Tag

Hành trình truy tìm “hang ổ” của những con gà không đầu siêu rẻ

Phóng sự 08/12/2016 22:42
aa
TTTĐ - Gần Tết, những con gà siêu rẻ lại xuất hiện tràn lan ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành. Đặc biệt đa số con gà không đầu, một vài con mất đùi hoặc thậm chí là một phần tư thân.

Hành trình truy tìm “hang ổ” của những con gà không đầu siêu rẻ


Hành trình truy tìm “hang ổ” của những con gà không đầu siêu rẻ
Hành trình truy tìm “hang ổ” của những con gà không đầu siêu rẻ


Hành trình truy tìm “hang ổ” của những con gà không đầu siêu rẻ

Hành trình truy tìm “hang ổ” của những con gà không đầu siêu rẻ

Hành trình truy tìm “hang ổ” của những con gà không đầu siêu rẻ

Hành trình truy tìm “hang ổ” của những con gà không đầu siêu rẻ

Lạc vào xứ sở những con gà “tàn tật”

Trên địa bàn Hà Nội, hầu hết chợ chiều lớn nhỏ đều bày bán “gà dai Hàn Quốc” đã được luộc, quay, hoặc nướng ngon lành với giá 130.000 đồng/con. Rất nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là những người có thu nhập thấp, đã chọn mua loại thực phẩm này, dù trong đầu họ cũng lờ mờ đặt dấu hỏi về giá thành thấp bất ngờ của chúng.

Trong khi gà ta có giá từ 90.000-110.000 đồng/kg gà sống, thì một con gà dai Hàn Quốc nặng từ 1,3 – 1,5 kg đã chế biến vàng ruộm, mỡ màng lại chỉ có giá 130.000 đồng. Rõ ràng, ai cũng có thể nhìn thấy điểm vô lý. “Ai thắc mắc làm gì, người ta ăn được thì mình ăn được” – đấy là câu trả lời của hầu hết người tiêu dùng khi được hỏi lý do mua gà giá rẻ.

Tại cửa hàng kinh doanh gia cầm tại quận Thanh Xuân (Hà Nội), khi còn đang phân vân giữa gà ta và gà công nghiệp, vì giá gà ta hơi cao (112.000 đồng/kg), phóng viên được nhân viên bán hàng tư vấn nên chọngà không đầu Hàn Quốc vì thịt dai, da giòn như gà ta mà giá chỉ 54.000 đồng/kg, cao hơn giá gà công nghiệp vài ngàn đồng.

Ở các khu vực khác, gà dai Hàn Quốc xuất hiện cùng khá nhiều loại thịt gà (công nghiệp, tam hoàng, thả vườn, ta) của các doanh nghiệp trong nước, với giá 57.900 đồng/kg. Loại gà này chỉ cao hơn giá thịt gà công nghiệp trong nước 7.000 đồng/kg, thấp hơn không đáng kể so với giá gà tam hoàng (60.000 đồng/kg).

gà dai không đầu

Gà dai Hàn Quốc chế biến sẵn trong siêu thị được bán với giá 97.900 đồng/kg

Không nằm ngoài dự đoán, khi được hỏi về nguồn gốc của loại gà dai này, các chủ cửa hàng gia cầm, chủ quán đồ ăn chín đều từ chối tiết lộ. Tuy nhiên, không quá khó khăn, phóng viên xác định được hai nguồn hàng chủ yếu mà tiểu thương thường nhập hàng ở khu vực Hà Nội, đó là vài siêu thị lớn và vài cửa hàng đông lạnh tại khu vực chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ (huyện Thường Tín, Hà Nội).

Tại một siêu thị trên đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội), gà dai Hàn Quốc được bán khá nhiều, cả hàng đông lạnh và hàng đã chế biến. Gà dai đông lạnh có giá hơn 52.000 đồng/kg (mỗi con gà có trọng lượng trên dưới 1,3kg thì giá gần 70.000 đồng/con). Ngoài ra, loại gà này sau khi được quay chín có giá 97.900 đồng/kg.

Dễ quan sát thấy, gà tại siêu thị này chủ yếu không đầu, một vài con không còn đùi, hoặc không còn một phần thân. Dường như mặt hàng này được người tiêu dùng khá ưa chuộng, bởi sau thời gian khảo sát tại siêu thị trên, phóng viên nhận thấy buổi sáng gà dai được xếp vào tủ đông khá nhiều. Song đến khoảng sau 20h giờ, lượng gà hầu như đã được mua hết.

Anh phải biết là gà ở siêu thị là gà xấu, giá cao” – một chủ cửa hàng đông lạnh ở chợ gia cầm Hà Vỹ bĩu môi – “Gà bày tại siêu thị vừa nhẹ cân, vừa để thời gian dài. Dân buôn bán nhỏ không dám vào siêu thị mua đâu, họ chủ yếu tìm đến bọn em thôi”.

