eMag azine
11/11/2020 09:40
Lái xe khi đã "ngấm tửu": Đi dễ, khó về

11/11/2020 09:40

TTTĐ - “Đã uống rượu, bia thì không lái xe”, lời cảnh báo đã quá quen thuộc với nhiều người đi đường, tuy nhiên, nếu không có biện pháp ngăn chặn và xử lý nghiêm các "ma men" thì rượu, bia sẽ tạo nên những “hung thần” lái xe trên đường phố.

“Đã uống rượu, bia thì không lái xe”, lời cảnh báo đã quá quen thuộc với nhiều người đi đường. Nếu không có biện pháp ngăn chặn và xử lý nghiêm tài xế đã uống rượu bia vẫn lái xe sẽ tạo nên những “hung thần” xa lộ. Đó là một trong những lý do mà mức phạt đối với người uống rượu bia lái xe là một trong những mức phạt tăng mạnh nhất tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP so với Nghị định 46 trước đây nhằm làm thay đổi nhận thức của người tham gia giao thông sau khi đã sử dụng rượu, bia.

Uống rượu bia và lái xe – Không nên chung một con đường

Câu chuyện muôn thuở nhưng chẳng bao giờ nói cho đủ đó chính là việc tham gia giao thông khi trong hơi thở có nồng độ cồn.

Rượu, bia đôi khi rất khó từ chối thế nhưng đã uống rượu, bia thì việc từ chối điều khiển phương tiện giao thông không phải là quá khó khăn.

Uống rượu – bia: Đi dễ, khó về

Cách đây ít lâu nhiều người dùng mạng xã hội đã đồng loạt thay ảnh đại diện với khẩu hiệu “Đã uống rượu bia - không lái xe” và “Say xỉn lái xe là tội ác”, như một nỗ lực cảnh tỉnh, ngăn chặn những tai nạn thảm khốc do lái xe uống rượu bia gây ra.

Theo khảo sát của phóng viên trước một quán nhậu vào buổi trưa ở một số tuyến đường đông dân tại Hà Nội, chỉ trong nửa tiếng đã có 5 trường hợp với dáng vẻ “có men rượu”, gương mặt đỏ, trực tiếp điều khiển ô tô và xe máy phân khối lớn.

Uống rượu – bia: Đi dễ, khó về

Còn vào buổi tối, rất nhiều quán bia, nhà hàng hoạt động kinh doanh, quán nào cũng khách ra vào nườm nượp, đủ để thấy nhu cầu sử dụng rượu, bia của người dân Hà Nội không hề ít; Sau đó, chính những người “say” lại tiếp tục điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Một vụ việc đau lòng mà người dân ở Hà Nội vẫn chưa hết bàng hoàng đó là tai nạn giao thông trên đường Láng khiến chị lao công đang quét đường tử vong tại chỗ. Chiếc xe ô tô do Đỗ Xuân Tuyên (sinh năm 1970) điều khiển trong tình trạng đã sử dụng bia rượu tiếp tục di chuyển và va vào chiếc ô tô khác khiến xe hỏng nặng. Với hành vi trên, Tuyên bị xử phạt 8 năm tù giam.

Hẳn nhiều người còn nhớ vụ tai nạn ngày 1/5, tại hầm Kim Liên, lái xe Lê Trung Hiếu sau khi uống rượu bia ở cuộc họp lớp đã điều khiển xe đâm chị Trần Thị Quỳnh và Đinh Thị Hải Yến tử vong. Đứa con trai duy nhất của chị Quỳnh phải dang dở ước mơ khi không còn mẹ. Gia cảnh chị Yến thì vô cùng đáng thương khi đồng lương còm cõi ở nhà hát của chị phải "gánh" thay người chồng không có việc làm ổn định và nuôi con trai 13 tuổi mắc bệnh tự kỷ.

Có thể thấy, thực tế, tình trạng người sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông vẫn còn. Nếu tính trên một con đường thì RƯỢU BIA VÀ LÁI XE KHÔNG NÊN ĐI CHUNG.

Đừng để “thói quen” làm “nền” cho hậu quả

Rượu bia như là một thứ “đặc sản”, “nước thánh” của nhân loại. Mọi người không phân biệt già trẻ trai gái đều có thể uống rượu. Việc uống rượu bia từ lâu đã trở thành “văn hóa” của người Việt. Thậm chí, ở thời đại 4.0, một bộ phận giới trẻ cũng đã tiếp thu “văn hóa” này một cách nhanh chóng và “sử dụng thành thục”.

