eMag azine
30/05/2020 21:48

Mạng xã hội của Việt Nam: Không thể và có thể

Việc ra đời 5 mạng xã hội trong năm 2019 thể hiện rõ quyết tâm tạo dựng một mạng xã hội “Make in Vietnam” của người Việt.

Empty

Empty

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trong năm 2019, Việt Nam sẽ ra đời 5 mạng xã hội mới. Tuyên bố của người đứng đầu ngành TT&TT khiến cho cộng đồng mạng trong nước rất quan tâm. Điều này cho thấy quyết tâm lớn trong việc tạo dựng một mạng xã hội riêng “Make in Vietnam”, của người Việt Nam.

Tham vọng này thể hiện rõ qua các con số: Mục tiêu phát triển mạng xã hội Việt Nam đến năm 2022 có số người sử dụng bằng hoặc hơn số tài khoản Facebook tại Việt Nam (60 triệu) và chiếm 60-70% thị phần.

Empty

Trong vòng 2 tháng qua, 2 mạng xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam liên tiếp ra mắt. Tháng 6, Hahalolo trình làng tuyên bố cạnh tranh trực tiếp với Facebook, đạt 2 tỷ người dùng vào năm 2024 và lên sàn chứng khoán tại Mỹ năm 2025. Ngày 23/7, Gapo ra mắt với thông tin quỹ G-Captital đầu tư dự kiến lên đến 500 tỷ đồng (khoảng 21,5 triệu USD) và đặt mục tiêu đến năm 2021 đạt 50 triệu người dùng…

Tuy nhiên, những mạng xã hội Make in Vietnam này vừa ra mắt nhưng đã “dính tai tiếng”. Cụ thể, Hahalolo vừa bị phát hiện hoạt động mô hình ví điện tử nhưng chưa xin cấp phép của Ngân hàng Nhà nước; Gapo ngừng hoạt động với lý do quá tải chỉ chưa đầy 12 giờ sau khi ra mắt; Hay BizTime bị tố giống hệt giao diện của Facebook…

Theo báo cáo mới nhất của Bộ TT&TT, đến thời điểm hiện tại đã có 455 mạng xã hội trong nước đã được cấp phép, trong đó nửa đầu năm 2019 là 48 giấy phép.

Tính đến hết tháng 6/2019, Facebook công bố số lượng người dùng mạng xã hội này hàng tháng tại Việt Nam khoảng 60 - 65 triệu người; Zalo, một ứng dụng OTT hoạt động tương tự mạng xã hội, có số lượng người dùng hàng tháng vào khoảng 46,7 triệu… Còn lại các mạng xã hội của Việt Nam, số người dùng hầu hết chưa vượt quá con số 1 triệu.

Empty

Kinh nghiệm thực tế cho thấy, hàng loạt các mạng xã hội được hỗ trợ bởi nguồn lực khá hùng hậu như Mạng Việt Nam (Go.vn) (từng ra đời trên cả 3 nền tảng internet, viễn thông và truyền hình), Zing Me, Banbe.net, Tamtay.vn, Yume.vn... từng đặt tham vọng trở thành mạng xã hội dẫn đầu tại Việt Nam nhưng cuối cùng cũng nhanh chóng biến mất.

Empty

Một thống kê trên trang Statista.com (cổng thông tin trực tuyến chuyên về thống kê của Đức) dự báo, thị trường quảng cáo số tại Việt Nam có thể đạt 3 tỷ USD vào năm 2025.

Theo công ty chuyên về nghiên cứu thị trường ANTS, Google và Facebook đang chiếm gần 70% thị phần quảng cáo số tại thị trường Việt Nam, 30% còn lại thuộc về các doanh nghiệp nội dung số và báo điện tử trong nước. “Miếng bánh” quảng cáo số tại Việt Nam rất hấp dẫn, nhưng lại “nằm” chủ yếu ở các nhà cung cấp nền tảng nước ngoài.

Empty

Vấn đề là tuy chiếm doanh thu rất lớn từ thị trường quảng cáo số Việt Nam, nhưng cả Google và Facebook lại liên tục vi phạm pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực quảng cáo.

Ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ TT&TT trong buổi gặp mặt báo chí công bố về sai phạm của Google và Facebook mới đây đã nêu rõ, không chỉ Google, mạng xã hội Facebook cũng cho phép các quảng cáo bất hợp pháp, chỉ cần người mua trả tiền.

