eMag azine
22/09/2022 07:55
Nguy cơ "đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn cá": Thế giới cần "thay đổi"

22/09/2022 07:55

TTTĐ - Với khoảng 8 - 20 triệu tấn nhựa “đổ” ra các đại dương mỗi năm (trong đó, riêng Việt Nam, mỗi ngày có khoảng 2.000 tấn rác thải nhựa từ trong nước rò rỉ ra biển), việc giảm thiểu chất thải từ nhựa là yêu cầu cấp bách hiện nay. Nguy cơ “đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn cá” đã trở nên hiện hữu và rất đáng lo ngại.

Đại dương

Với khoảng 8 - 20 triệu tấn nhựa “đổ” ra các đại dương mỗi năm (trong đó, riêng Việt Nam, mỗi ngày có khoảng 2.000 tấn rác thải nhựa từ trong nước rò rỉ ra biển), việc giảm thiểu chất thải từ nhựa là yêu cầu cấp bách hiện nay. Nguy cơ “đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn cá” đã trở nên hiện hữu và rất đáng lo ngại.

Chính vì vậy, ngay từ lúc này, cả thế giới phải “thay đổi” từ nhận thức tới hành vi. Bên cạnh sự nỗ lực của cơ quan chức năng, các tổ chức, doanh nghiệp… chính mỗi người dân, mỗi gia đình phải nâng cao ý thức tự giác, tham gia tích cực trong việc giảm thiểu rác thải nhựa bằng những hành động cụ thể, thiết thực…

Nguy cơ "đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn cá": Thế giới cần "thay đổi"

Lượng rác thải nhựa thải ra đại dương ngày càng lớn, các vấn đề ô nhiễm và ảnh hưởng của ô nhiễm rác thải nhựa, đặc biệt là hạt vi nhựa trong hệ sinh thái biển đang ở mức báo động. Không chỉ riêng tại Việt Nam mà trên toàn thế giới hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về rác thải nhựa đại dương cũng như những ảnh hưởng, tác hại của rác thải nhựa và các hạt vi nhựa đối với môi trường biển và điều đáng quan ngại là vấn đề quản lý rác thải nhựa nói chung hiện vẫn còn nhiều hạn chế.

Báo cáo mới đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho thấy, trong năm 2021, thế giới đã sử dụng 460 triệu tấn nhựa, gần gấp đôi so với con số ghi nhận năm 2000. Mặc dù, rác thải nhựa gia tăng song chỉ có 15% được phát hiện là đã được thu gom để tái chế - trong đó chỉ có 9% được tái chế thực sự, 6% còn lại được xử lý làm chất cặn bã. Nhiều chất dẻo đã bị rò rỉ vào môi trường nước, với 1,7 triệu tấn chảy ra đại dương trong năm 2019. Ước tính có khoảng 30 triệu tấn rác thải nhựa trong đại dương và 109 triệu tấn khác tích tụ trong các dòng sông.

Thế giới đã sử dụng 460 triệu tấn nhựa trong năm 2021
Thế giới đã sử dụng 460 triệu tấn nhựa trong năm 2021

Còn Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) cũng đã công bố báo cáo về thực trạng rác thải nhựa đại dương. Báo cáo của WWF được tổng hợp từ hơn 2.000 công trình nghiên cứu riêng về những tác động tiêu cực của rác thải nhựa đối với các đại dương, đa đạng sinh học và sinh thái biển. Theo đó, WWF cho biết, rác thải nhựa đã xuất hiện ở những vùng xa xôi nhất và những vùng nguyên sinh của trái đất như vùng băng Bắc Cực và trong các loài cá sinh sống tại khu vực sâu nhất của đại dương là Rãnh Mariana.

Cũng theo báo cáo này, mỗi năm có khoảng từ 19 - 23 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra biển, trong đó, phần lớn là sản phẩm nhựa dùng một lần. Rác này chiếm tới 60% nguyên nhân gây ô nhiễm đại dương.

Các nghiên cứu cho thấy, rác thải nhựa trong đại dương có nguồn gốc từ đất liền, bị cuốn theo những dòng chảy từ các đô thị, do tràn cống, xả rác, chất thải từ các hoạt động công nghiệp và xây dựng... Ô nhiễm nhựa trên đại dương cũng bắt nguồn từ ngành đánh bắt cá, các hoạt động hàng hải và nuôi trồng thủy sản. Dưới tác động của bức xạ tia cực tím, gió, dòng chảy và các yếu tố tự nhiên khác, nhựa bị phân hủy thành các hạt nhỏ được gọi là hạt vi nhựa hoặc nano nhựa. Kích thước nhỏ khiến chúng dễ dàng bị các sinh vật biển vô tình ăn phải.

Theo một nghiên cứu năm 2021, trong số 555 loài cá được kiểm tra, có tới 386 loài đã ăn phải rác thải nhựa. Một nghiên cứu khác được tiến hành với các loài cá đánh bắt phục vụ thương mại cho thấy, 30% cá tuyết trong một đợt đánh bắt tại biển Bắc chứa hạt vi nhựa trong dạ dày của chúng.

Báo cáo của WWF cho biết, 88% các loài sinh vật biển mà tổ chức này nghiên cứu bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm nhựa rất nghiêm trọng. Ít nhất có 2.144 loài phải sống trong môi trường ô nhiễm nhựa. Báo cáo cũng dự đoán sản lượng nhựa sẽ tăng gấp đôi vào năm 2040, khiến lượng rác thải nhựa trên đại dương tăng gấp 4 lần. Hiện mỗi năm có khoảng 14 triệu tấn rác thải nhựa trôi ra đại dương.

Nguy cơ "đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn cá": Thế giới cần "thay đổi"

Thực tế cho thấy, khi ở trong nước, nhựa bắt đầu phân hủy, nhỏ hơn và thậm chí nhỏ đến mức không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Do đó, ngay cả khi các vấn đề gây ô nhiễm môi trường trong đại dương hoàn toàn chấm dứt, lượng vi nhựa tại đây vẫn có thể tăng gấp 2 lần vào năm 2050. Trong khi đó, rác thải nhựa vẫn tiếp tục đổ ra biển với khối lượng tăng gấp 2 lần vào năm 2040 theo ước tính. Cũng trong khoảng thời gian này, WWF dự báo ô nhiễm nhựa tại các đại dương sẽ tăng gấp 3 lần. Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), một bi kịch mới được hình thành khi vi hạt nhựa trong đại dương nhiều hơn số sao trong vũ trụ đã biết, lên tới 12.000 vi hạt trên một lít nước.

Đặc biệt, trong 2 năm gần đây, khi đại dịch COVID-19 diễn ra trên toàn cầu, lượng rác thải nhựa phát sinh do dịch COVID-19 quá tải và việc thu gom, xử lý của các quốc gia càng trở nên khó khăn. Các nghiên cứu cho thấy, đại dịch COVID-19 đã phát sinh khoảng 26 nghìn tấn rác thải nhựa, tương đương với 2.000 xe buýt 2 tầng xả ra đại dương. Trong đó chủ yếu là các thiết bị bảo hộ cá nhân như: Khẩu trang, găng tay.

Các nhà khoa học dự đoán rằng vào cuối thế kỷ này, gần như toàn bộ lượng rác thải nhựa liên quan đến đại dịch Covid-19 sẽ trôi dạt trên mặt biển hoặc nằm sâu dưới đáy đại dương. Đáng chú ý, các loại chất thải nhựa chủ yếu từ nguồn chất thải y tế trong các bệnh viện. Thực tế này đã đặt ra bài toán lâu dài trong việc bảo vệ môi trường biển, đặc biệt trên bề mặt đại dương và khu vực trầm tích ven biển.

