Tag

Môn Tiếng Anh: Rèn luyện tâm lý, làm quen với áp lực phòng thi

Giáo dục 09/07/2020 14:44
aa
TTTĐ - Trước kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, cô Nguyễn Thanh Hương, giáo viên môn Tiếng Anh tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI dành cho các sỹ tử nhiều lời khuyên bổ ích…

Môn Tiếng Anh: Rèn luyện tâm lý, làm quen với áp lực phòng thi

Cô Nguyễn Thanh Hương, giáo viên môn Tiếng Anh tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI

Bài liên quan

Môn Toán: Học sinh nên dành thời gian cho việc luyện đề thi

Thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn: Sai sót thường tập trung ở phần kỹ năng

Gia Lai: Công an vào cuộc vụ lộ đề thi môn Ngữ Văn lớp 9

Ngọt, chua dịu dàng mãi như “mối tình đầu” ở Hà Nội

“30 ngày trước kỳ thi là khoảng thời gian “về đích” các em cần vươn mình bứt tốc nhưng cũng cực kỳ chú ý đến sức khỏe và hiệu suất làm việc. Vì thế, chúng ta cần có kế hoạch cũng như chiến lược thi thông thái”, đó là lời nhắn nhủ của cô Thanh Hương.

Làm quen với format thi thật

Với nhiều năm kinh nghiệm luyện thi môn Tiếng Anh, cô Thanh Hương cũng đưa ra lời khuyên cho các em: "Học sinh cần tổng ôn tập kiến thức quan trọng và rèn kỹ năng làm các dạng bài theo sát bài thi thật (tham khảo theo cấu trúc đề của 2 đề minh họa năm 2020 và các đề những năm gần đây) kết hợp với chương trình tinh giản của Bộ GD&ĐT. Thêm vào đó, thí sinh cần có mục tiêu điểm số rõ ràng và nỗ lực thực hiện. Không nên làm đề tràn lan mà nên tập trung làm những đề có chất lượng và rút kinh nghiệm nghiêm khắc, rèn luyện tâm lý như thi thật để quen với áp lực trong phòng thi; Nên có những đánh giá nghiêm khắc của bản thân cho từng ngày cuối, những việc đã làm được và những việc cần thay đổi. Các em cố gắng học đồng đều các môn trong khối thi, không nên có sự chênh lệch quá lớn giữa môn này môn kia, tránh xao nhãng, lo lắng “thái quá”, chuẩn bị cả về sức khỏe và tâm lý vững chãi nhất cho kì thi sắp tới".

Cô Hương cho biết, bài thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm phủ sóng toàn bộ kiến thức các chuyên đề lớn và quan trọng của Tiếng Anh trong đó phải kể đến các chuyên đề: Ngữ âm (phát âm + trọng âm); Ngữ pháp: Câu hỏi đuôi, To V/ Ving, mạo từ, giới từ, câu điều kiện, Thì, Liên từ, Mệnh đề, Bị động, So sánh, Mệnh đề quan hệ, S&V, Câu gián tiếp, Đảo ngữ, Các cấu trúc quen thuộc...; Từ Vựng: Loại từ, lựa chọn từ, cụm từ, thành ngữ, ngữ động từ.

Phân loại mức độ đề khoảng 70% câu hỏi dễ và trung bình; 30% mức độ phân loại học sinh cao. Các câu hỏi ở mức độ dễ và trung bình thường rơi vào phần kiến thức thuộc các dạng bài: Ngữ âm (trọng âm, phát âm), hoàn thành câu (các câu về ngữ pháp và loại từ), Chức năng giao tiếp, tìm câu đồng nghĩa, nối câu, sửa lỗi sai, bài đọc 5 câu…

Các câu hỏi ở mức độ khó rơi vào các dạng bài về các câu hỏi về từ vựng: Lựa chọn từ, thành ngữ, ngữ động từ, một số câu của các dạng bài từ đồng nghĩa - trái nghĩa, bài điền từ vào đoạn văn và đọc hiểu.