Qua lời giới thiệu của chủ cửa hàng này, phóng viên được dẫn vào mê cung nhiều ngóc ngách của nghề buôn bán gà dai Hàn Quốc. Quả thật, cứ như lời anh ta, buôn bán gà dai Hàn Quốc đúng là một loại kinh doanh siêu lợi nhuận.

gà dai không đầu
Gà dai Hàn Quốc được bán trong siêu thị không có đầu và một vài con mất đùi

Gà dai Hàn Quốc hay gà thải loại?

Khác với sự hình dung, cửa hàng M.T ở chợ Hà Vỹ chuyên cung cấp các mặt hàng gia cầm đông lạnh hoạt động rất công khai, người mua kẻ bán tấp nập. Một chị đến mua chân gà thâm sì để ngâm mắm bán trong dịp Tết, một anh khác mua túi to cánh gà đã đổi màu phục vụ cho quán gà chiên trên phố cổ. Phóng viên phải chờ khá lâu mới đến lượt được “tư vấn”.

Chủ cửa hàng, một người đàn ông điển trai tên M., không bỏ qua cơ hội để giới thiệu về các sản phẩm đang bán chạy: “Anh trai cần loại gì cũng có, từ gà non đến gà già. Gà non thì chỉ có đùi thôi. Dân Tây chỉ ăn lườn chứ không ăn đùi, nên đùi gà nhập hết về nước ta. Còn gà già, tức là gà dai Hàn Quốc ấy, thì có hai loại. Một loại 10 con/thùng, một loại 12 con/thùng. Đảm bảo gà ngon, tem mác đầy đủ, hàng công ty đàng hoàng”.

Để chứng minh cho lời nói của mình, anh M. mở cánh cửa nặng trịch của phòng trữ đông, lôi ra một thùng giấy. Bên cạnh thùng có dãy số ghi thời gian xuất khẩu là 11/7/2016, tổng trọng lượng 14.54kg. Rất nhanh nhẹn, anh M. rạch nắp thùng, vạch lớp ni long, để lộ ra 10 con gà còn đóng đá.

gà dai không đầu

Trên thị trường bán lẻ, gà dai không đầu có giá 130.000 đồng/con

Đây là hàng loại 1, còn hàng loại 2 thì nhỏ hơn, chỉ khoảng 1,2 kg/con. Hiện giờ là gần Tết, hàng đang tăng giá. Vì nhiều đầu mối ghim hàng trong kho, chờ Tết mới bán. Quan trọng hơn, ở bên kia đang có dịch nên nguồn hàng khan hiếm. Trước đây thì bán rẻ cho anh trai cũng được, nhưng bây giờ nhất định phải giá 42 (ý nói 42.000 đồng/kg – PV) thì bọn em mới nhập cho anh được”, chủ cửa hàng nói.

Giải thích về lý do gà không đầu hoặc mất đùi, anh M. cười cười: “Người ta cứ bảo bọn em cắt đầu, cắt chân ra để bán riêng, nhưng không phải như vậy đâu. Anh xem, ngay trong thùng nguyên đai nguyên kiện, gà đã “tàn tật” rồi. Lý do chính là khi nhập khẩu có quy định, nếu nhập gà nguyên con thì doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phải chịu mức thuế là 40%, nhưng nếu xẻ nhỏ từng bộ phận ra thì thuế nhập khẩu chỉ còn là 20%. Nên doanh nghiệp thường cho cắt bỏ đầu, chân để được hưởng thuế suất nhập khẩu 20% mà vẫn bán được theo giá nguyên con”.

Qua trao đổi với chủ cửa hàng M.T, phóng viên nhận thấy bản thân những người này cũng nắm rất rõ về xuất xứ của loại “gà dai Hàn Quốc”. “Gà này là loại đẻ hết trứng, đã nuôi 1 năm hoặc hơn thế. Ở bên kia, gà như vậy chỉ đem nghiền thành thức ăn gia súc. Chả biết là tồn dư kháng sinh hay không, chuyên gia này bảo có, vị chuyên gia khác lại bảo không có. Loạn hết cả lên. Nhưng dân mình ham rẻ nên cứ mua. Có cầu thì có cung. Ai sợ cứ sợ, ai bán cứ bán, ai mua cứ mua”, anh M. nói.