Nghiên cứu của Trung Quốc cho thấy tỷ lệ quá tải lượng rác thải nhựa phát sinh do đại dịch Covid-19 cao nhất ở khu vực Châu Á với 46%, nguyên nhân hàng đầu do sử dụng lượng khẩu trang khá lớn, tiếp theo sau là Châu Âu ở mức 24%, Bắc và Nam Mỹ là 22%.

Rác thải gây nguy hại tới sinh vật biển đại dương

WWF cho hay, hiện không có đủ bằng chứng để ước tính những hậu quả tiềm ẩn của tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa ở các đại dương đối với con người. Tuy vậy, báo cáo phát hiện sự tồn tại của các chất có gốc là nhiên liệu hóa thạch ở mọi khu vực của biển cả, từ mặt biển đến đáy sâu đại dương, từ các cực đến đường bờ biển của những hòn đảo xa xôi nhất, phát hiện ở cả những sinh vật phù du nhỏ nhất cho đến cá voi - loài lớn nhất sinh sống ở biển.

Với mức độ ô nhiễm nhựa đang ở quy mô toàn cầu, chi phí loại bỏ nhựa ra khỏi môi trường là rất lớn. Do đó, đa số giải pháp cho vấn đề ô nhiễm nhựa đều tập trung vào việc ngăn chặn rác thải nhựa hoặc hạn chế sử dụng các sản phẩm từ nhựa.

Tại Việt Nam, tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa hiện cũng đang ở mức báo động. Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), năm 2018, Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng rác thải nhựa xả ra biển nhiều nhất trên thế giới, với khối lượng rác thải nhựa ra biển dao động trong khoảng 0,28-0,73 triệu tấn/ năm, tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa ra biển và đứng thứ 4 trên 20 quốc gia cao nhất. Chỉ số tiêu thụ nhựa trên đầu người tại Việt Nam tăng nhanh từ 3,8 kg/năm/người năm 1990, tăng lên 54 kg/năm/người vào năm 2018, trong đó 37,43% sản phẩm là bao bì và 29,26% là đồ gia dụng (Hiệp hội nhựa Việt Nam, 2019).

Rác thải đại dương bủa vây bãi tắm Sơn Hào, xã Quan Lạn (Vân Đồn, Quảng Ninh)
Rác thải đại dương bủa vây bãi tắm Sơn Hào, xã Quan Lạn (Vân Đồn, Quảng Ninh)

Một số thành phố ven biển như Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bà Rịa-Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều chất thải nhựa trôi nổi trên biển từ các nguồn chất thải đô thị, sinh hoạt, nông nghiệp, bệnh viện, nuôi trồng thủy sản và giao thông vận tải biển. Chỉ tính riêng tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), mỗi ngày cơ quan chức năng thu gom khoảng 7 tấn chất thải rắn để đưa vào bờ xử lý. Sau 3 chiến dịch thu gom rác từ năm 2016 đến năm 2019, tại 4 km của Vịnh Hạ Long đã thu được 4 tấn rác thải, chủ yếu là chất thải nhựa và túi nilon.

Nguy cơ "đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn cá": Thế giới cần "thay đổi"

Tại Cát Bà (Hải Phòng), trên 50% số lượng phao xốp nuôi trồng hải sản trong tình trạng cũ hỏng, rách vụn, trôi nổi xung quanh khu vực nuôi trồng thủy sản; 4,1% chất thải nhựa từ các nhà hàng và 7,9% chất thải nhựa từ các khách sạn không thể tái chế. Huyện Cát Hải thu vớt lượng 10 m3/ngày rác trôi nổi trên Vịnh, trong đó có 70% là nhựa.

Trước những con số đáng báo động về ô nhiễm môi trường đại dương do rác thải nhựa, WWF đã đưa ra nhận định rác thải nhựa đang là mối nguy đối với hệ sinh thái biển tại nhiều nơi, trong đó đáng lo ngại nhất, rác thải nhựa đang làm ô nhiễm toàn bộ mạng lưới thức ăn của các động vật biển.

Các chuyên gia cũng cho rằng, tương tự cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay, để giải quyết vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa ở các đại dương, cần cắt giảm lượng khí thải carbon để hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu. Ngoài ra, cũng cần đặt ra các mục tiêu hạn chế rác thải nhựa đổ ra biển. Hiện, một số vùng biển trên thế giới như Địa Trung Hải, Hoàng Hải đã chạm ngưỡng giới hạn về rác thải nhựa.

Do đó, cả thế giới cần nhanh chóng có hành động nhằm đạt được mục tiêu trung hòa khí thải, trung hòa ô nhiễm trong thời gian sớm nhất. Mới đây, tại kỳ họp Đại hội đồng Môi trường Liên hợp quốc (UNEA) diễn ra tại Kenya tháng 3/2022, 175 quốc gia đã thông qua nghị quyết khởi động đàm phán hướng tới hiệp ước quốc tế đầu tiên về chấm dứt ô nhiễm rác thải nhựa. Theo đó, một ủy ban liên Chính phủ được thành lập để đàm phán với mục tiêu đến năm 2024, hoàn tất một thỏa thuận ràng buộc pháp lý liên quan rác thải nhựa.

Theo khung hiệp ước để đàm phán, các nước sẽ thảo luận cách thức hiệu quả nhằm giảm và loại bỏ rác thải nhựa ở mọi dạng thức, không chỉ là chai, ống hút và vật dụng nhựa dùng một lần thải ra đại dương, mà cả hạt vi nhựa có trong không khí, đất và thức ăn.

Nguy cơ "đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn cá": Thế giới cần "thay đổi"

Nhận thức về tình trạng ô nhiễm nhựa trong đại dương cũng chính là một trong những lý do mà Hội nghị thượng đỉnh Một đại dương (One Ocean Summit) được tổ chức tại thành phố biển Brest ở miền Tây nước Pháp đầu năm nay với sự tham gia của 40 nguyên thủ quốc gia. Đây là sự kiện lớn đầu tiên về đại dương trong năm 2022 - năm thứ hai của Thập kỷ Khoa học Đại dương vì sự phát triển bền vững của Liên hợp quốc (2021-2030).

Nguy cơ "đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn cá": Thế giới cần "thay đổi"Tại sự kiện, các nhà lãnh đạo thế giới đã đưa ra những cam kết mạnh mẽ, trong đó Tổng thống Pháp Emmanuel Macron công bố sáng kiến về việc thành lập một liên minh “carbon xanh” (blue carbon) nhằm xác định và tài trợ cho các hành động bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn hệ sinh thái biển và thảm thực vật giúp chống lại biến đổi khí hậu.

Gửi thông điệp tới hội nghị qua video, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhấn mạnh, thế giới phải "thay đổi hướng đi" để bảo vệ các đại dương khỏi cuộc khủng hoảng khí hậu. Ông cảnh báo rằng “đại dương đang phải chịu nhiều gánh nặng”. Đóng vai trò như một bể chứa carbon khổng lồ song đại dương ngày càng trở nên ấm hơn và có tính axit cao hơn, khiến các hệ sinh thái của nó bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Video đại dương đang kêu cứu vì ô nhiễm

Sự cần thiết tăng cường nghiên cứu đại dương được nhấn mạnh như một mục tiêu cốt lõi của Thập kỷ Khoa học đại dương vì sự phát triển bền vững.

Lập luận rằng “chúng ta không thể bảo vệ những gì chúng ta không biết”, Tổng thống Macron khẳng định ý định của Pháp khởi động các sứ mệnh khoa học lớn để khám phá biển sâu, cũng như thiết lập cơ sở để các khu vực vùng cực hiểu rõ hơn về những thay đổi mà họ phải đối mặt.

