Tag

Lùm xùm tại Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt

Đường dây nóng 14/06/2024 10:00
aa
TTTĐ - Cho rằng những lùm xùm liên quan đến Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt thời gian qua như việc kiểm tra thuế, chuyển trụ sở cơ sở 1 khi chưa được cấp phép…có thể ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của tập đoàn và quyền lợi của cổ đông, nhiều người trong số đó đã có đơn đề nghị triệu tập đại hội cổ đông bất thường để làm rõ sự việc.
Lùm xùm vụ “Chứng khoán Ngô Nam” và những tai tiếng của Chứng khoán KB Việt Nam

Cổ đông đề nghị triệu tập Đại hội cổ đông bất thường

Ngày 10/1/2024, Chi cục Thuế khu vực Quận 12 - huyện Hóc Môn có Công văn số 296/CCTKVQ12HM-KT5 về việc giải quyết đơn tố cáo của ông H.H.C (trú quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh) liên quan đến Công ty Cổ phần Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt (Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt).

Tại văn bản này, Chi cục Thuế khu vực Quận 12 - huyện Hóc Môn cho biết, đơn vị đã tiến hành kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế của Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt. Kết quả, doanh nghiệp này đã nộp thêm số tiền thuế giá trị gia tăng hơn 9,6 triệu đồng, số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 146 triệu đồng (tổng cộng 155,8 triệu đồng).

Ngoài ra, Chi cục Thuế khu vực Quận 12 - huyện Hóc Môn cũng đã báo cáo Cục Thuế TP Hồ Chí Minh để thanh tra toàn diện đối với Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt.

Chi Cục thuế khu vực Quận 12 - huyện Hóc Môn trả lời đơn tố cáo của ông H.H.C
Chi cục Thuế khu vực Quận 12 - huyện Hóc Môn trả lời đơn tố cáo của ông H.H.C

Sau khi biết được nội dung nêu trên, cùng với loạt lùm xùm thời gian gần đây, nhiều cổ đông tỏ ra lo ngại vì có thể ảnh hưởng tới tình hình hoạt động kinh doanh của công ty và quyền lợi của mình. Ngày 7/6 vừa qua, một nhóm cổ đông khoảng 17 người (trong đó có 3 cá nhân đứng đơn riêng, còn lại đơn đề nghị tập thể) đã có đơn đề nghị Hội đồng quản trị (HĐQT) Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt triệu tập Đại hội cổ đông bất thường lần 1 năm 2024 để làm rõ một số nội dung liên quan.

Cụ thể, trong giấy đề nghị triệu tập, một cổ đông cho biết: "Tôi là cổ đông của Công ty Cổ phần Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt, nắm giữ 208.000 cổ phần, chiếm 16%, có quyền biểu quyết của công ty.

Tôi đề nghị HĐQT công ty triệu tập Đại hội cổ đông bất thường lần 1 năm 2024 để thảo luận và giải quyết các vấn đề sau: Thông tin về các sai sót liên quan đến thuế và đề nghị thanh tra toàn diện công ty theo văn bản của Chi cục Thuế khu vực Quận 12 - huyện Hóc Môn báo cáo Cục thuế TP Hồ Chí Minh; thông tin về việc chuyển trụ sở hoạt động (cơ sở 1) từ địa chỉ 25, 21/1-3, 23/7-9 Dương Đức Hiền, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú về địa chỉ 669-701 Trường Chinh, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú khi chưa được cấp giấy phép hoạt động giáo dục; công bố danh sách cổ đông và số tiền cổ đông góp vốn vào Công ty Cổ phần Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt; công khai báo cáo tài chính, báo cáo thu chi từ thời điểm năm 2018 đến nay”.

Bên cạnh việc triệu tập đại hội cổ đông bất thường, nhiều cổ đông khác cũng đề nghị buổi họp có sự tham gia của các cơ quan truyền thông báo chí để đảm bảo thông tin công khai, minh bạch.

Bị tố cáo có nhiều khuất tất

Trước đó, ông H.H.C đã có đơn gửi cơ quan chức năng và báo chí để phản ánh về những bất cập xảy ra tại hệ thống Trường THCS-THPT Nam Việt (thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt).

