eMag azine
08/06/2022 16:18
Tạo hiệu ứng tích cực và lan tỏa

08/06/2022 16:18

TTTĐ - Những năm qua, thành phố Hà Nội đã đầu tư nhiều nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường làng nghề. Tuy nhiên, để khắc phục triệt để ô nhiễm tại các khu vực này, cần sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt hơn nữa của các cơ quan chức năng và cả người dân các làng nghề.

tích cực

Tạo hiệu ứng tích cực và lan tỏa

TTTĐ - Những năm qua, thành phố Hà Nội đã đầu tư nhiều nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường làng nghề. Tuy nhiên, để khắc phục triệt để ô nhiễm tại các khu vực này, cần sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt hơn nữa của các cơ quan chức năng và cả người dân các làng nghề.

Tạo hiệu ứng tích cực và lan tỏa

Hà Nội hiện còn 806 làng nghề, trong đó có 313 làng nghề, làng nghề truyền thống, 493 làng có nghề và phân bố ở 22/30 quận, huyện, thị xã. Có 6 nhóm nghề đang hoạt động là: Chế biến nông, lâm, thủy sản; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; cơ khí; sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh; chế biến, nguyên vật liệu; các dịch vụ phục vụ sản xuất nông thôn. Các làng nghề đang tạo việc làm cho hàng triệu lao động với thu nhập ổn định. Tổng doanh thu của các làng nghề khoảng 22 - 25 nghìn tỷ đồng/năm, trong đó nhiều làng nghề đạt cao như: Làng nghề điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức); làng nghề cơ khí Phùng Xá (huyện Thạch Thất)...

Theo đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà nội, hiện nay thành phố có 139 làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, 91 làng nghề gây ô nhiễm và 63 làng nghề không gây ô nhiễm. Trong đó khoảng 36% số hộ sản xuất trong các làng nghề không có công trình xử lý chất thải, hơn 60% số hộ có hệ thống xử lý nhưng thô sơ, chưa đạt quy chuẩn… Kết quả điều tra cho thấy, trong nước thải ở các làng nghề có hàm lượng COD, BOD, Nitrat, Amoni vượt giới hạn nhiều lần; không khí có nồng độ bụi PM2.5, PM10 vượt giới hạn cho phép 1,4 - 6,7 lần…

Tạo hiệu ứng tích cực và lan tỏa

Nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường là do cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu nên việc xử lý nước thải, chất thải rất khó khăn. Ngoài ra, các cơ sở sản xuất tại làng nghề đa phần chưa quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường…

Đề án bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đang triển khai theo từng giai đoạn. Ở giai đoạn 2017-2020, ngành Tài nguyên và Môi trường thành phố phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại làng nghề theo mức độ ô nhiễm; nghiên cứu tính khả thi và xây dựng các mô hình xử lý.

Giai đoạn 2021 - 2025, cơ quan chức năng tiếp tục phân loại làng nghề và thực hiện xử lý ô nhiễm tại những làng nghề truyền thống chưa có phương án bảo vệ môi trường; phối hợp với các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường...

Ngoài ra, thành phố đang chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Sơn Đồng (huyện Hoài Đức), công suất 8.000m3/ngày đêm, dự kiến đưa vào hoạt động trong năm 2022; hoàn thiện thủ tục xây dựng Nhà máy xử lý nước thải làng nghề Vân Canh (huyện Hoài Đức), cụm xử lý nước thải sinh hoạt, làng nghề xã Vân Hà (huyện Đông Anh)...

Cũng trong giai đoạn này, thành phố kêu gọi đầu tư xây dựng 8 dự án xử lý nước thải làng nghề tại các huyện: Quốc Oai, Mê Linh, Thường Tín, Mỹ Đức; kêu gọi đầu tư 48 cụm công nghiệp làng nghề tại các huyện: Phúc Thọ, Thạch Thất, Thường Tín, Phú Xuyên…, bảo đảm đến năm 2025, 100% làng nghề đủ điều kiện về bảo vệ môi trường.

Tạo hiệu ứng tích cực và lan tỏa
Nhiều phương án xử lý ô nhiễm môi trường tại làng nghề đã và đang được triển khai

Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, địa phương triển khai phương án xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề giai đoạn 2022 - 2025 và đến năm 2030 để trình UBND thành phố phê duyệt; đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề gây ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh đó, Sở cũng sẽ phối hợp với Sở Công thương đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án xử lý nước thải tại các cụm công nghiệp làng nghề; tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất trong khu dân cư di chuyển vào các khu, cụm công nghiệp làng nghề... Ngoài ra, Sở cũng đề xuất thành phố có cơ chế, chính sách kiện toàn bộ máy quản lý môi trường cấp xã, phường...

