|
Dù đã trải qua hàng trăm năm, bất chấp những đổi thay của quá trình đô thị hóa, những làng nghề truyền thống như Bát Tràng, Đường Lâm, làng lụa Vạn Phúc… vẫn giữ nguyên được những nét cốt cách hồn Việt. Đó cũng là lý do vì sao, những địa danh này trở thành điểm không thể bỏ qua với những du khách đến với Hà Nội, đặc biệt là trong dịp SEA Games 31 này. |
|
|
Làng gốm Bát Tràng được xem là sự lựa chọn hàng đầu của du khách khi muốn tìm hiểu về những làng nghề truyền thống của Thủ đô. Tại Bát Tràng, những người thợ gốm bằng tài năng và kinh nghiệm lưu truyền đã được khắc họa thành thơ văn, đi vào lịch sử như trong những câu thơ mà rất nhiều người Việt quen thuộc: Em cầm bút vẽ trên tay Bút cao lanh bỗng nở đầy sắc hoa Cánh cò bay lả bay la Lũy tre cuối xóm cây đa giữa đồng Con đò lá trúc qua sông Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa... Bút nghiêng, lất phất hạt mưa Bút chao, gợn nước Tây Hồ lăn tăn. Hài hoà đường nét hoa văn Dáng em, dáng của nghệ nhân Bát Tràng |
|
|
Làng cổ Đường Lâm thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội nằm bên hữu ngạn sông Hồng (bờ phía Nam), cạnh đường Quốc lộ 32, tại ngã ba giao cắt với đường Hồ Chí Minh. Làng cổ nằm cách Hà Nội 50km về phía Tây. Đường Lâm giáp xã Cam Thượng (tức Cam Giá Thượng) huyện Ba Vì ở phía Tây và Tây Bắc. Làng cổ Đường Lâm có gần 1.000 ngôi nhà cổ, nằm ở các làng Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh. Có nhiều ngôi nhà được xây dựng từ rất lâu đời, từ những năm 1649, 1703, 1850… đều được xây dựng bằng loại vật liệu truyền thống của xứ Đoài là: đá ong, tre, gỗ xoan, nứa, gạch đất nung, ngói, đất nện, trấu, mùn cưa… |
|
Đến Đường Lâm nếu không thưởng thức đặc sản ở đây thì thật là thiếu sót. Những món ăn tại đây không phải là những món cao lương mĩ vị gì cả, chỉ đơn giản là những món ăn dân quê bình dị, mà ai tới đây thưởng thức đều cũng cảm thấy thân quen. Những món ăn đó là: Gà Mía, Tương Chấm, Bánh Tẻ, Chè Lam, Kẹo Dồi, Kẹo Đậu Phộng và Kẹo Mè Làng cổ Đường Lâm đối với khách du lịch sẽ là một trải nghiệm vô cùng thú vị và bổ ích. |
|
Làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông (Hà Nội) là làng nghề dệt lụa tơ tằm truyền thống lâu đời của Việt Nam. Tuyến “phố lụa” - Làng Vạn Phúc đã khoác lên mình chiếc áo rực rỡ với nhiều điểm nhấn khiến người dân cũng như khách tham quan trầm trồ chiêm ngưỡng. Trải qua nhiều thế hệ, lụa Vạn Phúc vẫn giữ được nét đẹp truyền thống và đang đi đầu trong ngành dệt nước ta. Lụa làng Vạn Phúc được đánh giá là đẹp và bền. Hoa văn trên lụa rất đa dạng, trang trí đối xứng với nhau, đường nét không rườm ra, phức tạp mà luôn tạo cảm giác phóng thoáng, dứt khoát. |
|
Phát triển du lịch tại làng lụa Vạn Phúc không chỉ bảo tồn nét văn hóa truyền thống mà còn giải quyết được công ăn việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân địa phương. Đồng thời, giúp phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường hội nhập, thu hút đông đảo khách du lịch ghé thăm. |
|
Cách trung tâm Hà Nội 40km về phía Tây, cuối đại lộ Thăng Long và ấp mình dưới chân núi Ba Vì với địa hình bán sơn địa có đồi núi, có thung lũng và bao quanh là mặt nước hồ Đồng Mô thơ mộng. Khi đến đây, bạn sẽ có cảm giác như được đi dọc mọi miền đất nước, thăm thú các dân tộc và khám phá những nét đẹp văn hóa khác nhau. Bên cạnh những sự kiện điểm nhấn trong năm như “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc”, “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam: “Tuần đại đoàn kết - di sản văn hóa Việt Nam”, làng còn có hoạt động hàng ngày, cuối tuần, chuyên đề về ẩm thực, âm nhạc, trang phục… do đồng bào các dân tộc đại diện các vùng, miền về sinh sống, tái hiện. Về với làng, ngoài việc khám phá kho tàng văn hóa phong phú, đặc sắc của các dân tộc, du khách còn có cơ hội thưởng ngoạn cảnh sắc hữu tình, thiên nhiên trong lành và những tình cảm nồng ấm của đồng bào. Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam không chỉ là nơi yêu thích của những người muốn tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa của các vùng miền trên đất nước mà còn là một địa điểm lý tưởng, với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, yên bình, không khí mát mẻ... thích hợp cho một chuyến du lịch cuối tuần. |
|
Thực hiện: Nguyễn Anh |