Yên (Vĩnh Phúc), từng có những trải nghiệm của chính bản thân nơi đây nên khi đưa hình ảnh này vào phim do anh sản xuất, khán giả trẻ quá ngỡ ngàng vì vẻ đẹp phóng khoáng, cuốn hút của nơi này.

Đập Đồng Đò trở thành điểm hẹn của các nam thanh nữ tú bất cứ mùa nào trong năm. Mùa hè thì không khí thanh sạch mát rượi, quá hợp để tận hưởng chiếc hồ Đồng Đò lộng gió với xung quanh là thông reo, là nước chảy, là mây trời trung du xanh bát ngát.

Mùa thu và mùa đông, nơi đây thực sự lí tưởng cho các hoạt động cắm trại với các góc chill để check-in tuyệt đỉnh. Xung quanh là cả quần thể hồ Đồng Quan, núi Hàm Lợn, bản Rõm, hồ Chòm Núi… đều là những nơi phong cảnh hữu tình, gắn với những câu chuyện, huyền thoại mà du khách chắc chắn sẽ hài lòng khi đặt chân đến.

Hành trình chuyến đi sẽ được nối tiếp khi du khách vòng trở lại Mê Linh, làng hoa nổi tiếng của miền Bắc. “Không giống như các làng hoa Tây Tựu, Tứ Liên, Quảng Bá của Hà Nội vừa bán hoa vừa phục vụ du khách đến check-in, làng hoa Mê Linh từ trước đến nay đa phần chỉ trồng hoa để bán. Chúng tôi đi qua dừng lại chụp ảnh thì có nhưng để có những dịch vụ phục vụ du khách thì dường như chưa thực hiện được. Thật sự đáng tiếc. Một “thủ phủ hoa” như vậy mà bỏ trống phần du lịch, không như cách làm của các làng hoa nổi tiếng tại Hà Nội cũng như trong cả nước”, chị Hồng Thúy - một du khách mê hoa bày tỏ.

Chính vì thế, nếu mở rộng, liên kết du lịch, có kế hoạch triển khai các loại hình check-in ngắm cảnh, chắc hẳn làng hoa Mê Linh sẽ còn nổi tiếng hơn nữa, có thêm nhiều nguồn thu hơn nữa. Điều này hi vọng sẽ trở thành hiện thực khi đường vành đai 4 chạy qua với nhiều tour tuyến được triển khai cắt qua khu vực này.

Rời Mê Linh, thông qua cầu Hồng Hà và bắc ngang qua sông Hồng, con đường nối tới xã Hồng Hà thuộc huyện Đan Phượng. Vùng đất được đặt tên từ thời nhà Trần này đến nay còn giữ được rất nhiều lễ hội truyền thống quý báu, phản ánh lịch sử hình thành, giữ làng, giữ nước của nơi đây.

Kiệu bánh tại Hội rước bánh giầy làng Bá Dương Nội được rước cẩn thận qua cổng chùa Già Lê
Kiệu bánh tại Hội rước bánh dày làng Bá Dương Nội được rước cẩn thận qua cổng chùa Già Lê

Có thể kể đến các lễ hội: Ngày 3 tháng Giêng: Lễ hội rước bánh dày làng Bá được 5 miền trong làng thay nhau tổ chức.

Ngày 4 đến ngày 8, 9 tháng Giêng: Hội vật dân tộc của xã. Đây được coi là cái nôi của Hội vật dân tộc miền Bắc, là sới vật duy nhất của huyện Đan Phượng còn giữ và phát triển cho đến ngày nay. Hội vật là một trong những sinh hoạt tinh thần quan trọng của người dân vùng Bắc Bộ xưa bởi không quan trọng thắng thua, hoạt động nhằm duy trì, rèn luyện sức khỏe thường xuyên để chống giặc giữ nước, đánh đuổi cướp bóc thổ phỉ, bảo vệ dân làng…

Ngày 13 tháng Giêng, lễ hội Cầu Ngư làng Vạn Vĩ, tưởng nhớ Thành hoàng làng Võ Duệ có công phò tá nhà Hậu Lê.

Ngày 14 tháng 3 Âm lịch: Lễ hội thôn Bồng Lai thờ Đức Thánh Mẫu Hạo Nương cung phi thứ 9 của vua Lý Thánh Tông, thân mẫu của hoàng tử là Hoằng Chân (tức Linh Lang Đại vương) - vị thần được thờ tại đền Voi Phục (một trong Tứ trấn của Thăng Long Hà Nội).

Ngày 15 - 16 tháng 3 Âm lịch: Hội thả diều truyền thống Bá Dương Nội. Đây là một lễ hội dân gian đặc sắc của vùng đồng bằng châu thổ trồng lúa nước.