Liên minh Châu Âu cũng đã cam kết tạo ra một phiên bản mô phỏng đại dương trên nền tảng kỹ thuật số nhằm thu thập kiến thức và thử nghiệm các kịch bản hành động, phục vụ cho tăng trưởng kinh tế biển xanh của khối và quản trị toàn cầu.

OceanOPS - Trung tâm Phối hợp của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) và Ủy ban Hải dương học liên Chính phủ của UNESCO (UNESCO-IOC) - đã khởi động dự án Odyssey nhằm thúc đẩy Hệ thống Quan sát đại dương toàn cầu và ban hành Tuyên bố Brest để huy động sự ủng hộ. Trung tâm sẽ tập hợp xã hội dân sự để tận dụng tiềm năng của các công dân, các thủy thủ, các nhà hàng hải, ngành vận tải biển, các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân, bảo đảm thu thập được lượng kiến thức đầy đủ hơn về đại dương cũng như bầu khí quyển, qua đó cung cấp dữ liệu phục vụ dự đoán hiệu quả về sự biến đổi của đại dương và khí hậu trong những năm tới.

Ngày 27/6 vừa qua, Hội nghị đại dương Liên hợp quốc lần thứ hai đã khai mạc tại thành phố Lisbon, Bồ Đào Nha. Do Bồ Đào Nha và Kenya đồng tổ chức, Hội nghị là một diễn đàn để giải quyết những thách thức mà đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển trên thế giới đang phải đối mặt.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã đưa ra 4 khuyến nghị nhằm đảo ngược tiến trình của các sự kiện. Trong số này, người đứng đầu Liên hợp quốc nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về đầu tư bền vững vào các nền kinh tế phụ thuộc vào biển.

Nhấn mạnh rằng đại dương "kết nối tất cả chúng ta", Tổng thư ký cho rằng, không thể tự mãn, nhân loại ngày nay phải đối mặt với một "tình trạng khẩn cấp về đại dương" và thủy triều phải thay đổi. “Việc chúng ta không quan tâm đến đại dương sẽ gây ra hậu quả cho toàn bộ chương trình nghị sự năm 2030”, ông Guterres nhấn mạnh.

Nguy cơ "đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn cá": Thế giới cần "thay đổi"

Tại Hội nghị Đại dương của Liên hợp quốc cách đây 5 năm ở New York, các đại biểu đã kêu gọi đảo ngược sự suy giảm sức khỏe của đại dương. Người đứng đầu Liên hợp quốc lập luận rằng kể từ đó, các hiệp ước mới đang được đàm phán để giải quyết cuộc khủng hoảng rác thải nhựa toàn cầu, cũng như các tiến bộ khoa học, phù hợp với các khuyến nghị của Thập kỷ Hải dương học Liên hợp quốc về Phát triển bền vững (2021 - 2030). “Nhưng chúng ta đừng ảo tưởng. Chúng ta phải làm nhiều hơn nữa, tất cả cùng nhau” – ông Guterres nhấn mạnh trước khi đưa ra 4 khuyến nghị chính.

Nguy cơ "đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn cá": Thế giới cần "thay đổi"
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres

Ông Guterres kêu gọi các bên liên quan đầu tư vào các nền kinh tế đại dương bền vững trong lĩnh vực thực phẩm, năng lượng tái tạo và sinh kế, thông qua tài chính dài hạn.

Tổng thư ký Liên hợp quốc nhắc lại rằng trong số tất cả 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), mục tiêu thứ 14, liên quan đến bảo tồn đại dương, đã nhận được ít sự ủng hộ nhất trong tất cả các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs). “Quản lý đại dương bền vững có thể giúp đại dương sản xuất ra lượng lương thực nhiều hơn gấp 6 lần và tạo ra năng lượng tái tạo nhiều hơn gấp 40 lần so với hiện tại”, Tổng thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh.

Theo ông, "đại dương phải trở thành một hình mẫu cho việc quản lý các điểm chung toàn cầu, trong đó liên quan đến việc ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển thuộc mọi loại, cho dù trên đất liền hay dưới biển". Điều này có nghĩa là tăng cường các biện pháp bảo tồn dựa trên khu vực hiệu quả, cũng như quản lý tổng hợp vùng ven biển.

Người đứng đầu Liên hợp quốc cũng kêu gọi bảo vệ nhiều hơn các đại dương và những người có cuộc sống và sinh kế phụ thuộc vào chúng, bằng cách giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và đầu tư vào cơ sở hạ tầng ven biển thích ứng với khí hậu. “Ngành vận tải biển nên cam kết không phát thải ròng vào năm 2050 và đưa ra các kế hoạch đáng tin cậy để thực hiện các cam kết này. Và chúng ta nên đầu tư nhiều hơn vào việc khôi phục và bảo tồn các hệ sinh thái ven biển, chẳng hạn như rừng ngập mặn, đất ngập nước và các rạn san hô”, ông Guterres cho biết.

Kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên tham gia sáng kiến được đưa ra gần đây để đạt được mục tiêu về một hệ thống cảnh báo sớm toàn cầu trong vòng 5 năm, Tổng thư ký Liên hợp quốc cho biết điều này sẽ giúp tiếp cận các cộng đồng ven biển và những người có sinh kế phụ thuộc vào các biện pháp bảo vệ cảnh báo sớm trên biển.

Nguy cơ "đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn cá": Thế giới cần "thay đổi"
Toàn cầu hành động vì đại dương xanh

Thêm vào đó, ông Guterres nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường khoa học và đổi mới để viết một “chương mới trong hành động toàn cầu vì đại dương”. Nhà lãnh đạo cấp cao của Liên hợp quốc kêu gọi mọi người tham gia mục tiêu lập bản đồ 80% đáy biển vào năm 2030. “Tôi khuyến khích khu vực tư nhân tham gia các quan hệ đối tác hỗ trợ nghiên cứu đại dương và quản lý bền vững. Tôi kêu gọi các chính phủ nâng cao mức độ tham vọng của họ trong việc khôi phục các đại dương trong lành”, ông nêu rõ.

Về phần mình, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Abdulla Shahid cho biết đại dương kết nối tất cả chúng ta và Hội nghị là cơ hội để thể hiện các cam kết toàn cầu. Là một người Maldives, ông nói: “Tôi là đứa con của đại dương... tất cả nhân loại phụ thuộc vào đại dương vì một nửa lượng oxy mà chúng ta hít thở. Đó là lý do tại sao chúng ta ở đây trong tuần này, để bảo vệ nguồn tài nguyên đã cưu mang chúng ta trong suốt sự tồn tại của mình”.

Trong khi đó, Tổng thống Bồ Đào Nha Marcelo Rebelo de Sousa cũng kêu gọi vẽ bản đồ các vùng biển và tăng đầu tư giáo dục về môi trường. Ông Sousa nói: “Hội nghị tại Lisbon lần này không chỉ là một dấu hiệu cho thấy vẫn còn cơ hội cho hòa bình, chủ nghĩa đa phương, đối thoại, hợp tác, mà còn là dấu hiệu cho thấy chúng ta sẽ hành động nhanh hơn nữa”.

Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Costa đưa ra cam kết xếp loại 30% khu vực biển quốc gia vào năm 2030 và đưa toàn bộ các vựa cá của quốc gia vào giới hạn sinh thái bền vững. Ông Costa cho biết: “Chính phủ Bồ Đào Nha sẽ tiếp tục đầu tư vào sáng kiến Trung tâm Không gian, như một mạng lưới hợp tác khoa học giữa các nước và các viện nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực như không gian, quan sát khí quyển, các đại dương, khí hậu và năng lượng”.

