Quốc hội thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc
Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em
Bài liên quan
Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ chế tài chính - ngân sách đặc thù đối với Hà Nội
Chính thức thông qua Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP)
Hàng loạt quy định mới về ban hành văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thi hành từ 1/1/2021
Chính thức bỏ hộ kinh doanh khỏi Luật Doanh nghiệp
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 có thời gian thực hiện là 10 năm, chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025, giai đoạn II từ năm 2026 đến năm 2030.
Mục tiêu của chương trình là thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của cả nước; Đến năm 2025 giảm 50% số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; Đến năm 2030 cơ bản không còn xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Chương trình được đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, tập trung cho các xã, thôn, bản khó khăn nhất; Giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất; Ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm dân tộc thiểu số khó khăn nhất.
Quá trình thực hiện Nghị quyết bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân; Phát huy tinh thần nỗ lực vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số; Thực hiện phương châm “dân cần, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi”...
Tổng nguồn vốn thực hiện chương trình giai đoạn 2021 - 2025 tối thiểu là 137.664 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương là 104.954 tỷ đồng; Ngân sách địa phương là 10.016 tỷ đồng; Vốn tín dụng chính sách là 19.727 tỷ đồng và vốn huy động hợp pháp khác là 2.967 tỷ đồng. Nguồn vốn của chương trình được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
Căn cứ vào kết quả thực hiện chương trình giai đoạn 2021 - 2025, Chính phủ sẽ trình Quốc hội quyết định nguồn lực thực hiện chương trình giai đoạn 2026 - 2030.
Cũng trong chiều 19/6, với 92,13% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.
Về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, Quốc hội sẽ tiếp tục hoàn thiện chính sách, các luật liên quan đến phòng, chống xâm hại trẻ em. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội phải chú trọng xem xét những vấn đề liên quan đến trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em trong quá trình thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Các đoàn đại biểu Quốc hội tăng cường giám sát công tác bảo vệ trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em tại địa phương. Các đại biểu quốc hội tăng cường giám sát công tác phòng, chống xâm hại trẻ em và thực hiện đầy đủ quy định tại khoản 4, Điều 79, của Luật Trẻ em.
Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ có giải pháp khắc phục những hạn chế đã được chỉ ra trong báo cáo của đoàn giám sát, giảm số vụ trẻ em bị xâm hại. Trong đó, năm 2020, Chính phủ cần ban hành Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 - 2030; Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030; Bộ chỉ tiêu thống kê về tình hình xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại trẻ em.
Chính phủ cũng cần chỉ đạo các bộ, ngành chức năng và chính quyền các địa phương có giải pháp tạo sự chuyển biến căn bản trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ trẻ em và kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em.