Song song với nhiệm vụ trên, ngành Tài nguyên và Môi trường cùng các cấp, ngành tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường tới Nhân dân; khuyến khích các địa phương xây dựng hương ước, quy ước về bảo vệ môi trường, tiến tới triển khai thành quy định bắt buộc để bảo vệ môi trường các làng nghề.

Tạo hiệu ứng tích cực và lan tỏa

Đầu năm 2022, Ủy ban Nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dđã ban hành Kế hoạch số 307/KH-UBND về tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, các khu, cụm công nghiệp giai đoạn 2021-2025.

Tạo hiệu ứng tích cực và lan tỏaTheo kế hoạch, các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội thành phố tổ chức phổ biến, quán triệt mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch này đến tất cả các tổ chức, nhân dân và cơ quan, doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhằm nâng cao nhận thức và ý thức tuân thủ quy định của pháp luật trong quá trình triển khai thực hiện; gắn nhiệm vụ triển khai thực hiện với quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố các chương trình công tác của Thành ủy (khóa XVII) nhằm phát triển kinh tế Thủ đô tăng trưởng nhanh và bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

Các sở, ngành và chính quyền các cấp thành phố tiếp tục nghiên cứu, xác định, xây dựng lộ trình thực hiện cụ thể cho từng quý, từng năm và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu đã đề ra.

Kế hoạch xác định rõ 2 nhiệm vụ trọng tâm: Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong công tác quản lý; tăng cường công tác bảo vệ môi trường, ngăn chặn, giảm thiểu ô nhiễm, suy thoái và nguồn gây ô nhiễm môi trường, kiểm tra, giám sát, từng bước ngăn ngừa ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, các khu, cụm công nghiệp. Cùng với đó, thành phố đề ra 4 giải pháp để thực hiện kế hoạch. Trong đó, thành phố xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường ở các làng nghề, các khu, cụm công nghiệp.

Tạo hiệu ứng tích cực và lan tỏa
Nghề mộc ở xã Long Xuyên (huyện Phúc Thọ) phát sinh nhiều mùn cưa, nhưng hiện đã được doanh nghiệp thu mua, giúp giảm phế thải làng nghề

Về giải pháp thực hiện, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở các làng nghề, các khu, cụm công nghiệp. Trong đó, Sở Tài nguyên và Môi trường cần bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách về lĩnh vực bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội phục vụ phân loại và quản lý. Xây dựng trình UBND thành phố ban hành Quyết định phân cấp đánh giá, phân loại mức độ ô nhiễm tại làng nghề trên địa bàn Thành phố.

Các đơn vị tiếp tục thực hiện công tác rà soát, đánh giá, phân loại làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội theo các quy định hiện hành; Triển khai hiệu quả Quyết định số 23/2019/QĐ-UBND ngày 24/10/2019 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định về bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội; Đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng hệ thống quan trắc tự động khí thải, nước thải trên địa bàn thành phố để kiểm soát ô nhiễm môi trường, trong đó có khu vực làng nghề.

UBND thành phố yêu cầu tăng cường sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa cơ quan quản lý môi trường với lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường trong thanh tra, kiểm tra, giám sát, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường ở các làng nghề, các khu, cụm công nghiệp; các đơn vị xử lý chất thải nguy hại hoạt động trên địa bàn thành phố...

Đối với các cụm công nghiệp tập trung, các cơ sở sản xuất nằm xen kẽ và ngoài các khu công nghiệp, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chủ trì giám sát, buộc các dự án, cơ sở có phát sinh khí thải, nước thải quy mô lớn phải lắp đặt các trạm quan trắc tự động theo quy định; truyền dẫn số liệu trực tiếp quan trắc về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, cập nhật và xử lý số liệu; khuyến khích cơ sở lắp bảng điện tử công khai số liệu quan trắc tự động ngay tại cơ sở.

Tạo hiệu ứng tích cực và lan tỏa

Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, xử lý và yêu cầu các cơ sở thực hiện đúng các quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Nghiên cứu, xây dựng hệ thống các điểm thu gom, lưu trữ rác thải, chất thải, tại các làng nghề để vận chuyển tới các điểm xử lý trên địa bàn thành phố Hà Nội...

Kế hoạch của UBND thành phố cũng yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm cụ thể hóa các nội dung và nhiệm vụ của Kế hoạch 235/KH-UBND ngày 31/12/2015 của UBND thành phố Hà Nội.