Nếu chúng ta dùng quá chén, vượt qua ngưỡng gây hưng phấn thì lại chuyển sang tình trạng ức chế hoặc kích động. Lúc đó con người ta hầu như không làm chủ được mình hoặc là say xỉn rũ người hoặc là bị kích động hung hăng làm những điều rồ dại. Chả thế mà có câu, “với kẻ say rượu thì biển chỉ nông đến đầu gối". Điều tất yếu khi uống rượu bia sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường, trong đó có tai nạn giao thông.

Uống rượu – bia: Đi dễ, khó về

Ai cũng biết khi uống rượu, dù chỉ là một lượng nhỏ cũng có những tác động nhất định đến hệ thần kinh trung ương. Thực tế chứng minh rượu có tác dụng giảm đau nhưng nó làm cho phản xạ đáp ứng của hệ thần kinh con người đáp ứng với các yếu tố tác động ngoại cảnh giảm, chậm hơn rõ rệt. Kết quả, con người nhiều khi không tự chủ được hành động của mình.

Thiếu tá Đào Việt Long - Phó trưởng Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội

Nghị định 100: Tuyên truyền sâu, xử lý mạnh, người dân ở đâu cũng…cần biết

Nếu trước thời điểm ngày 1/1/2020 - khi Nghị định 100 có hiệu lực - nhiều người uống rượu bia vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông thì sau thời điểm Nghị định 100 với mức phạt tối đa lên tới 40 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 24 tháng đối với ô tô; Phạt đến 18 triệu, tước giấy phép lái xe đến 18 tháng đối với xe mô tô, cùng với sự ra quân tuyên truyền, xử lý vi phạm rầm rộ của lực lượng chức năng nên phần lớn người dân khi tham gia giao thông đã “biết đến” Nghị định “rắn” này.

Lái xe khi đã "ngấm tửu": Đi dễ, khó về

Uống rượu – bia: Đi dễ, khó về

Uống rượu – bia: Đi dễ, khó về

Việc triển khai thực hiện Nghị định 100 trong chủ đề năm An toàn giao thông 2020 là “Đã uống rượu bia, không lái xe” có điểm đặc biệt khi đồng thời diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Với “sứ mệnh” làm thay đổi “văn hóa” lâu đời của người Việt, đặc biệt là giới trẻ hiện nay, lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ nghiêm ngặt và đúng yêu cầu phòng dịch.

Lái xe khi đã "ngấm tửu": Đi dễ, khó về

Chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh Cảnh sát giao thông Hà Nội đeo khẩu trang làm nhiệm vụ - điều mà có lẽ không phải Covid-19 thì các anh “mơ cũng khó”. Thế rồi dư luận xôn xao việc viện lý do Covid-19 để gây khó cho việc xử phạt nồng độ cồn theo Nghị định 100 mới manh nha. Các anh “ứng phó” nhanh chóng bằng cách thay vì thổi bằng phễu chung, mỗi người dân đều được hướng dẫn thổi vào ống riêng, sát khuẩn thiết bị đo, lực lượng làm nhiệm vụ tuân thủ đúng quy trình thao tác và người dân tuân thủ hướng dẫn của cảnh sát giao thông…

Tai nạn giao thông từ đầu năm 2020 đến ngày 9/11/2020 giảm cả ba tiêu chí: Số vụ, số người chết, số người bị thương. Phấn đấu hết năm 2020, trên địa bàn thành phố Hà Nội giảm cả ba tiêu chí trên từ 5 - 10% so với năm 2019.

TIẾP TỤC TUẦN TRA, KIỂM SOÁT, XỬ LÝ VI PHẠM NỒNG ĐỘ CỒN…BẤT KỂ NẮNG - MƯA

Nói về công tác đảm bảo an toàn giao thông trong thời gian tới khi mọi người, mọi nhà đã bắt đầu “sống chung với dịch bệnh”, dần xuất hiện tình trạng “nhờn Nghị định”, Thượng úy Nguyễn Bá Phương - Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự, Công an quận Cầu Giấy cho biết: "Trong thời gian tới, chúng tôi kiên quyết xử lý mọi trường hợp vi phạm về nồng độ cồn kết hợp tuyên truyền để nâng cao ý thức cho người dân".

Lái xe khi đã "ngấm tửu": Đi dễ, khó về

Nghĩ thoáng, uống rượu chưa chắc đã khó nhưng để chuyển biến nhận thức, thay đổi hẳn “thói quen”, “văn hóa” có từ lâu đời không thể ngày một ngày hai. Với nỗ lực của lực lượng chức năng, Công an thành phố Hà Nội thường xuyên tuần tra, khép kín địa bàn, mong rằng người dân sẽ tìm được cho mình một “con đường” dễ đi mỗi khi có ý định uống rượu bia, để đường về không còn phải đồng hành với “tử thần”!

Bài: Doãn Hưng - Hoa Thành - Phạm Mạnh
Đồ họa: Phạm Mạnh