Trong đơn, ông C cho biết: Năm 2017, ông là một trong những cổ đông sáng lập Trường THCS-THPT Nam Việt với giá trị vốn góp là 1,95 tỷ đồng (trên tổng vốn 52 tỷ đồng), chiếm tỷ lệ 3,75% cổ phần (theo Giấy chứng nhận góp vốn số 04/GCN - lần 1.1).

Theo hợp đồng góp vốn, số vốn này sẽ vốn hóa bằng tiền có giá trị sở hữu cho chủ sở hữu khi người sở hữu phục vụ công ty trong vòng 3 năm và hoạt động tại các trường đạt hiệu quả kinh doanh. Sau 3 năm, số vốn này được quyền chuyển nhượng cho người khác (ưu tiên những cổ đông hiện hữu trong công ty).

Lùm xùm tại Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt
Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt "dính" lùm xùm liên quan đến tố cáo

Đến ngày 30/12/2021, giữa Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt và ông C tiếp tục ký hợp đồng góp vốn số 81.21/TNV-HĐGV (thay thế cho hợp đồng góp vốn đã ký trước đó).

Nội dung hợp đồng thể hiện: Bên B (ông H.H.C) góp giá trị sở hữu trí tuệ là thương hiệu Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt với định giá là 1,95 tỷ đồng, tương ứng với 3,05% tỷ lệ vốn góp vào tập đoàn (trên tổng vốn 64 tỷ đồng) và bên A (Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt) đồng ý nhận vốn góp của bên B; Bên B trở thành cổ đông của Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt.

Hình thức phân chia lợi nhuận được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty.

Công ty chỉ trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau: Đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ trước đó theo quy định pháp luật cũng như điều lệ công ty; ngay khi trả hết số nợ cổ tức đã định, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

Quá trình làm việc tại Trường THCS-THPT Nam Việt, ông C được bổ nhiệm giữ các chức vụ: Phó Chủ tịch Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt, Phó Hiệu trưởng điều hành Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt (bao gồm 8 cơ sở).

Tuy nhiên, đến tháng 7/2022, ông C có đơn xin nghỉ việc với lý do “có việc riêng gia đình cần giải quyết trong một thời gian”. Qua đó, ông mong muốn tập đoàn xem xét và chấp thuận giải quyết các chế độ hiện hành cũng như phần tham gia cổ đông.

Theo ông C, sau khi xin nghỉ việc, ông đã bàn giao tất cả các công việc liên quan cho nhà trường, đồng thời yêu cầu Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt hoàn thành công tác tài chính cho ông với tư cách là cổ đông sáng lập, nhưng đến nay tập đoàn vẫn chưa thực hiện.

Ngoài ra, ông C cũng cho biết, thời gian qua, ông Nguyễn Đức Quốc - Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc và Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt đã tiến hành huy động vốn với số tiền rất lớn đến từ các cổ đông khác nhưng không công khai minh bạch việc sử dụng dòng tiền này.

Bên cạnh đó, công tác thu chi tài chính cũng được ông C phản ánh có nhiều dấu hiệu khuất tất, chẳng hạn như: Cắt xén tiền lương và không đóng bảo hiểm cho người lao động; không công bằng khi phân chia lợi tức cho cổ đông; bổ nhiệm cán bộ làm công tác hành chính, kế toán và giảng dạy không đúng chuyên môn…

Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt nói gì?

Liên quan đến những phản ánh, tố cáo của ông C về vụ việc, ngày 7/6, phóng viên đã có buổi trao đổi với ông Nguyễn Đức Quốc - Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt.

Ông Quốc cho biết: Ông C gửi đơn tố cáo Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt cách đây khoảng một năm và trong thời gian nhận đơn, cơ quan chức năng yêu cầu cung cấp chứng từ nhưng ông C không cung cấp được. Sau nhiều lần như vậy, tập đoàn cũng đã gửi đơn tố cáo ông C về tội vu khống.

Sau nhiều lùm xùm, ông Nguyễn Đức Quốc - Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Giáo dục Quốc tế Nam Việt đã làm đơn tố giác ông H.H.C vì tội vu khống
Sau nhiều lùm xùm, ông Nguyễn Đức Quốc - Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt đã làm đơn tố giác ông H.H.C vì tội vu khống

Về nội dung ông C yêu cầu thanh toán cho cổ đông, ông Quốc khẳng định: Ông C là cổ đông cho tặng, không đóng góp bằng tiền tại tập đoàn và cổ đông cho tặng chỉ có hiệu lực khi làm việc tại tập đoàn. Khi ông C nghỉ việc, có bộ phận cổ đông họp để chấm dứt quyền lợi cổ đông khi không còn làm việc tại tập đoàn.