Nguy cơ "đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn cá": Thế giới cần "thay đổi"

Mặc dù đây không phải là một hội nghị chính thức nhưng các bên tham gia sẽ thúc đẩy xây dựng những chương trình nghị sự mạnh mẽ về đại dương tại 2 hội nghị thượng đỉnh quan trọng vào cuối năm nay: Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) tại Ai Cập trong tháng 11 và Hội nghị lần thứ 15 các bên tham gia Công ước khung về Đa dạng sinh học (COP15) tại Canada trong tháng 12.

Thế giới loài người phụ thuộc vào các đại dương và tình trạng các hệ sinh thái đại dương nhưng các vùng biển đang chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng biến đổi khí hậu và ô nhiễm. Các đại dương là nơi sinh ra 50% khí oxy mà con người hít thở, cung cấp nguồn thực phẩm và dinh dưỡng thiết yếu cho hàng tỷ người mỗi ngày.

Bao phủ khoảng 70% diện tích bề mặt Trái Đất, các đại dương cũng là nơi giúp xoa dịu những tác động của biến đổi khí hậu tới sự sống trên đất liền nhưng với một cái giá rất đắt.

Các đại dương cũng hấp thụ khoảng 25% khí thải CO2 (ngay cả khi khí thải tăng tới 50% trong 60 năm qua) khiến nước biển bị axít hóa, đe dọa các chuỗi thức ăn trong lòng đại dương và làm giảm khả năng hấp thụ carbon của các đại dương.

Ngoài ra, vì các đại dương cũng hấp thụ hơn 90% lượng nhiệt dư thừa từ tình trạng ấm lên toàn cầu, các đợt sóng nhiệt xuất hiện ngày càng nhiều trong lòng đại dương, khiến nhiều rạn san hô quý chết đi và gia tăng những vùng biển chết thiếu oxy.

Nguy cơ "đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn cá": Thế giới cần "thay đổi"

Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), điều khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn là những hành động gây ô nhiễm không ngừng diễn ra, bao gồm rác thải nhựa - ước tính mỗi phút có 1 "xe tải" rác thải nhựa xả vào lòng đại dương.

Một báo cáo gần đây của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cảnh báo, nếu xu hướng hiện tại vẫn tiếp tục, lượng rác thải nhựa hằng năm sẽ tăng gần gấp 3 lần, lên 1 tỷ tấn vào năm 2060.

Các hạt nhựa siêu nhỏ đã được tìm thấy trong băng ở Bắc Cực và trong bụng của những loài cá sống ở các rãnh sâu nhất của đại dương. Những vi hạt này ước tính có thể giết chết hơn 1 triệu loài chim biển và hơn 100 nghìn động vật có vú ở biển mỗi năm.

Do đó, các giải pháp đối với rác thải nhựa, như tái chế hay giới hạn sản lượng nhựa trên toàn cầu là vô cùng quan trọng.

Nguy cơ "đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn cá": Thế giới cần "thay đổi"
Bà Kathryn Matthews - nhà khoa học cấp cao thuộc tổ chức phi chính phủ Oceana

Bà Kathryn Matthews - nhà khoa học cấp cao thuộc tổ chức phi chính phủ Oceana có trụ sở tại Mỹ - cho biết: “Ít nhất 1/3 trữ lượng cá tự nhiên bị đánh bắt quá mức, trong khi có chưa tới 10% diện tích đại dương được bảo vệ. Nếu được quản lý đúng cách, cá sống trong môi trường hoang dã ở đại dương có thể cung cấp nguồn protein vi chất dinh dưỡng thân thiện với khí hậu, có thể cung cấp cho 1 tỷ người bữa ăn hải sản lành mạnh mỗi ngày và mãi mãi”.

Dự kiến, các đại biểu cũng sẽ hối thúc tạm đình chỉ khai thác kim loại hiếm ở biển sâu - vốn là yếu tố cần thiết cho lĩnh vực chế tạo pin xe điện đang bùng nổ.

Theo các nhà khoa học, hệ sinh thái dưới đáy biển hiện chưa được hiểu rõ và rất mong manh, có thể mất nhiều thập kỷ hoặc lâu hơn để chữa lành một khi bị phá vỡ. Các đại dương hiện là trọng tâm của dự thảo hiệp ước đa dạng sinh học, được xây dựng với mục tiêu ngăn chặn "nguy cơ tuyệt chủng hàng loạt" đầu tiên trong 65 triệu năm - điều mà nhiều nhà khoa học đang cảnh báo.

Hiện gần 100 quốc gia đã ủng hộ 1 điều khoản nền tảng về việc dành 30% diện tích đất liền và đại dương trên hành tinh làm các khu bảo tồn.

Đối với biến đổi khí hậu, trọng tâm hướng tới sẽ là tăng cường khả năng hấp thụ CO2 của đại dương, song song với phục hồi sức khỏe môi trường biển.

Tại Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc về hỗ trợ thực hiện mục tiêu phát triển bền vững thứ 14 (SDG 14) về bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển (Hội nghị UNOC), Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu làm Trưởng đoàn. Tham gia đoàn còn có Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng, Viện trưởng Viện Hải dương học Đào Việt Hà.

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu đã có phát biểu về chủ đề “Triển khai SDG14 thông qua thực hiện Công ước Luật biển”. Thứ trưởng Ngoại giao khẳng định qua 40 năm kể từ khi ra đời, Công ước Luật biển - “Hiến pháp của đại dương” đã đóng vai trò quan trọng không thể thay thế được trong quản trị biển và đại dương, giúp làm rõ hơn quy chế các vùng biển theo Công ước là cơ sở để các quốc gia thực hiện chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của mình, trong đó có việc bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên biển.

Nguy cơ "đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn cá": Thế giới cần "thay đổi"

Đoàn Việt Nam nhấn mạnh việc thực thi đầy đủ và hiệu quả Công ước Luật biển, khuôn khổ pháp lý toàn diện cho mọi hoạt động trên biển, là điều kiện tiên quyết để đảm bảo hòa bình, an ninh và thịnh vượng, thực hiện SDG14. Việc đưa ra yêu sách và thực hiện các quyền lợi biển cần phù hợp Công ước Luật biển.

Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu cũng nhấn mạnh các nỗ lực của Việt Nam thời gian qua chung tay cùng cộng đồng quốc tế ứng phó với các vấn đề biển. Việt Nam đã cùng các nước thành lập nhóm bạn bè Công ước Luật biển, đồng chủ trì các hội nghị quốc tế về nhiều chủ đề khác nhau như Hội thảo ARF về thực hiện Công ước Luật biển, Hội nghị về rác thải nhựa đại dương, ứng phó biến đổi khí hậu…

Tại phiên thảo luận về bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, Đại sứ Đặng Hoàng Giang - Trưởng Phái đoàn đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc - khẳng định, trong những năm gần đây, Việt Nam đã nỗ lực cùng cộng đồng quốc tế triển khai các biện pháp cụ thể nhằm triển khai SDG14, trong đó có việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế biển bền vững Việt Nam đến năm 2030. Nhiều vấn đề biển, đại dương cấp bách đã được quan tâm thoả đáng và thúc đẩy xử lý, trong đó có rác thải nhựa đại dương, phát triển nghề cá bền vững, đấu tranh chống đánh cá bất hợp pháp. Bảo vệ hệ sinh thái biển, khoa học biển ngày càng được coi trọng, trong đó việc triển khai các khu bảo tồn biển. Đặc biệt, cam kết đưa lượng phát thải khí carbon đạt mức bằng 0 (net-zero) được Thủ tướng Việt Nam đưa ra tại Hội nghị COP26 đang được triển khai mạnh mẽ.