Tin liên quan

Đọc thêm

Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học Phóng sự

Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học

TTTĐ - “Má mất, con còn nhỏ nhưng cũng biết chuyện rồi. Cha im lặng không nói gì, chỉ nhắc các con cố gắng mà học rồi cha cứ lặng lẽ làm việc… Con thương cha”, Trần Hương Tú, 22 tuổi,con gái thứ 3 trong gia đình kể.
Hành hương về đất Phật Văn hóa

Hành hương về đất Phật

TTTĐ - Trong suốt chiều dài lịch sử, Huế từng là kinh đô của triều Nguyễn và cũng là kinh đô một thời của phật giáo Việt Nam. Về với Huế cũng là chuyến hành hương về đất phật, chiêm ngưỡng các thánh tích phật giáo, từ đó khám phá tâm thiện lành trong mỗi chúng ta.
“Phên dậu xanh” miền biên viễn Phóng sự

“Phên dậu xanh” miền biên viễn

TTTĐ - Nơi miền sơn cước của xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum), các cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô vẫn luôn ngày, đêm vững chắc tay súng bảo vệ từng “tấc đất, ngọn cỏ” chủ quyền của Tổ quốc. Song song với đó, các cán bộ chiến sĩ cũng luôn gần gũi, giúp đỡ người dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
Huyền thoại La Văn Cầu Phóng sự

Huyền thoại La Văn Cầu

TTTĐ - Trong trận đánh đồn Đông Khê năm 1950, Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân La Văn Cầu đã dũng cảm chặt một tay để ôm bộc phá, tiêu diệt lô cốt của giặc Pháp. Ông trở thành huyền thoại về tinh thần hi sinh anh dũng, ý chí kiên cường sắt đá của những người lính trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc.
Chuyện về vị tướng nhiều lần vượt qua cửa tử Phóng sự

Chuyện về vị tướng nhiều lần vượt qua cửa tử

TTTĐ - Với vóc dáng nhỏ bé nhưng Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh - nguyên Chính ủy Trung đoàn 141 của Sư đoàn 7, Quân đoàn 4, nguyên Phó Tư lệnh Chính trị Quân đoàn 4 - một trong đội hình 5 cánh quân tiến về giải phóng Sài Gòn - Gia Định lại có quá khứ chiến đấu đầy anh dũng, kiên cường, nhiều lần phải cận kề với cái chết…
Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: Người con gái Hà Nội kiên cường, bất khuất Phóng sự

Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: Người con gái Hà Nội kiên cường, bất khuất

TTTĐ - Đoàn công tác báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có dịp ghé thăm Khu di tích lịch sử Bệnh xá Đặng Thùy Trâm tại tỉnh Quảng Ngãi.
Những dấu ấn tại Hội Báo toàn quốc 2024 Phóng sự

Những dấu ấn tại Hội Báo toàn quốc 2024

TTTĐ - Hội Báo toàn quốc 2024 là sự kiện đặc biệt với các dấu mốc đáng nhớ như lần đầu tiên được tổ chức tại phía Nam; quy mô, tầm vóc lớn nhất từ trước tới nay. Đồng thời, Hội Báo năm nay còn có sự tham gia lần đầu tiên của 64 gian hàng sản phẩm OCOP các tỉnh, thành trên cả nước. Hội Báo toàn quốc năm 2024 có chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân”, với hơn 100 gian trưng bày báo Xuân và các ấn phẩm báo chí tiêu biểu năm 2023, quý I/2024. 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, hàng trăm cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, các cơ sở đào tạo báo chí cùng hàng ngàn phóng viên, nhà báo, người dân tham quan ngày hội lớn của người làm báo cả nước.
Chắc tay súng bảo vệ từng tấc đất biên cương Phóng sự

Chắc tay súng bảo vệ từng tấc đất biên cương

TTTĐ - “Mỗi người dân là một cột mốc sống” là lời khẳng định của các cấp ủy, chính quyền và lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum đang ngày, đêm vững tay súng bảo vệ từng tấc đất đường biên, cột mốc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân Phóng sự

Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân

TTTĐ - Qua 2 năm triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, cán bộ, chiến sĩ Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc các chiến dịch xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chíp… theo lộ trình đề ra. Đón Tết Giáp Thìn năm nay, người dân, doanh nghiệp có thêm niềm vui khi các thủ tục hành chính được đơn giản hóa, tiết kiệm thời gian, chi phí.
Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi Phóng sự

Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi

TTTĐ - Nghề đúc lư đồng xuất hiện ở Sài Gòn từ thế kỷ thứ XVIII, do hai nghệ nhân sau khi học nghề ở phủ Thừa Thiên đã đem về truyền dạy tại Phú Lâm, rồi chuyển tới làng An Hội (Gò Vấp). Một thời vàng son đã qua, giờ đây chỉ còn lại 4 hộ vẫn tiếp nối truyền thống, bền bỉ giữ lửa trao truyền cho con cháu.
Xem thêm