Về vấn đề cho rằng có nhiều khuất tất trong chi tiêu tài chính và huy động vốn để sử dụng cho mục đích cá nhân, ông Quốc cho rằng nội dung tố cáo này là bịa đặt, không có căn cứ và không đúng sự thật.

“Cổ đông đóng góp vốn vào tài khoản tập đoàn, mỗi cơ sở đều có bộ phận theo dõi và kiểm tra; có chứng từ thu chi đầy đủ, hợp lệ. Ngoài ra, tập đoàn có hệ thống kế toán, kiểm toán chặt chẽ về chứng từ nên không có chuyện khuất tất như ông C đề cập”, ông Quốc nói.

Cũng theo ông Quốc, quá trình công tác tại Trường THCS-THPT Nam Việt (giai đoạn từ năm 2019 - 2020), ông C đã có nhiều vi phạm khi tự ý thu tiền trong giáo viên quản nhiệm với mục đích sử dụng vào tiệc sinh nhật, tiệc cưới, thăm bệnh… mức thu khoảng từ 100.000 - 150.000 đồng/người/tháng (số lượng giáo viên quản nhiệm có văn bản báo cáo về tập đoàn hiện nay là khoảng 40 người). Việc sử dụng nguồn quỹ này là do ông C quyết định và không được công khai cụ thể.

Không những vậy, theo ông Quốc, trong thời gian công tác, ông C đã nhiều lần không chấp hành quy định của tập đoàn, tự ý quyết định các công việc không theo quy định và đã bị Ban Giám hiệu, Chủ tịch HĐQT tập đoàn nhiều lần nhắc nhở.

Bản thân ông C cũng nhiều lần vay tiền của tập đoàn. Tính đến ngày 19/12/2022, ông C còn nợ tập đoàn số tiền 1,164 tỷ đồng. Công nợ này đã được tập đoàn thông báo tới ông C.

Đối với số công nợ này, sau buổi làm việc với đại diện Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông C về sự việc. Ông C khẳng định, đến thời điểm hiện tại, ông chưa ký xác nhận vào bất cứ văn bản đối chiếu công nợ nào giữa tập đoàn và cá nhân ông.

“Tôi không xác nhận số công nợ này. Trước khi xác nhận công nợ thì phải hệ thống lại bảng lương cho tôi trong 3 năm từ năm 2019 đến 2021 để biết xem tôi đã nhận bao nhiêu lương và ứng bao nhiêu tiền, có chữ ký xác thực của tôi ở đó hay không? Phần lương nào chưa nhận tôi sẽ nhận lại, đó là công sức của bản thân. Phần nào tôi ứng của nhà trường xác nhận lại đúng chữ ký của mình thì sẽ trả lại số tiền đó cho nhà trường. Tôi phải làm rõ vấn đề đó chứ không bao giờ từ chối”, ông C nói.

Về việc thu tiền giáo viên quản nhiệm, ông C cho hay: Nguồn quỹ này được Tổ giáo viên quản nhiệm nhất trí về số tiền, có Tổng Quản nhiệm các cơ sở nhận và chuyển cho thủ quỹ phụ trách chi vào các việc đã công nhận, như: Cưới hỏi, ma chay, tặng học sinh nghèo, tặng học phí cho học sinh khó khăn không có tiền đóng... Mọi việc ghi chép do người được phân công thực hiện và không có việc sử dụng chi riêng.

Riêng vấn đề liên quan đến phần cổ đông góp vốn, ông C cho biết, đến thời điểm hiện tại Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt vẫn chưa mời ông lên để giải quyết vấn đề này.