Nguy cơ "đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn cá": Thế giới cần "thay đổi"

Việt Nam cho rằng, để ứng phó với các thách thức biển, cần thúc đẩy việc thực hiện các công ước quốc tế, tận dụng các phát triển khoa học, công nghệ, triển khai các nghiên cứu mới, như việc Việt Nam phối hợp cùng Ủy ban Hải dương học quốc tế (IOC) và một số đối tác nghiên cứu về chủ đề tác động của ô nhiễm môi trường đối với an ninh lương thực biển. Đoàn Việt Nam cũng kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ, chia sẻ chuyên môn, nhất là cho các nước đang phát triển, tăng cường hàm lượng khoa học trong hoạch định và triển khai chính sách biển.

Tại hội nghị, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đề xuất bốn kiến nghị giúp khắc phục tình trạng khẩn cấp của đại dương hiện nay bao gồm đầu tư vào kinh tế bền vững; sử dụng đại dương là mô hình quản lý các vấn đề toàn cầu; bảo vệ đại dương và những người sống phụ thuộc vào đại dương; và đầu tư vào các hệ thống cảnh báo sớm để bảo vệ các cộng đồng ven biển.

Các nước khẳng định, đại dương có vai trò quan trọng đối với hoà bình và an ninh, sức khỏe, môi trường và phát triển bền vững, sự thịnh vượng của các quốc gia. Những thách thức xuyên biên giới và không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự mình giải quyết được và trở nên trầm trọng hơn bởi ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Nhiều nước kêu gọi thúc đẩy hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học biển, và xây dựng nền kinh tế xanh bền vững để giảm thiểu, giải quyết các thách thức này.

Nguy cơ "đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn cá": Thế giới cần "thay đổi"

Tại Việt Nam hiện cũng đã và đang thực thi nhiều chiến lược để giảm thiểu rác thải nhựa và bảo vệ môi trường. Năm 2020, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường 2020, trong đó bổ sung quy định về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa; Hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy; Khuyến khích sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa truyền thống.

Cùng với đó, theo Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương, đến năm 2030, Việt Nam sẽ giảm 75% rác thải nhựa đại dương; 100% số ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom; 100% các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy; 100% các khu bảo tồn không còn rác thải nhựa…

Tiến sĩ Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội (nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Tiến sĩ Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội (nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Theo Tiến sĩ Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội (nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường), ô nhiễm rác thải nhựa hiện nay đã trở thành vấn đề cấp bách, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái biển, đa dạng sinh học biển.

Tại Việt Nam, với hơn 3.260km đường bờ biển (chưa kể bờ các đảo) trải dài theo hướng Bắc - Nam, trung bình cứ 100km2 đất liền có 1km bờ biển. Dọc bờ biển còn có 114 cửa sông, trung bình 20km có một cửa sông và hơn 50 vịnh, đầm phá. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển, song cũng luôn tiềm ẩn ô nhiễm rác thải.

Theo báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc do Bộ Tài nguyên và Môi trường, số lượng nhựa tiêu thụ trên đầu người tại Việt Nam đã tăng nhanh từ 3,8kg/người/năm 1990 lên 54kg/người/năm. Trong đó, khoảng 37,43% rác thải nhựa thải ra môi trường biển là bao bì và 29,26% là đồ gia dụng.

Chưa kể, việc xả rác thải nhựa bừa bãi cùng với một lượng lớn rác thải nhựa từ đại dương dạt vào các đảo, bãi tắm trong mùa du lịch cũng đang là vấn đề đáng báo động ở vùng ven biển và hải đảo tại Việt Nam hiện nay.

Chỉ riêng từ nghề nuôi tôm, số liệu từ Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho thấy tổng lượng nhựa sử dụng cho nuôi tôm thâm canh được khảo sát là 1.658-1.955 tấn/ha/năm. Tính đến cuối năm 2021, đã có 110.000ha đất được giao để nuôi tôm thẻ chân trắng…

Bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam
Bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam

Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc cũng khẳng định đại dương đang phải đối mặt với những mối đe dọa và rủi ro ngày càng tăng do biến đổi khí hậu, thiên tai, ô nhiễm môi trường từ các nguồn rác thải, khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên và kinh tế thiếu bền vững.

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, mỗi năm, Việt Nam thải ra khoảng 3,7 triệu tấn chất thải nhựa (trong đó chỉ 10 đến 15% trong số đó, cuối cùng được thu gom để tái chế); Khoảng 730.000 tấn chất thải nhựa từ trong nước rò rỉ ra đại dương. “Như vậy, với khoảng 2.000 tấn rác thải nhựa từ trong nước rò rỉ ra biển mỗi ngày. Dự báo cho thấy nếu không có gì thay đổi, sẽ có nhiều nhựa hơn cá tại các đại dương vào năm 2050”, bà Caitlin Wiesen nhấn mạnh.

Bà Phạm Thu Hằng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) nhấn mạnh ô nhiễm rác thải nhựa, nhất là ô nhiễm rác thải nhựa đại dương, đã trở thành vấn đề cấp bách ở phạm vi quốc gia, khu vực và toàn cầu. Vì thế, giảm thiểu chất thải từ nhựa là yêu cầu cấp bách hiện nay.

Trong những năm qua, vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa và rác thải nhựa đại dương đã được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm và nỗ lực giải quyết thông qua việc đổi mới căn bản chính sách về bảo vệ môi trường. Một trong hững hành động thiết thực, điển hình là thông qua Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi; Trong đó, luật hóa các nội dung liên quan đến chất thải nhựa như quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn về nhựa.

Nguy cơ "đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn cá": Thế giới cần "thay đổi"

Việt Nam cũng đã ban hành kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030; Triển khai thực hiện Đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây dựng thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương. Gần đây, Việt Nam đã tham gia Chương trình đối tác hành động toàn cầu về nhựa tại Việt Nam và đặt mục tiêu đến năm 2030 giảm 75% rác thải nhựa đại dương...

Mặc dù vậy, lãnh đạo Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cũng thẳng thắn nhìn nhận việc giải quyết vấn nạn ô nhiễm rác thải đại dương đang gặp một số lực cản, trong đó có sự thiếu cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các nước; Thiếu công cụ pháp lý, thiếu cơ chế giám sát; Thiếu cơ chế tài chính; Không có sự ràng buộc...

“Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta cần khẩn cấp hành động với tinh thần quyết liệt và cấp bách hơn nữa để giải quyết vấn đề rác thải nhựa đại dương; cần xây dựng các giải pháp, lộ trình và hành động cụ thể để đạt được một kết quả thực sự - đó là thỏa thuận toàn cầu về giải quyết vấn đề rác thải nhựa”, bà Hằng nhấn mạnh. Ngoài ra, bà Hằng khuyến nghị Việt Nam và quốc tế cần thiết lập một cơ chế tài chính, hỗ trợ chuyển giao công nghệ để giải quyết vấn đề rác thải nhựa trên đất liền và ở biển.

Nói không với sản phẩm nhựa không tốt cho môi trường

Do mức giá rẻ lại tiện lợi sử dụng, đa phần các nhà hàng, quán ăn, cửa hàng đồ uống, siêu thị tiện ích nhỏ lẻ đều sử dụng sản phẩm dùng một lần như hộp xốp, túi nilon, ly cốc, ống hút để đựng thực phẩm. Để hạn chế tình trạng sử dụng đồ nhựa dùng một lần, một số nhà hàng đã chuyển sang sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường như hộp cơm, túi nilon tự phân hủy, đồ đựng làm bằng giấy bìa, muỗng từ tre...

