Phê duyệt đầu tư kết cấu hạ tầng KCN Thaco - Thái Bình
![]() |
Bài liên quan
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó hạn hán tại Trung bộ
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục hậu quả 3 vụ tai nạn ở Hải Dương
Bình Định cần sớm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Thủ tướng chỉ thị 3 nhóm giải pháp tăng trưởng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Kịp thời cập nhật, hoàn thiện phương án ứng phó với thiên tai
Tạo xung lực mới thúc đẩy quan hệ song phương Việt Nam – Rumani, Việt Nam – CH Séc
Dự án trên với quy mô 194,36 ha được thực hiện trong 50 năm tại các xã An Thái, An Ninh và An Cầu, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình với tổng nguồn vốn 2.132,633 tỷ đồng bao gồm vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư để thực hiện Dự án là 319,895 tỷ đồng và vốn vay ngân hàng 1.812,738 tỷ đồng.
Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Thái Bình chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, số liệu báo cáo, nội dung tiếp thu, giải trình và nội dung đã thẩm định theo quy định của pháp luật; đảm bảo việc triển khai thực hiện Dự án phù hợp với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất của địa phương, quy hoạch đê điều và quy hoạch liên quan khác; tự chịu trách nhiệm lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện Dự án đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, đấu thầu, đất đai, kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan.
UBND tỉnh Thái Bình thực hiện việc cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử đụng đất để thực hiện Dự án theo đúng tiến độ và quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai và pháp luật có liên quan; đảm bảo quyền sử dụng địa điểm đầu tư của nhà đầu tư, không có tranh chấp, khiếu kiện về quyền sử dụng địa điểm, đảm bảo nhà đầu tư đáp ứng điều kiện được nhà nước giao đất, cho thuế đất.
Đồng thời, UBND tỉnh Thái Bình chỉ đạo Ban quản lý khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình yêu cầu nhà đầu tư ký quỹ để bảo đảm thực hiện Dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư; chỉ đạo Ban quản lý khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình và các cơ quan liên quan tổ chức giám sát, đánh giá việc thực hiện Dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư. Ban quản lý cần tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai, bảo vệ đê điều theo quy định của pháp luật đầu tư, đất đai, môi trường, tài nguyên nước và đê điều. Cùng với đó, các đơn vị liên quan phối hợp với nhà đầu tư triển khai phương án đền bù giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật; triển khai các giải pháp liên quan đến đời sống người lao động trong khu công nghiệp, trong đó có phương án xây dựng nhà ở, công trình xã hội, văn hóa, thể thao cho người lao động khu công nghiệp và hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề cho người dân bị thu hồi đất. Ban quản lý cũng cần xây dựng phương án thu hồi đất phù hợp với tiến độ thu hút đầu tư của Dự án để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến người dân bị thu hồi đất.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hỗ trợ hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ từng bước tiếp cận nền kinh tế số

Sun Life Việt Nam tăng vốn điều lệ lên 18.434 tỷ đồng

Quyết liệt thực hiện giải pháp giải ngân đầu tư công

3 yếu tố giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội từ Nghị quyết 68-NQ/TƯ

Nâng cao kỹ năng cán bộ nữ công Công đoàn trong tình hình mới

Quảng Ngãi đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 20% GRDP đến năm 2025

Phó Thủ tướng mong muốn CMA-CGM đầu tư vào các dự án phát triển cảng biển xanh, thông minh

MISA eShop: Số hóa toàn diện hoạt động kinh doanh chỉ bằng smartphone

Chung tay vì một nền công nghiệp quốc gia hiện đại, bền vững