Vì vậy tùy vào mục tiêu điểm số của mình mà các em cần lên kế hoạch ôn tập nghiêm túc, chăm chỉ, học sát với chủ điểm từ vựng, ngữ pháp hay được hỏi trong đề thi. Học sinh trung bình khá tập trung vào các câu hỏi mức độ dễ, trung bình (tại các chuyên đề lớn kể trên); Trong khi các học sinh khá giỏi cần trau dồi thêm các kiến thức khó và luyện tập làm các dạng bài khó trong đề thi.

Luyện đề chất lượng hơn số lượng

Theo cô Hương, thời gian này các em hãy luyện các đề thi thật của các năm trước, đề minh họa hoặc các đề “chất lượng” được thiết kế sát với đề của bộ giáo dục để làm quen với cấu trúc đề, các dạng bài, các kiểu câu hỏi…

Việc làm đề này sẽ giúp em đánh giá được năng lực của mình ở thời điểm hiện tại. Bảo đảm là trong khi làm nhất thiết phải làm nghiêm túc như thi thật: không từ điển, không tài liệu tham khảo, điện thoại… đặt đúng giờ thu bài và tưởng tượng tâm lý, cảm giác áp lực, căng thẳng như thi thật. Điều này vừa khiến em tập trung hơn lại vừa giúp em chuẩn bị trước tâm lý sau này vào phòng thi thì tự nhủ mình đã quen với điều này rồi mà.

Làm đề xong em nhớ kiểm tra đáp án, chấm chữa bài cẩn thận, từ đó nhìn ra được những phần còn hạn chế, thiếu sót và bổ sung ngay kiến thức còn hổng đó. Mỗi đề làm xong nên ghi chép các câu sai vào 1 quyển sổ để xem lại thường xuyên tránh mắc những lỗi lầm tương tự, cũng có thể tận dụng các đề đó để ôn lại kiến thức các chuyên đề lớn hay học hỏi những cấu trúc hay khác, hoặc đây cũng là nguồn học từ mới khá hiệu quả.

Một tuần nên dành thời gian làm 2-3 đề. Nên nghiền ngẫm để hiểu thật kỹ đề vừa làm trước khi chuyển sang đề mới. Làm xong 1 đề mà không học được gì mới, không rút được kinh nghiệm gì cho bản thân thì mọi công sức em bỏ ra trước đó quả thật là vô ích. Một đề nên làm lại kỹ càng 2, ii3 lần rồi hãy chuyển đề. Từ vựng, cấu trúc tiếng Anh là việc bắt buộc học thường xuyên và hàng ngày nếu muốn đạt điểm cao trong môn thi này.

Ăn uống đủ chất, tâm lý vững vàng

Cô Hương gợi ý học sinh cách lên lịch chi tiết để ôn tập môn Tiếng Anh hiệu quả trong thời gian ngắn ngủi còn lại: “Hãy dành cho tiếng Anh một khoảng thời gian học hàng ngày, đều đặn để vừa học vừa ôn tập lại. Nếu không phải khối thi chính, các em dành 30-45 phút mỗi ngày (học các chuyên đề hay gặp, làm các câu ở các dạng bài dễ có thể giành được điểm. Tuần làm 1 đề thi thật). Môn Anh nằm trong khối thi chính, các em học 3-4h mỗi ngày, có thể phân bổ ra ở các buổi.

Ví dụ: Sáng làm đề + chấm bài + xem lỗi sai cẩn thận. Chiều ôn lại các cấu trúc, ngữ pháp liên quan + từ vựng. Tối: Đọc 1 bài đọc hiểu/ điền từ/ viết luận cẩn thận…”.

Có thể linh hoạt thay đổi thường xuyên nội dung hay thời gian cho mới mẻ, kích thích bản thân nếu muốn. Nhưng phải nhớ: phải học hàng ngày đều đặn, làm, rút kinh nghiệm với thái độ nghiêm túc.

Cô cũng khuyên học sinh ăn uống đủ chất vì thời gian này học hành rất vất vả, hạn chế xem phim bộ, Facebook, game… những việc dễ xao nhãng và mất tập trung trong việc học.