Hạn chế ô nhiễm trắng

Chính phủ cũng đã phát động phong trào “Nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần”; Nhiều sáng kiến được đưa ra để giảm thiểu ô nhiễm môi trường như sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, nhựa sinh học, sản phẩm giấy, khuyến khích người dân mang dụng cụ đựng khi mua thực phẩm... Tuy nhiên, trên thực tế, giá thành các loại vật liệu thân thiện môi trường khá cao, trong khi đó đồ nhựa dùng một lần lại có giá “siêu rẻ”. Nếu mua với số lượng lớn, các loại đồ này chỉ có giá từ 300 - 500 đồng/chiếc.

Chị Hồng Anh (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết: “Những suất cơm bình dân, bún, phở với giá 30.000 - 40.000 đồng/suất nên vật liệu đóng gói phải chọn loại rẻ nhất. Nhiều quán còn đựng bún, bánh phở, rau sống, nước canh trong túi nilon, khi mở ra thấy mùi nhựa nồng nặc”. Biết là có ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng các quán ăn đều sử dụng loại này, người tiêu dùng cũng đành “tặc lưỡi”. Có những người cẩn thận mang cặp lồng đi mua đồ ăn song chủ nhà hàng vẫn sử dụng túi nilon để đựng gia vị, rau sống, đồ ăn kèm.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Phương (Viện Xã hội học - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cho biết: “Mặc dù phần đông người dân nhận thấy tình trạng ô nhiễm chất thải rắn trong môi trường sống xung quanh, nhưng rất nhiều người chưa sẵn sàng sử dụng vật liệu thay thế túi nilon, hộp xốp, hộp nhựa dùng một lần”.

Rác thải nhựa như túi nylon, cốc nhựa, ống hút chỉ sau ít phút sử dụng sẽ bị vứt bỏ ra môi trường và phải mất từ 400 - 1.000 năm mới có thể phân hủy. Hằng năm, trên thế giới, có tới 300 triệu tấn rác thải nhựa bị thải ra môi trường.

Ở Việt Nam, tính trung bình mỗi năm thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa, trong đó có khoảng hơn 30 tỷ túi nilon. Trung bình, mỗi hộ gia đình tại Việt Nam sử dụng khoảng một ki-lô-gram túi nilon mỗi tháng. Hơn 80% số đó đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần.

Việc gia tăng tình trạng sử dụng đồ nhựa dùng một lần trong những năm qua đã khiến lượng rác thải nhựa, túi nilon thải ra môi trường ngày càng lớn, trong khi việc quản lý, thu gom, xử lý rác chưa kịp thời, nên hiện tượng đốt rác thải nhựa, túi nilon còn rất phổ biến. Những vật liệu này được đốt ở ngoài môi trường sẽ tạo ra nhiều loại khí độc, trong đó có dioxin và furan là những chất cực độc có khả năng gây khó thở, ảnh hưởng tới tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hóa và đặc biệt là có nguy cơ gây ung thư.

Nguy cơ "đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn cá": Thế giới cần "thay đổi"
Nhựa vứt ra môi trường chỉ mất 1 giây nhưng mất đến 300 năm để chúng phân hủy

Theo các nhà nghiên cứu, phải mất hàng trăm năm thì túi nilon mới bị phân hủy trong môi trường tự nhiên. Trong khi đó, lượng rác thải nhựa thải ra môi trường rất lớn, gần 1/3 số túi nilon rác thải mỗi ngày không được thu gom, xử lý, gây ô nhiễm môi trường nặng nề và là điều kiện để cho các loại dịch bệnh sinh sôi, phát triển.

Túi nilon, ống hút, cốc nhựa dùng một lần, hộp xốp, chai nhựa... chủ yếu được tái chế từ những sản phẩm nhựa đã qua sử dụng, một số hóa chất có trong các sản phẩm nhựa này như chất hóa dẻo, phẩm màu, chì, cadimi... có thể thôi nhiễm vào thức ăn, sau đó được hấp thụ vào cơ thể người qua quá trình sử dụng. Các hóa chất này tích tụ lâu ngày có thể gây ung thư, gây ảnh hưởng xấu đến phát triển não bộ ở trẻ, làm thay đổi mô, biến đổi nhiễm sắc thể, sảy thai, gây dị tật bẩm sinh, thay đổi nội tiết tố và nhiều hệ lụy khác cho sức khỏe con người.

Chính vì vậy, mỗi người, mỗi gia đình cần nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường, đặc biệt trong mùa dịch COVID-19 hiện nay. Mọi người cần duy trì thói quen sử dụng các chất liệu thân thiện với môi trường khi đóng gói thực phẩm và đưa phong trào “Nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần” lan tỏa rộng rãi.

Các tổ chức môi trường quốc tế cũng như nhiều quốc gia đang kêu gọi người dân hạn chế sử dụng các sản phẩm từ nhựa và túi nilon. Muốn làm được điều này, trước hết, chúng ta phải bắt đầu từ việc giảm lượng tiêu thụ các sản phẩm nhựa và túi nilon khó phân hủy, nhất là các sản phẩm nhựa dùng một lần và thay vào đó, tập thói quen dùng các loại túi khác thân thiện với môi trường như: Túi giấy, túi vải sử dụng nhiều lần, túi nilon tự phân hủy, túi dệt từ sợi nilon sử dụng nhiều lần…

Bên cạnh đó, việc tái sử dụng là biện pháp đang được rất nhiều cơ quan môi trường khuyến khích và khuyên người dân nên làm. Việc này sẽ hạn chế phần nào rác thải nhựa bị thải ra môi trường.

Thay vì dùng một lần và vứt đi, người dân có thể sử dụng sản phẩm đó cho những mục đích khác. Việc tái chế này đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà. Ví dụ, chai nhựa sau khi sử dụng xong có thể tái sử dụng để đựng nước, đựng các đồ dùng khác hoặc làm đồ trang trí như ống cắm bút, chậu hoa…

Nguy cơ "đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn cá": Thế giới cần "thay đổi"

Cùng chung nỗ lực với các nước trên thế giới, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quan trọng như Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo (năm 2015), Luật Bảo vệ môi trường (năm 2014), các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành và đặc biệt là Nghị định 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, là cơ sở pháp lý quan trọng nhất liên quan đến hoạt động quản lý, xử lý rác thải nhựa nói chung và trên biển nói riêng.

Hiện tại, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tập trung chỉ đạo thực hiện Đề án Xây dựng trung tâm quốc tế về rác thải nhựa đại dương; xây dựng Đề án “Tăng cường quản lý rác thải nhựa ở Việt Nam” để tăng cường năng lực quản lý chất thải nhựa. Đồng thời, Bộ tiếp tục phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương, nhất là các địa phương có biển, để triển khai đồng bộ các giải pháp bảo vệ môi trường biển.

Các bộ, ngành, địa phương đã hiện thức hóa chủ trương, chính sách bằng nhiều chương trình, dự án giảm rác thải nhựa trên cả nước, hướng đến mục tiêu chung: Toàn cầu không có rác thải nhựa trong thiên nhiên vào năm 2030. Tháng 6/2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phát động phong trào “Chống rác thải nhựa” trong toàn dân. Từ đó, hàng loạt địa phương, đơn vị đã ban hành và triển khai hàng loạt chương trình hành động giảm thiểu, nói “không” với rác thải nhựa...