Đọc thêm

Thông tin mới vụ công ty đem cấp đất Nhà nước cho công nhân Bạn đọc

Thông tin mới vụ công ty đem cấp đất Nhà nước cho công nhân

TTTĐ - Liên quan đến việc Công ty TNHH MTV 732 (Công ty 732) cấp đất trái quy định, trái thẩm quyền cho người dân xảy ra tại xã Đăk Kan, huyện Ngọc Hồi. Binh đoàn 15 (Bộ Quốc phòng) đã có văn bản phản hồi gửi Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Kon Tum về vụ việc.
Kon Tum: Khẩn trương xử lý hành vi lấn chiếm đường dân sinh Bạn đọc

Kon Tum: Khẩn trương xử lý hành vi lấn chiếm đường dân sinh

TTTĐ – Vụ việc Công ty TNHH MTV 732 cấp đất trái quy định, trái thẩm quyền cho hộ ông Ngô Sỹ Ngạn đã được Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Kon Tum chỉ đạo các cơ quan ban ngành xử lý dứt điểm. Tuy nhiên, đến nay hộ ông Ngô Sỹ Ngạn vẫn chưa chấp hành bàn giao đất lại cho Nhà nước quản lý theo quy định.
Khẩn trương sửa chữa các biển báo giao thông hư hỏng trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi Đường dây nóng

Khẩn trương sửa chữa các biển báo giao thông hư hỏng trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

TTTĐ – Đoàn công tác yêu cầu VEC thực hiện ngay việc sửa chữa các biển báo để đảm bảo an toàn, thuận lợi cho người tham gia giao thông trên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Hàng loạt khách hàng “tố” Công ty Cổ phần Sunbay Ninh Thuận Đường dây nóng

Hàng loạt khách hàng “tố” Công ty Cổ phần Sunbay Ninh Thuận

TTTĐ - Hàng loạt khách hàng đã đồng loạt tố cáo Công ty Cổ phần Sunbay Ninh Thuận - chủ đầu tư dự án Sunbay Park Hotel & Resort (phường Mỹ Bình, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) với nhiều nội dung liên quan dấu hiệu vi phạm pháp luật, vi phạm hợp đồng, chậm bàn giao căn hộ…
Quảng Nam: Chuyện "cấm đường" vô lý cạnh trạm BOT Đường dây nóng

Quảng Nam: Chuyện "cấm đường" vô lý cạnh trạm BOT

TTTĐ - Đường ĐH15 đã được sửa chữa, thảm nhựa nhưng các phương tiện ô tô vẫn bị cấm lưu thông để ra vào quốc lộ 1 qua phường Điện Thắng Trung, thị xã Điện Bàn.
Xuất hiện nhiều biển báo "trắng" trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi Bạn đọc

Xuất hiện nhiều biển báo "trắng" trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

TTTĐ – Với tốc độ cho phép phương tiện chạy tối đa 120 km/h trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, nhiều biển báo hiệu đường bộ rách nát “trắng” thông tin, khiến người điều khiển phương tiện không nắm được thông tin phía trước, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Công ty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam “vướng” nhiều phản ánh từ người lao động Nhịp sống phương Nam

Công ty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam “vướng” nhiều phản ánh từ người lao động

TTTĐ - Công ty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam và người lao động đang trong quá trình giải quyết các phản ánh liên quan tới việc chấm dứt hợp đồng lao động, điều chỉnh chức danh nghề nghiệp trong bảo hiểm xã hội, về hưu sớm…
Đất công nhưng tiền chảy vào “túi ông" Đường dây nóng

Đất công nhưng tiền chảy vào “túi ông"

TTTĐ - Gần 10.000m2 đất công nằm ở vị trí “vàng” thuộc phường Cổ Nhuế 2 đang được biến thành sân bóng, chỗ trông xe thu lợi bất chính nhưng chính quyền lại nói không hề hay biết.
Công trình mới đưa vào vận hành thang máy đã hư hỏng Đường dây nóng

Công trình mới đưa vào vận hành thang máy đã hư hỏng

TTTĐ - Hệ thống thang máy tại Trung tâm y tế quận Sơn Trà bị "tê liệt" một phần mặc dù chưa được chủ đầu tư bàn giao chính thức theo quy định.
Cần làm rõ việc nhiều công trình xây dựng trái phép tại xã Kiền Bái? Đường dây nóng

Cần làm rõ việc nhiều công trình xây dựng trái phép tại xã Kiền Bái?

TTTĐ - Hàng chục vụ xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, đất công, trong đó có 2 trưởng thôn nhưng lãnh đạo xã Kiền Bái, huyện Thủy Nguyên không chỉ đạo xử lý. Trong khi đó, dòng họ Bùi dựng bia tưởng niệm cụ thủy tổ có công với xã ngay lập tức bị cưỡng chế.
Xem thêm