“Facebook chấp thuận cho các quảng cáo tiền giả, vũ khí công khai, nói xấu, bôi nhọ, gây ảnh hưởng, thiệt hại đến cá nhân, doanh nghiệp. Nhưng, khi có ý kiến của cơ quan chức năng Việt Nam, Facebook vẫn thờ ơ, bất hợp tác, không gỡ bỏ các nội dung vi phạm, hoặc có gỡ bỏ thì cũng rất lâu sau đó...”, ông Lê Quang Tự Do cho hay.

Hiện Bộ Thông tin và Truyền thông vẫn phối hợp với cơ quan chức năng triển khai các biện pháp kinh tế, kỹ thuật để làm lành mạnh môi trường quảng cáo số trong nước.

Điều này khiến câu chuyện về phát triển hệ sinh thái số của Việt Nam, do người Việt chủ động, mà nòng cốt là xây dựng mạng xã hội và công cụ tìm kiếm của người Việt đặt ra từ cuối năm 2018 “nóng” trở lại.

Không chỉ có vậy, công cụ tìm kiếm của Việt Nam cũng được kỳ vọng tạo ra lợi ích kinh tế cho cộng đồng doanh nghiệp trong nước...

Empty

Giới chuyên gia nội dung số cho rằng, doanh nghiệp Việt muốn thành công, đừng cạnh tranh với “quái vật” Facebook, bởi đó là một nền tảng ưu việt về công nghệ, giàu vô đối về tài chính và có quyền lực vô hình khắp thế giới, khiến chính phủ nhiều quốc gia, trong đó có cả các cường quốc lớn đều phải dè chừng.

Một yếu tố quan trọng để mạng xã hội Việt không “đầu voi đuôi chuột” hay chết yểu được nhiều doanh

Empty

nghiệp Việt đề xuất là cơ chế chính sách. Doanh nghiệp mong muốn chính sách dành cho doanh nghiệp nội dung số không bị trói chân tay, bị nhiều rào cản khi cạnh tranh với mạng xã hội xuyên biên giới.

Tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam diễn ra mới đây, ông Nguyễn Thế Tân, Tổng Giám đốc VCCorp nhận định, các doanh nghiệp nội dung số trong nước vẫn có cơ hội giành lại thị trường, giành lại chủ quyền thông tin từ nền tảng mạng xã hội nước ngoài.

“Các nền tảng nước ngoài tuy mạnh và độc quyền, nhưng vì đặc trưng của họ chỉ là phân phối mà không có sản xuất nội dung, nên các nhà sản xuất nội dung Việt Nam hoàn toàn có cơ hội để lấy lại chủ quyền thông tin. Nếu các bên có nội dung mạnh thì có thể đàm phán và chiếm lợi thế”, ông Tân nhấn mạnh.

Theo ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam, việc xây dựng mạng xã hội và công cụ tìm kiếm của người Việt không chỉ đem lại lợi ích cho xã hội, người dùng Việt Nam, mà còn đem lại lợi ích kinh tế từ nguồn thu quảng cáo số, từ đó tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước.

“Hoạt động cung cấp mạng xã hội phải có giấy phép “dù bất cứ lý do gì” và đó là cách bảo vệ người dùng và việc kinh doanh của chính doanh nghiệp”, ông Liên nêu ý kiến.

Trong buổi gặp mặt các doanh nghiệp công nghệ Việt tại TPHCM vừa diễn ra, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ, định hướng phát triển mạng xã hội Việt Nam phải có cách tiếp cận mới, khác biệt căn bản với Facebook.

Bộ trưởng Bộ TT&TT nhận định, khi xây dựng mạng xã hội mới, quan trọng nhất với người đứng đầu là vấn đề về tư tưởng. Các mạng xã hội mới sẽ không thể thành công khi bắt chước Facebook.

“Nếu tồn tại một mạng xã hội tạo ra sự khác biệt hoặc đi ngược hướng Facebook, với tư duy chia sẻ doanh thu, cùng thiết lập cuộc chơi (thuật toán mở), tôn trọng luật pháp nước sở tại, bên cạnh đó mang được yếu tố bản địa hóa, mạng xã hội này sẽ thay đổi thế giới, làm cho xã hội văn minh hơn”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Ngoài ra, bản thân Facebook hiện cũng đang có rất nhiều vấn đề. Đó là việc giá trị hàng trăm tỷ USD được người dùng Facebook tạo ra lại chỉ thuộc về một người duy nhất là Mark Zuckerberg.

“Facebook tạo ra các thuật toán không công khai, qua đó áp đặt người dùng phải làm theo “luật chơi” của mình. Những người dùng Facebook đang chơi một “luật chơi” do người khác quyết định”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.