Trên hành trình giữ môi trường xanh, chống rác thải nhựa, có nhiều các tổ chức, cá nhân đã có các sáng kiến thiết thực, góp phần làm thay đổi ý thức, thói quen của người dân và toàn xã hội. Cụ thể, ở khắp nơi trên cả nước, danh sách các cửa hàng xanh chia sẻ cam kết với môi trường ngày càng được nối dài với việc sử dụng các sản phẩm hữu cơ, dễ phân hủy hoặc sử dụng nhiều lần. Đặc biệt, nhiều cửa hàng giải khát đã dùng chai thủy tinh thay cốc nhựa, ống hút sản xuất từ mía, cỏ, giấy, inox, sử dụng cốc giấy cho sản phẩm mang đi…

Video nhiều chương trình "Vì Hà Nội xanh" đã diễn ra trong suốt nhiều năm qua trên địa bàn TP Hà Nội

Các trường học đã tăng cường việc tuyên truyền nhằm xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh bằng những việc làm cụ thể như không dùng giấy nilon bọc sách, vở; vận động các cơ sở đoàn, trường học và người dân thu gom các loại phế liệu tái chế được như vỏ lon, chai nhựa, thùng giấy... để đổi cây xanh hoặc cây trang trí được nhiều nơi thực hiện.

Nhiều bộ, ngành, địa phương đã “nói không với rác thải nhựa” bằng việc sử dụng bình nước kim loại thay thế cho chai nước nhựa tại hội nghị, hội thảo. Các địa phương đã chủ động, sáng tạo để thúc đẩy phong trào bảo vệ môi trường trên địa bàn với nhiều chương trình, mô hình mới, sáng tạo nhằm lan truyền mạnh mẽ mang những giá trị, thông điệp thiết thực về bảo vệ, cải thiện, làm sạch môi trường.

Bên cạnh các chương trình của Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ tháng 6/2019, đã có 9 công ty hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng và bao bì bắt tay nhau thành lập Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Vietnam) với cùng chung mong muốn góp phần vì Việt Nam xanh-sạch-đẹp, thông qua việc thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn, làm cho quá trình thu gom và tái chế bao bì sản phẩm được thực hiện theo cách dễ tiếp cận hơn và bền vững hơn.

PRO Vietnam sẽ hỗ trợ phát triển một hệ sinh thái thu gom, tái chế bao bì trong nước đủ mạnh, giúp tăng tỉ lệ tái chế và giảm thiểu tỉ lệ bao bì thải ra môi trường. Cụ thể, PRO Vietnam sẽ đẩy mạnh hỗ trợ các hoạt động trên các lĩnh vực gồm nâng cao nhận thức người tiêu dùng về tái chế và phân loại rác, làm vững mạnh hệ sinh thái thu gom bao bì sẵn có.

Nguy cơ "đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn cá": Thế giới cần "thay đổi"

Là lãnh đạo một đơn vị thành viên của PRO Vietnam, ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam đánh giá, Nestlé Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp nói chung đã được truyền cảm hứng khi chứng kiến Chính phủ Việt Nam, thông qua các cơ quan, ban, ngành như Bộ Tài nguyên và Môi trường, nỗ lực khắc phục vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa và hướng đến loại bỏ đồ nhựa dùng một lần vào năm 2025.

Dưới góc độ một doanh nghiệp tiên phong với phong trào “Nói không với rác thải nhựa”, ưu tiên quan trọng của Nestlé và tầm nhìn của doanh nghiệp là không bao bì nào của Nestlé, kể cả bao bì nhựa, bị chôn lấp hoặc trở thành rác thải. Trong thời gian gần đây, Nestlé đã cho ra mắt chai thủy linh LaVie, đi tiên phong trong việc sử dụng chai nước tái chế và chuyển đổi toàn bộ ống hút nhựa sang ống hút giấy.

Về việc chuyển sang ống hút giấy, đại diện Nestlé chia sẻ, kể từ tháng 5/2021, Nestlé MILO chính thức chuyển đổi sang ống hút giấy trên toàn bộ các sản phẩm uống liền. Nhãn hàng đã chuyển đổi ít nhất 90% sản lượng sản xuất dùng ống hút giấy vào cuối năm 2021 và hoàn thành chuyển đổi 100% sang ống hút giấy vào tháng 5/2022.

Nguy cơ "đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn cá": Thế giới cần "thay đổi"
Tập đoàn Nestlé đang nỗ lực góp phần giảm thiểu rác thải nhựa một cách tối đa nhất

Những nỗ lực này cũng đóng vai trò quan trọng để hiện thực hóa cam kết của Tập đoàn Nestlé: “Đến năm 2025, 100% bao bì của Nestlé sẽ có thể tái chế hoặc tái sử dụng”. Đây là cam kết đi cùng với tầm nhìn “Không bao bì nào của Nestlé, kể cả bao bì nhựa, bị chôn lấp hoặc trở thành rác thải”.

Hay phải kể đến tại các tỉnh, thành phố lớn, hầu hết các siêu thị đều đã cam kết không sử dụng túi nilon như: Co.opmart Việt Nam, Big C Đà Nẵng, Big C Hà Nội… và sử dụng phương pháp bọc hàng hóa, sản phẩm bằng lá chuối thay thế dần túi nilon. Một số hãng hàng không đã cũng cam kết đặt trọng tâm về kế hoạch sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường trên các chuyến bay. Nhiều cửa hàng nước giải khát không phục vụ ống hút nhựa đi kèm, thay bằng ống hút giấy, dùng cốc sử dụng nhiều lần…

Nguy cơ "đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn cá": Thế giới cần "thay đổi"

Liên hiệp HTX Thương mại TP Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) đã nói không với ống hút nhựa từ tháng 4/2019 tại hơn 600 điểm bán trên cả nước và đã thay màn co, túi nylon gói thực phẩm tự hủy… bằng lá chuối tươi. Như vậy, Saigon Co.op là hệ thống bán lẻ đầu tiên tại Việt Nam quyết định không bán ống hút nhựa, mở màn cho một chiến dịch bảo vệ môi trường mới thông qua hành vi tiêu dùng trên kênh bán lẻ hiện đại trên cả nước.

Từ hơn 10 năm nay, Saigon Co.op đã chủ động đưa ra lộ trình phù hợp để từng bước giảm thiểu tối đa việc kinh doanh những sản phẩm không có lợi môi trường. Cụ thể, ngay từ năm 2011, Saigon Co.op là đơn vị đầu tiên thay túi nylon khó phân hủy thông thường bằng túi nilon tự hủy thân thiện với môi trường.

Theo đó, Saigon Co.op không chỉ loại bỏ hoàn toàn ống hút nhựa ra khỏi quầy kệ trong khu tự chọn của các siêu thị mà còn chủ động loại bỏ các loại ống hút nhựa đính kèm cùng các sản phẩm có nhãn riêng. Đồng thời, triển khai gói rau củ bằng lá chuối, nhất là các loại rau tại hệ thống các siêu thị của mình, nhằm thay đổi nhận thức, trách nhiệm và thói quen sử dụng túi nilon của các siêu thị và người tiêu dùng, góp phần bảo vệ môi trường sống, vì lợi ích cộng đồng.

Ngoài sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, sự cố gắng của mỗi doanh nghiệp, người dân… sẽ tạo nên những động lực to lớn trong hành trình bảo vệ đại dương khỏi rác thải nhựa.

Giảm thiểu rác thải nhựa theo nguyên tắc 4T

Trước thực trạng có quá nhiều rác thải nhựa "tràn" ra đại dương, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam đã phát đi thông điệp nhấn mạnh rằng “giảm rác thải nhựa là việc cần làm ngay của chính mỗi người, vì sức khỏe của bản thân, của những người thân yêu và vì thiên nhiên trong sạch”.

Đây cũng là nội dung chính của chiến dịch truyền thông giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam do WWF-Việt Nam thực hiện nhằm nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với việc giảm thiểu rác thải nhựa, thúc đẩy thói quen tiêu dùng bền vững đối với các sản phẩm nhựa trong sinh hoạt hàng ngày.

