eMag azine
17/02/2024 08:00
Kỳ 2: Đừng để rượu “phá” sức khỏe

17/02/2024 08:00

TTTĐ - Rượu xếp thứ 5 trong số 15 yếu tố nguy cơ sức khỏe hàng đầu, là nguyên nhân liên quan đến chấn thương tai nạn giao thông, rối loạn tâm thần, xơ gan, tim mạch, ung thư. Các bệnh viện cũng đã tiếp nhận nhiều vụ ngộ độc rượu để lại hậu quả nghiêm trọng.

sức khỏe

Kỳ 2: Đừng để rượu “phá” sức khỏe

TTTĐ - Rượu xếp thứ 5 trong số 15 yếu tố nguy cơ sức khỏe hàng đầu, là nguyên nhân liên quan đến chấn thương tai nạn giao thông, rối loạn tâm thần, xơ gan, tim mạch, ung thư. Các bệnh viện cũng đã tiếp nhận nhiều vụ ngộ độc rượu để lại hậu quả nghiêm trọng.

Kỳ 2: Đừng để rượu “phá” sức khỏe

Trong năm qua, theo báo cáo của Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, Khoa hồi sức cấp cứu của bệnh viện đa khoa một số tỉnh/thành phố đã ghi nhận nhiều trường hợp phải cấp cứu có liên quan đến việc sử dụng rượu không đảm bảo an toàn, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, rượu có hàm lượng methanol cao, trong đó đã có ca tử vong.

Đầu năm 2023, Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận trường hợp một bệnh nhân nam 46 tuổi ở Vĩnh Phúc bị ngộ độc, hôn mê, tụt huyết áp, tổn thương não nặng sau khi uống cồn sát trùng mua ở hiệu thuốc, kết quả xét nghiệm máu cũng cho thấy nồng độ methanol trong máu cao, tuy nhiên đã tử vong vào ngày hôm sau nhập viện.

Bệnh viện Đa khoa Đông Anh (Hà Nội) cũng đã cấp cứu một nam bệnh nhân (56 tuổi) bị ngộ độc methanol với tiên lượng rất nặng. Bệnh nhân này có tiền sử nghiện rượu và được đưa đến Khoa Cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng hôn mê sâu, da tím tái, chân tay lạnh, tiểu tiện không tự chủ.

Kết quả xét nghiệm khí máu cho thấy, có tình trạng toan chuyển hóa nặng, bệnh nhân được chẩn đoán bị ngộ độc cấp methanol tiên lượng rất nặng và được chuyển lên Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, kết quả xét nghiệm cho thấy, nồng độ methanol trong máu rất cao, phải lọc máu cấp cứu.

Số ca ngộ độc rượu ghi nhận rải rác quanh năm, tuy nhiên đặc biệt vào dịp trước, trong và sau Tết, ngộ độc rượu có sự gia tăng đột biến và hầu hết các ca đều nặng. Dịp cuối năm 2023, gần đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, liên tục tiếp nhận nhiều ca ngộ độc rượu nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, xuất huyết tiêu hóa, xơ gan… Ngoài ngộ độc rượu có Ethanol thì ở đây còn tiếp nhận nhiều ca ngộ độc Methanol (cồn công nghiệp) trong tình trạng rất nặng, nguy kịch. Thậm chí, có bệnh nhân nghiện rượu nhiều năm, đã mắc xơ gan cổ chướng, tiểu đường, nhưng vẫn uống rượu hàng ngày.

Kỳ 2: Đừng để rượu “phá” sức khỏe

Một ca cấp cứu ngộ độc rượu tại Bệnh viện Bạch Mai

Theo các chuyên gia, ngộ độc rượu được biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Mức độ nhẹ: Hưng phấn thần kinh, giảm khả năng tự kiềm chế bản thân, đi đứng loạng choạng…

Ngộ độc nặng: Hôn mê, nôn nhiều, vã mồ hôi, thở yếu hoặc ngừng thở dẫn đến suy hô hấp, hạ huyết áp, mạch nhanh, rối loạn nhịp tim, trụy mạch, hạ thân nhiệt, co giật… có thể tử vong nếu không được cấp cứu.

Ngộ độc rượu xảy ra khi uống quá mức đáp ứng của cơ thể, kể cả với những sản phẩm đã được xác nhận an toàn thực phẩm. Nguy cơ càng tăng với hậu quả khó lường đối với sức khỏe nếu dùng phải rượu giả, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, rượu có chứa nhiều methanol có thể gây mù mắt và tử vong.

Đây là một loại cồn công nghiệp, có công thức hóa học là CH3OH. Methanol được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như làm sơn, làm dung môi như sơn, dung dịch tẩy rửa, chất chống đông lạnh.