Kết hợp các tuyến du lịch trên hành trình vành đai 4 lại với nhau, các địa phương sẽ dần được gợi mở, tạo nên các dịch vụ gắn với đặc trưng của mình, chắc chắn sẽ thu hút được sự đầu tư và thu về lợi nhuận cao từ “ngành công nghiệp không khói” này.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Hội tụ, lắng đọng và tỏa sáng

Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào sự chủ động, nắm bắt thời cơ của các địa phương. Nếu chủ động đón bắt thời cơ, “làn gió mới” này thực sự mang đến nhiều lợi ích nhưng nếu bỏ mất cơ hội vàng thì quá lãng phí với một vùng lợi ích mà đường vành đai 4 mang lại cho những nơi dự án này đi qua.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Hội tụ, lắng đọng và tỏa sáng

Với lịch sử hàng ngàn năm hình thành và phát triển, với bề dày văn hóa tích lũy được từ vạn năm như phù sa của con sông Hồng bồi đắp nên xóm, nên làng, trung tâm Hà Nội và những vùng ngoại thành giờ đây mang trên mình bao nhiêu vốn quý báu nhất mà tiền nhân để lại. Trong dòng chảy hướng về tương lai, miệt mài và bền bỉ, Hà Nội đang và sẽ tiếp tục mở rộng, tích hợp nhiều tiềm năng để cùng với phát triển kinh tế, nhiệm vụ phát triển công nghiệp văn hóa cũng từng bước đạt được những thành tựu xứng tầm.

Trong hành trình ấy không thể thiếu vai trò, đóng góp và sự chủ động, chuyển mình, thích ứng linh hoạt với từng thời kì của ngành du lịch Thủ đô. Xâu chuỗi, liên kết những di sản, vốn quý, điều kiện tự nhiên, sản vật địa phương, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực là những việc mà ngay từ bây giờ những người làm du lịch nên bắt đầu nghĩ đến.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Hội tụ, lắng đọng và tỏa sáng

Điều này cũng đáp ứng mong mỏi, nhu cầu của du khách không chỉ ở Thủ đô mà còn các vùng lân cận và cả nước ngoài tới nơi đây. Vùng Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín, Hà Đông, nơi đây không chỉ có những ngôi chùa, những di tích mà còn rất nhiều làng nghề, làng cổ mà bao lâu nay du khách luôn ước ao có những tour du lịch được trải nghiệm hết các vẻ đẹp cổ kính này.

Những chiếc giếng cổ, mái ngói tường rêu ở làng Cự Đà, làng lụa Vạn Phúc Hà Đông, chùa Đậu, chùa Đào Xá với niên đại hơn 2000 năm không chỉ là không gian Phật giáo cổ kính mà còn là điểm thắng cảnh, tìm hiểu về đạo Phật, tìm hiểu về văn hóa ngàn năm của làng quê đồng bằng Bắc Bộ.

Hãy thử tưởng tượng, từ trung tâm Hà Nội, một tour du lịch đưa chúng ta qua Đền Sóc, Núi Đôi, đền Hai Bà Trưng, chùa Trung Hậu. Một tour khác lại chở chúng ta qua hồ Đồng Đò, Đồng Quan, núi Hàm Lợn để cắm trại, check-in. Một tour khác sau khi đưa khách khám phá các địa điểm nội thành thì tiếp tục đưa khách ra các huyện Hoài Đức, Thanh Oai… đến với các chùa cổ, làng cổ, làng nghề… Chắc chắn rằng, không một chỗ nào bị nhàm chán, không một điểm nào khách phải thất vọng bởi ngay với chính người Hà Nội, ở lâu năm tại Hà Nội cũng chưa từng đi hết những địa điểm ấy.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Hội tụ, lắng đọng và tỏa sángTrang trại đồng quê Ba Vì (Hà Nội) ngoài việc nghỉ ngơi, du khách sẽ được tham quan các làng sản xuất nông nghiệp có truyền thống lâu đời xung quanh trang trại

“Khách hàng thì luôn luôn có quyền đòi hỏi mới hơn nữa, hấp dẫn hơn nữa, thú vị hơn nữa. Nhiệm vụ của các công ty du lịch là phải tìm được điểm đến, dựng lên được những hành trình thực sự làm khách hài lòng và bỏ tiền ra mua tour, mua các sản phẩm du lịch tại điểm đến. Mức tiêu dùng bây giờ rất cao, nhất là sau đại dịch xu hướng mọi người sẽ đi xả stress, đi bù vì họ coi trọng chất lượng cuộc sống. Đừng sợ khách không có tiền mà chỉ sợ không có dịch vụ cho khách bỏ tiền mà thôi”, chị Võ Thúy - một du khách thường xuyên “săn tour” cho gia đình và bạn bè chia sẻ.