Trong đó, Sở tập trung vào một số nhiệm vụ sau: Công bố danh mục làng nghề bị ô nhiễm cần xử lý (giai đoạn 2020-2030); Đề xuất các dự án xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường làng nghề trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt và tổ chức thực hiện; Thí điểm một số mô hình cộng đồng bảo vệ môi trường tại làng nghề để triển khai nhân rộng; Tăng cường công tác kiểm soát, quản lý, xử lý chất thải ở các khu, cụm công nghiệp, các làng nghề và làng có nghề theo đúng quy định về bảo vệ môi trường; Tăng cường kiểm soát khí thải và tiếng ồn phát sinh từ các cơ sở sản xuất ở các khu, cụm công nghiệp và trong các làng nghề...

UBND thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã được giao chủ trì, theo dõi thực hiện các chỉ tiêu trên khẩn trương triển khai ngay các giải pháp để thực hiện bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu được giao. Đồng thời, tiến hành tự kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch này ở cơ quan, đơn vị. Việc tự kiểm tra phải có nội dung sát thực, có phân tích, đánh giá tình hình, báo cáo kết quả gửi các sở, ngành liên quan tổng hợp báo cáo UBND thành phố, Thành ủy theo quy định.

Tạo hiệu ứng tích cực và lan tỏa

Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy (khóa XVII) xác định rõ chỉ tiêu: Công nhận thêm trên 50 làng nghề, nghề truyền thống; Có ít nhất 100 làng nghề, nghề truyền thống được hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể; 100% làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận thuộc Danh mục được đánh giá tác động môi trường…

Để hoàn thành các chỉ tiêu trên, đặc biệt là tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thời gian tới, ngành nông nghiệp Hà Nội sẽ triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Theo đó, song song với việc tham mưu các đề án, kế hoạch liên quan đến phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn triển khai trong giai đoạn tới, Sở NN&PTNT Hà Nội sẽ tiếp tục lấy ý kiến các sở, ngành, địa phương về chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, đặc biệt là tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, thành phố về vai trò, ý nghĩa của sự phát triển ngành nghề nông thôn và bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề để cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội, thống nhất về nhận thức cũng như hành động.

Tạo hiệu ứng tích cực và lan tỏa

Để tạo thuận lợi hơn cho phát triển nghề, làng nghề truyền thống, Sở NN&PTNT sẽ chú trọng công tác truyền nghề, nhân cấy nghề và xác định đây là khâu then chốt trong việc phát triển, bảo tồn nghề, làng nghề truyền thống; Thực hiện xét công nhận Danh hiệu “Làng nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống”, hàng năm hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể làng nghề cho trên 20 làng nghề; Tư vấn thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng gói cho các sản phẩm làng nghề 20 cơ sở; Hỗ trợ cho trên 20% làng nghề đánh giá tác động môi trường, 10 làng nghề xây dựng phương án BVMT; Hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường cho làng nghề có mức độ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, xây dựng công trình, trạm xử lý nước thải đầu mối của khu thu gom, xử lý nước thải tập trung; Khu tập kết chất thải rắn…

Sở NN&PTNT cũng sẽ tổ chức, tham gia hội thi, hội chợ sản phẩm thủ công, sản phẩm nông sản và làng nghề; Tổ chức giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, nghệ nhân, thợ giỏi phát triển mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật và khả năng cạnh tranh của sản phẩm; Hỗ trợ xây dựng các điểm tư vấn, giới thiệu, bán sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn. Ngoài ra, mở rộng kết nối giao thương với các thị trường đích trong nước và quốc tế, đặc biệt là các sản phẩm thế mạnh của làng nghề, sản phẩm OCOP đã được thành phố, Trung ương đánh giá phân hạng…

Tạo hiệu ứng tích cực và lan tỏa

Nhằm thực hiện hiệu quả Đề án Bảo vệ môi trường (BVMT) làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội trong giai đoạn 2021 - 2025, Sở TN&MT Hà Nội sẽ tập trung triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ. Trong đó, tiếp tục thực hiện công tác rà soát, đánh giá, phân loại làng nghề trên địa bàn thành phố theo quy định. Bên cạnh đó, Sở sẽ chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức đào tạo theo chương trình bồi dưỡng chuyên sâu về môi trường cho công chức địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường cấp xã.