Các sản phẩm có chứa methanol bao gồm chất lỏng rửa kính chắn gió, chất chống đông đường khí, chất tẩy rửa bộ chế hòa khí, chất lỏng máy sao chép, nước hoa, nhiên liệu hâm nóng thức ăn và các loại nhiên liệu khác…

Vì có độc tính cao với cơ thể nên methanol chỉ được sử dụng với một lượng rất nhỏ trong các dung dịch công nghiệp chứ không được dùng làm rượu thực phẩm như ethanol (được biết đến như là rượu etylic, ancol etylic, rượu ngũ cốc hay cồn).

Đáng chú ý nguồn gốc của hóa chất cồn công nghiệp methanol đa dạng. Các ca bệnh đều rất nặng, hôn mê, có tổn thương não, nồng độ cồn methanol trong máu rất cao và đã có trường hợp tử vong.

Kỳ 2: Đừng để rượu “phá” sức khỏe

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: "Ngộ độc cồn công nghiệp methanol diễn biến chậm vì phải qua quá trình chuyển hóa mới tạo thành axitphomic, gây tổn thương thần kinh và tổn thương mắt. Do quá trình chuyển hoá rất chậm nên nhiều giờ sau, thậm chí 2 ngày sau mới có biểu hiện.

Với người dùng thêm rượu ethanol, thì chính loại rượu này khi vào cơ thể lại làm chậm quá trình chuyển hóa và gây độc của methanol. Chính vì vậy, việc uống liên tiếp rượu, đặc biệt trong những ngày Tết khiến ngộ độc methanol không có biểu hiện ngay, mặc dù, chất độc vẫn còn trong người.

Tuy nhiên, đến khi dừng rượu, lúc đó không có gì ngăn cản methanol có trong có thể sẽ chuyển hóa chất độc. Đó là lý do vì sao trong nhóm ngộ độc, có 7 người uống nhưng một người hôn mê ngộ độc ngay sau khi uống nhiều rượu rởm và không uống loại rượu khác, và những người uống thêm rượu ethanol lại ít dấu hiệu hơn và ngộ độc muộn hơn".

Để phân biệt hai loại rượu methanol và ethanol, TS Nguyễn Trung Nguyên lưu ý, khi uống rượu pha methanol sẽ có vị hơi ngọt, chứ không đắng như rượu thông thường. Thậm chí, khi mới uống, bệnh nhân cũng có cảm giác giống với say rượu, nên dễ bị nhầm lẫn.

Khoảng 1-2 ngày sau uống, bệnh nhân có biểu hiện mờ mắt, lơ mơ, thở nhanh và thở sâu, co giật, hôn mê… Khi đến bệnh viện, hầu hết trường hợp này đã tổn thương não, mù mắt và tụt huyết áp, ở trong tình trạng nguy kịch.

Kỳ 2: Đừng để rượu “phá” sức khỏe

Hậu quả của ngộ độc bia, rượu hết sức nặng nề

Nếu không được điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong của các ca bệnh ngộ độc methanol rất cao. Cụ thể, tại Trung tâm Chống độc, tỉ lệ tử vong của bệnh nhân ngộ độc methanol là xấp xỉ 30%. Ở các cơ sở y tế tuyến dưới, con số này thậm chí còn lên đến 50%. Trong trường hợp bệnh nhân được cứu sống thì cũng sẽ chịu những di chứng nặng nề đến hết đời.

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, với rượu, bia không có ngưỡng nào là an toàn. Nếu có uống, không nên uống quá 2 đơn vị cồn/ngày với nam giới, 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ giới và không uống quá 5 ngày/tuần. Một đơn vị cồn tương đương với 3/4 chai, lon bia 330ml (5%); 1 cốc bia hơi 330ml; 1 ly rượu vang 100ml (13,5%) hoặc 1 chén rượu mạnh 30ml (40%).

Do đó, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên khuyến cáo: Lạm dụng rượu, bia lâu ngày sẽ gây các bệnh về gan, thần kinh và làm giảm miễn dịch của cơ thể. Ðáng lưu ý, nhiều người vẫn sai lầm cho rằng, uống rượu "xịn", uống bia không hại gan nhưng thực chất dù rượu bia "xịn" thì cũng vẫn là gánh nặng cho gan.

Bác sĩ Nguyên nhấn mạnh: “Rượu được xác định có liên quan đến 200 loại bệnh, là chất gây nhiều bệnh nhất trong các chất nguy hại cho sức khỏe. Sử dụng rượu lâu ngày làm suy yếu hệ miễn dịch, giảm sức chống đỡ của cơ thể. Người uống rượu lâu ngày khi bị viêm phổi và bị nhiễm trùng nói chung rất dễ trở nặng, tăng nguy cơ tử vong so với bệnh nhân không dùng rượu khi mắc cùng loại bệnh”.

Bài viết: Hương Thị - Thu Ngà - Thành Trung

Thành Trung, Hương Thị, Thu Ngà