"Khéo léo sắp xếp thời gian để ngủ khoảng 7-8 tiếng một ngày. Nên nhớ chỉ khi sức khỏe tốt mới có thể học tốt được", cô nhấn mạnh

Đọc thêm

Tập huấn dạy tiếng Việt cho giáo viên Việt Nam ở nước ngoài Giáo dục

Tập huấn dạy tiếng Việt cho giáo viên Việt Nam ở nước ngoài

TTTĐ - Sáng 2/12, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) phối hợp với Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội khai mạc Khóa tập huấn phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên Việt Nam ở nước ngoài năm 2024.
Báo Giáo dục và Thời đại kỷ niệm 65 năm xuất bản số báo đầu tiên Giáo dục

Báo Giáo dục và Thời đại kỷ niệm 65 năm xuất bản số báo đầu tiên

TTTĐ - Sáng 2/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Giáo dục và Thời đại tổ chức lễ kỷ niệm 65 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên.
Phó Chủ tịch UBND Long An làm việc với Đại học INHA Hàn Quốc Giáo dục

Phó Chủ tịch UBND Long An làm việc với Đại học INHA Hàn Quốc

TTTĐ - Chiều 30/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An, ông Phạm Tấn Hoà, đã chủ trì buổi tiếp đón và làm việc với đoàn đại biểu đến từ Trường Đại học INHA, Hàn Quốc. Buổi làm việc diễn ra trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024.
Hà Nội triển khai cuộc thi an toàn giao thông trong trường học Giáo dục

Hà Nội triển khai cuộc thi an toàn giao thông trong trường học

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa có văn bản gửi các phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện, thị xã, giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, các nhà trường về việc triển khai cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”.
Trường Đại học Thành Đô: Hai thập kỷ vững vàng phát triển, hội nhập Giáo dục

Trường Đại học Thành Đô: Hai thập kỷ vững vàng phát triển, hội nhập

TTTĐ - 20 năm là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển và trưởng thành của ngôi trường giàu truyền thống - trường Đại học Thành Đô. Sự kiện không chỉ là dịp để các thế hệ Thadoer cùng nhau ôn lại khoảnh khắc đáng nhớ, cùng tri ân sự đóng góp của các thế hệ mà còn là dịp để tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường cùng nhìn về phía trước, chia sẻ những giá trị bền vững, cùng tiến bước trong tương lai.
Học sinh tiểu học thực hành kỹ năng phòng cháy chữa cháy Giáo dục

Học sinh tiểu học thực hành kỹ năng phòng cháy chữa cháy

TTTĐ - Sáng 29/11, Ban chỉ đạo phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu nạn cứu hộ (CNCH) quận Ba Đình, Hà Nội đã tổ chức hoạt động ngoại khóa trang bị kiến thức PCCC cho học sinh tại trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương.
Đại học Bách khoa Hà Nội mở đăng ký đánh giá tư duy từ 1/12 Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội mở đăng ký đánh giá tư duy từ 1/12

TTTĐ - Thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi đánh giá tư duy năm 2025 do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức từ ngày 1/12/2024.
Cuối tháng 12, Bộ GD&ĐT tuyên dương học sinh đoạt giải Olympic quốc tế Giáo dục

Cuối tháng 12, Bộ GD&ĐT tuyên dương học sinh đoạt giải Olympic quốc tế

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), lễ tuyên dương học sinh đoạt giải Olympic và khoa học kỹ thuật quốc tế dự kiến diễn ra vào ngày 27 và 28/12/2024 tại Hà Nội.
6 học sinh Hà Nội thi Olympic khoa học trẻ quốc tế (IJSO) 2024 Giáo dục

6 học sinh Hà Nội thi Olympic khoa học trẻ quốc tế (IJSO) 2024

TTTĐ - Chiều 27/11, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội gặp mặt đội tuyển học sinh chuẩn bị lên đường tham dự kỳ thi Olympic Khoa học trẻ quốc tế (IJSO) năm 2024.
Dạy và học ngoại ngữ ở huyện Ba Vì có bước tiến đáng kể Giáo dục

Dạy và học ngoại ngữ ở huyện Ba Vì có bước tiến đáng kể

TTTĐ - Năm học 2024 - 2025 là năm học thứ sáu UBND huyện Ba Vì triển khai đề án “Hỗ trợ dạy học ngoại ngữ cho giáo viên và học sinh các trường THCS huyện Ba Vì”.
Xem thêm