Sau khi kết thúc, học viên sẽ được cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo quy định của Bộ Nội vụ. Về lâu dài, Sở TN&MT xây dựng đề cương, dự án nhiệm vụ “Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tích cực liên ngành, trực tuyến phục vụ quản lý, phát triển và BVMT làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội”, trình UBND thành phố giao sở, ngành liên quan thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt làm cơ sở triển khai thực hiện giai đoạn 2021 - 2025. Sở TN&MT cũng đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các cấp và cơ sở sản xuất kinh doanh tại các làng nghề các nội dung cụ thể. Tuy nhiên, để thực hiện tốt công tác BVMT làng nghề, hướng đến phát triển xanh và bền vững, ngoài sự nỗ lực của Nhà nước, đòi hỏi phải có sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng, nhất là chính quyền địa phương nơi có làng nghề và người dân các làng nghề trên địa bàn.

Bên cạnh đó, xác định phát triển nông nghiệp - nông thôn - nông dân phải đi đôi với BVMT, để phát triển sản xuất kinh doanh tại các làng nghề truyền thống bền vững, áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH) là một trong những giải pháp quan trọng được Hà Nội tích cực triển khai nhằm giảm ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế - xã hội. Việc áp dụng SXSH tuy chưa được triển khai đồng bộ ở tất cả các cơ sở sản xuất trong các làng nghề nhưng đã mang lại hiệu quả tích cực về môi trường làm việc; Giảm thiểu tai nạn lao động; Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm. Qua các mô hình điển hình này, các làng nghề sẽ có biện pháp hướng tới làng nghề xanh, phát triển bền vững.

Huyện Phúc Thọ đã “khâu nối” được các doanh nghiệp và hộ sản xuất tại các làng nghề để thu gom rác thải theo hướng “hai bên cùng có lợi”. Cụ thể, doanh nghiệp đã thu mua mùn cưa tại xã có nghề mộc như: Hát Môn, Long Xuyên; Thu mua vải vụn tại làng nghề may xã Tam Hiệp... nên hạn chế được tình trạng người dân đốt, đổ trộm phế thải nơi công cộng... Với làng nghề thu mua đồng nát xã Võng Xuyên, chính quyền địa phương đã tuyên truyền, vận động người dân không mua, bán, vứt phế liệu ra môi trường.

Tạo hiệu ứng tích cực và lan tỏa

Hay như làng nghề cơ kim khí Thanh Thùy, huyện Thanh Oai, từng là một minh chứng về ô nhiễm môi trường tại 4 thôn sản xuất cơ kim khí, 1 thôn làm trống, thôn còn lại sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, điêu khắc gỗ. Hơn 5 tháng thí điểm áp dụng công cụ cải tiến 5S - Giải pháp SXSH tại 5 hộ sản xuất, bao gồm 3 hộ chuyên mạ kim loại và 2 hộ đột dập, đã có sự thay đổi rõ rệt. Thực hiện theo 5S, công nhân trong các xưởng sản xuất đỡ tốn công sức khi sản xuất; Khâu di chuyển nguyên, vật liệu được thực hiện nhanh gọn hơn, hạn chế tình trạng rơi vãi hóa chất và sản phẩm trong quá trình sản xuất; Việc xuất, nhập nguyên liệu, sản phẩm cũng trở nên thuận tiện và đơn giản hơn. Nhận thấy được hiệu quả của công cụ này, các hộ làm nghề và doanh nghiệp nhỏ đã ký cam kết áp dụng công nghệ sản xuất theo 5S để BVMT.

Tạo hiệu ứng tích cực và lan tỏa

Một số cơ sở sản xuất gốm ở làng nghề gốm Kim Lan, huyện Gia Lâm cũng đã áp dụng SXSH chuyển đổi từ lò nung chạy bằng than sang lò nung chạy bằng gas, đem lại nhiều lợi ích từ kinh tế đến môi trường. Ví dụ, cơ sở sản xuất Đào Việt Bình đã thay đổi công ghệ nung gốm từ lò thủ công truyền thống sang hệ thống lò lung gas hiện đại, góp phần giảm tỉ lệ sản phẩm hỏng xuống còn 2 - 5% trong khi trước kia, với lò thủ công, con số này khá cao (khoảng 20%), đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm. Môi trường làm việc của công nhân cũng được cải thiện do giảm lượng khí thải phát thải ra môi trường.

Có thể nói, khi các làng nghề hướng đến phát triển xanh, bền vững không chỉ giải bài toán về môi trường, mà còn thu hút một lượng lớn khách du lịch đến tham quan. Bởi vậy, việc đầu tư công nghệ vào sản xuất để giảm thiểu ô nhiễm, tăng năng suất sẽ là lời giải “đúp” cho bài toán kinh tế của các làng nghề của cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng.