Dù vậy, theo báo cáo nghiên cứu hành vi người tiêu dùng nhựa sử dụng 1 lần của WWF-Việt Nam (thực hiện gần đây tại 9 tỉnh/thành phố Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Kiên Giang) cho thấy việc sử dụng nhựa dùng 1 lần vẫn đang là hành vi rất phổ biến. Mặc dù nhận thức của người dân về tác hại của rác thải nhựa đã được nâng cao nhưng thói quen sử dụng nhựa dùng 1 lần chưa có dấu hiệu giảm rõ ràng.

Trước thực trạng đáng báo động nêu trên, WWF Việt Nam cho rằng những nỗ lực tuyên truyền mang đến cái nhìn đúng đắn và đầy đủ hơn về trách nhiệm cá nhân trong giảm thiểu rác thải nhựa sẽ hỗ trợ nâng cao ý thức, ứng xử của thế hệ trẻ và các thế hệ tương lai trong việc giảm ô nhiễm nhựa, bảo vệ môi trường.

Theo WWF Việt Nam, giảm rác thải nhựa không chỉ là câu chuyện của các cơ quan quản lý, tổ chức bảo vệ môi trường, mà là việc của chính mỗi gia đình. Mỗi cá nhân có thể chủ động giảm sử dụng các sản phẩm nhựa dùng 1 lần bằng cách từ chối túi nylon hay đề nghị người bán không dùng ống hút cho ly nước của mình.

Các cơ quan quản lý cũng cần đề nghị doanh nghiệp giảm đồ nhựa dùng 1 lần hoặc sử dụng các lựa chọn thay thế trong sản phẩm và dịch vụ, hay chủ động phân loại rác ngay tại nhà để tăng lượng rác có thể tái chế, giảm lượng rác thải ra môi trường...

Với tầm quan trọng đó, WWF Việt Nam khuyến cáo người tiêu dùng Việt Nam cần giảm thiểu rác thải nhựa theo nguyên tắc 4T: Từ chối-Tiết giảm-Tái sử dụng-Tái chế.

Theo đó, với nguyên tắc từ chối, WWF Việt Nam khuyến khích người tiêu dùng áp dụng trong trường hợp các sản phẩm, đặc biệt là nhựa dùng 1 lần, được phân phát miễn phí và rộng rãi. Ví dụ như túi nylon khi đi mua sắm hoặc ống hút nhựa khi mua đồ uống. Để tăng tính thuyết phục, người tiêu dùng có thể nói với nhân viên cửa hàng rằng mình sẽ từ chối nhận sản phẩm đó nếu nó đi kèm nhựa dùng 1 lần.

Tương tự với nguyên tắc tiết giảm, trước khi mua sắm, người tiêu dùng cần suy nghĩ lại về nhu cầu - liệu mình có thực sự cần món đồ này không? Hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng 1 lần nếu có thể. Ưu tiên lựa chọn bao bì thân thiện với môi trường khi đi mua sắm.

Với nguyên tắc tái sử dụng, với những đồ nhựa đã qua sử dụng nhưng vẫn có thể dùng lại được như chai, hộp, túi nilon đi chợ… người tiêu dùng nên vệ sinh sạch sẽ và giữ lại để tiếp tục sử dụng.

Nguyên tắc quan trọng nhất là tái chế. Người tiêu dùng có thể biến đồ vật đã qua sử dụng một công năng mới. Ví dụ biến bình nước thành lọ hoa, chậu nhựa hỏng thành bồn cây, chai nước suối thành đồ chơi cho trẻ...

Những tác động của rác thải nhựa đến biến đổi khí hậu

Những năm qua, các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra ngày một nhiều hơn (các cơn siêu bão, các đợt nắng nóng kỷ lục, sự xói mòn các vùng đất ven biển và nhiều thảm họa thiên nhiên khác…). Nguyên nhân được nhìn nhận chung do biến đổi khí hậu gây ra, nhưng điều này thiếu đi cái nhìn rộng hơn về sự tác động của ô nhiễm môi trường xung quanh, một trong số đó có ô nhiễm rác thải nhựa.

Nhiều người nghĩ rằng khi rác thải nhựa được vứt bỏ trong các thùng rác, nó sẽ được xử lý hoặc tự phân hủy, nhưng trên thực tế chỉ một phần nhỏ rác thải nhựa được tái chế, phần nhiều còn lại được thải ra môi trường tự nhiên và phải mất hàng trăm năm để nó tự phân hủy. Ở nước ta, tổng lượng rác thải nhựa thải ra mỗi năm khoảng hơn 640 nghìn tấn. Trung bình là 64 kg/người/năm. Trong đó, 80% lượng rác thải ra biển lại xuất phát từ các hoạt động trên đất liền.

PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam, chia sẻ: “Nhiều người vẫn quen vứt rác xuống hồ, sông, suối, nhưng tất cả các loại rác đó nó phải chảy ra biển. Biển như là hố rác khổng lồ của hành tinh. Qua rác nhựa trên biển, chúng ta thấy mức độ ô nhiễm rác nhựa nó kinh khủng thế nào”.

Ô nhiễm rác thải nhựa đại dương đã và đang góp phần vào biến đổi khí hậu thông qua phát thải khí nhà kính trực tiếp và gián tiếp bằng cách ảnh hưởng tiêu cực đến các sinh vật đại dương. Sinh vật phù du hấp thụ 30-50% lượng khí thải carbon dioxide từ các hoạt động của con người, nhưng sau khi nó ăn vào các vi nhựa, khả năng loại bỏ carbon dioxide khỏi khí quyển của sinh vật phù du sẽ giảm xuống.

Ở nước ta, theo báo cáo có khoảng 267 loài sinh vật biển đã bị vướng hoặc ăn phải các mảnh vi nhựa trên biển. Trung bình trong mỗi con cá có 2,1 mảnh nhựa. Vì nhầm rác thải nhựa là thức ăn, nhiều sinh vật đã nuốt chúng vào, dẫn tới gây tắc nghẽn, giảm khả năng hấp thụ của sinh vật, thậm chí gây tử vong. Đáng lo ngại hơn, các mảnh vụn nhựa không chỉ gây hại cho động vật hoang dã biển mà còn ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn của con người.

PGS.TS Nguyễn Chu Hồi - Đại biểu Quốc hội khóa XV, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, cho biết: “Trong rác thải nhựa còn có cái vi nhựa tồn dư trong môi trường rất lâu và nó có thể xâm nhập vào chuỗi thức ăn của thực vật biển, và cuối cùng theo chu trình vật chất, lại quay vòng vào, tích luỹ trong mô cơ và màng lọc của thuỷ sản và con người ăn vào... Cái độc tố của rác thải nhựa rất lớn và có thể gây ra một số bệnh hiểm nghèo”.

Nếu chúng ta có những lựa chọn sai lầm về quản lý rác thải nhựa như hiện nay thì theo nghiên cứu vào năm 2030 tổng lượng phát thải khí CO2 theo vòng đời thông thường của nhựa sẽ tăng 50% và lượng khí CO2 thải ra sẽ tăng gấp ba lần do phương pháp xử lý rác sai chuẩn là đốt cháy nhựa.

Bà Caitlin Wiesen - Trưởng Đại diện Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), thông tin: “Việt Nam là một trong những nước gây ô nhiễm rác thải nhựa lớn nhất trên thế giới. Chính phủ đã có một số hành động, như xem xét cách thức cấm nhựa sử dụng một lần, đây là một sáng kiến rất tốt, tuy nhiên cần có một cách tiếp cận tích hợp, xem xét quá trình sản xuất nhựa, tái chế nhựa, tái sử dụng…”.

Cảnh biển đẹp ở Việt Nam

Mai Anh - Phạm Mạnh

Phạm Mạnh