Sẽ có rất nhiều điểm đến, các hành trình, các sự lựa chọn phù hợp cho từng đối tượng khách hàng. Chắc hẳn, những hành trình này sẽ để lại trong lòng du khách những ấn tượng vô cùng tốt đẹp. Bên cạnh đó, ngoài việc mang lại lợi ích kinh tế, các hoạt động này còn góp phần tạo công ăn việc làm, tiêu thụ các sản phẩm OCOP đồng thời giới thiệu vẻ đẹp văn hóa, con người Hà Nội và các vùng lân cận tới du khách trong và ngoài nước. Đó là những kết quả tốt đẹp mà chúng ta có thể gặt hái được khi dự án đường vành đai 4 hoàn thiện.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Hội tụ, lắng đọng và tỏa sáng

Vì thế, dự án vành đai 4 mở ra cơ hội nhưng cũng là thách thức cho ngành du lịch Thủ đô. Cần phải có sự chung tay, linh hoạt đồng thời cũng cần có các kế hoạch đón đầu về bố trí tour tuyến, nhân sự, kiến thức đồng thời kết hợp với địa phương để thúc đẩy sản phẩm OCOP, tăng tiêu thụ sản phẩm địa phương, thu về nguồn lợi kinh tế đồng thời tạo ấn tượng cho du khách về vùng đất trù phú, giàu văn hóa, sản vật mà mình đặt chân đến.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Hội tụ, lắng đọng và tỏa sáng

Anh Lê Công Năng - Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Wondertour cho biết Wondertour đã nghiên cứu nhiều dòng tour khai thác tuyến đường vành đai 4, đặc biệt là tour tâm linh và tour văn hóa. Với loại hình du lịch tâm linh, Wondertour khai thác tour Đền Đô - Chùa Dâu - Chùa Lim - Chùa Phật tích (Bắc Ninh), tour Đền Sóc - Học Viện Phật giáo Việt Nam kết hợp du lịch khám phá núi Hàm Lợn. Tour Đền Dầm - Đền Chử Đồng Tử - Tiên Dung - Làng gốm Bát Tràng...

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Hội tụ, lắng đọng và tỏa sáng

Trong khi đó, các tour văn hóa làng nghề được nghiên cứu xây dựng gồm: Tour Sơn mài Làng Hạ Thái - Nón Làng Chuông - Quạt Làng Vác - Lụa Vạn Phúc; Tour làng nghề Bắc Ninh: Hương đen làng Chóa - Xu Xê Đình Bảng - Tranh Đông Hồ…

Anh Năng cũng chia sẻ từ Bát Tràng sang Hưng Yên thực tế đã triển khai nhiều qua tour du thuyền sông Hồng và nay được triển khai thêm theo vành đai 4. Từ Sóc Sơn sang Bắc Ninh, có tour khám phá văn hóa nét đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ từ Việt phủ Thành Chương đến không gian lễ hội của vùng Kinh Bắc. Vì thế, anh Năng nhận định rằng khi đường vành đai 4 hình thành và đi vào sử dụng sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho ngành du lịch khai thác hết tiềm năng, lợi thế của dự án.

Dù vậy, Tổng Giám đốc Công ty du lịch Wondertour cũng bày tỏ: “Rất nhiều địa phương có rất nhiều làng nghề nổi tiếng nhưng chỉ có thể có giá trị kinh tế hoặc một chút về văn hóa. Để làm du lịch làng nghề các địa phương cần phát triển thêm cơ sở lưu trú, nhà hàng, cửa hàng lưu niệm, đặc biệt là không gian để các nghệ nhân trình diễn. Có như thế thì các công ty du lịch mới thấy có “chất” để khai thác và thu được lợi nhuận từ sự hợp tác, liên kết này”.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Hội tụ, lắng đọng và tỏa sáng

Như vậy, sự chủ động vào cuộc của chính quyền địa phương, đón đầu xu hướng là rất cần thiết ngay khi dự án được triển khai. Thời gian tới, có lẽ sẽ là lúc các địa phương, ngành du lịch Hà Nội và các tỉnh nơi có vành đai 4 chạy qua cần có sự gặp gỡ, bàn bạc những kế hoạch cụ thể để lựa chọn cho mình những gì tiêu biểu nhất, có tiềm năng nhất của địa phương mình, tránh tình trạng làm mà không có nghiên cứu, chọn lọc.

Bởi lẽ, như các chuyên gia khai thác tour, tuyến nhận định: “Các tuyến du lịch mới thì luôn tạo sự hào hứng cho du khách, tuy nhiên để đạt mức độ hài lòng thì cần có thời gian để các địa phương phát triển đồng bộ. Những sản phẩm tour tâm linh tại Wondertour được khách yêu thích và đánh giá cao hơn. Trong khi tour làng nghề hiện chỉ khai thác được ít khách quốc tế và các nhóm trẻ du lịch trải nghiệm kết hợp chụp ảnh”.

Nội dung: Vương Tuấn - Cẩm Tú - Văn Huy

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Hội tụ, lắng đọng và tỏa sáng

Vương Tuấn- Cẩm Tú