Tạo hiệu ứng tích cực và lan tỏa

Ðể phát triển du lịch bền vững, nhất là sớm phục hồi hoạt động du lịch, Hà Nội đề ra nhiều giải pháp đột phá, trong đó, thành phố sẽ tập trung xây dựng mô hình phát triển du lịch làng nghề theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững tại một số huyện ngoại thành Hà Nội.

Tạo hiệu ứng tích cực và lan tỏa

Theo đó, thành phố sẽ hỗ trợ xây dựng và phát triển các điểm đến du lịch cộng đồng gắn với làng nghề truyền thống, ngành nghề nông nghiệp, nông thôn, xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP "Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch", xây dựng các mô hình chuỗi liên kết du lịch làng nghề có sự tham gia của các chủ thể Nông dân - HTX - Hộ kinh doanh - Doanh nghiệp, quảng bá, xúc tiến sản phẩm du lịch gắn với làng nghề truyền thống, ngành nghề nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch tại các điểm du lịch cộng đồng gắn với làng nghề truyền thống.

Đồng thời, thành phố cũng xây dựng và triển khai chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới.

Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố, chia sẻ: Du lịch đã được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, là một thành phần của công nghiệp văn hóa, góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển thủ đô.

Để hiện thực hóa các mục tiêu này, Hà Nội đã đặt ra một định hướng mới cần được nhấn mạnh, đó là tư duy về “Du lịch xanh”, coi đây là xu hướng chủ đạo của hoạt động du lịch ngày nay phù hợp với xu thế chung của thế giới trong bảo vệ môi trường.

“Du lịch xanh” trước hết là vì sức khỏe của cư dân làng nghề, sức khỏe của khách du lịch, cũng là góp phần thực hành “kinh tế xanh”; Từ đó, tạo nên cảnh quan trong lành cho du lịch, bảo đảm một làng nghề sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn trong du khách. Du lịch xanh yêu cầu làng nghề không còn ô nhiễm, sản phẩm hàng hóa làng nghề phải dùng nguyên liệu, nhiên liệu thân thiện với môi trường, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, cư dân làng nghề có lối “sống xanh”, đường sá sạch đẹp, nói “không” với rác thải nhựa.

Tạo hiệu ứng tích cực và lan tỏa

Việc phát triển du lịch làng nghề gắn với du lịch xanh đang lan tỏa ở hầu khắp các địa phương trên địa bàn thành phố.

Làng hoa Tây Tựu, Phường Tây Tựu, Quận Bắc Từ Liêm được biết đến là một “thủ phủ” hoa lớn nhất miền Bắc, cung ứng hoa tươi cho thủ đô Hà Nội và nhiều tỉnh thành phía Bắc. Không chỉ gắn phát triển kinh tế với xây dựng thương hiệu làng nghề, HTX Dịch vụ Tổng hợp Tây Tựu còn chú trọng công tác bảo vệ môi trường nhằm nâng cao giá trị sản xuất. Người Tây Tựu hôm nay luôn mang trong mình niềm tự hào với nghề truyền thống của làng. Nghề trồng hoa đã biến không ít người nông dân “chân lấm tay bùn” thành những ông chủ lớn.

Tại HTX Hoa - cây cảnh và dịch vụ Hồng Vân ở huyện Thường Tín, tận dụng lợi thế trên địa bàn xã có 2 làng được UBND TP Hà Nội công nhận là "làng nghề sinh vật cảnh" và điểm "du lịch làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân", HTX Hồng Vân nhanh chóng triển khai thêm dịch vụ du lịch sinh thái xanh, gắn với bảo vệ môi trường.

Quy trình sản xuất của HTX theo mô hình trồng hoa, cây cảnh, nuôi thả cá, trồng rau an toàn, đầu tư dịch vụ xe điện du lịch đưa đón du khách tham quan từ mô hình này đến mô hình khác... đã giúp các thành viên trong HTX liên kết, hoạt động theo chuỗi.

Phát triển du lịch làng nghề theo hướng xanh, bền vững đã và đang phát huy được hiệu quả trong việc tăng thu nhập cho người dân, duy trì sản vật địa phương. Để phát huy hiệu quả hơn nữa, trong thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục xây dựng mô hình du lịch sinh thái nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ để khách tới tham quan, trải nghiệm, điều tra, khảo sát hoạt động phát triển nông nghiệp, làng nghề kết hợp du lịch tại các xã, thị trấn để đánh giá về thực trạng cũng như xây dựng các mô hình phát triển, có chính sách hỗ trợ tương xứng đầu tư phát triển theo mô hình du lịch xanh, ứng dụng công nghệ cao…

Mai Anh

Đồ họa: Phạm Mạnh

Tạo hiệu ứng tích cực và lan tỏa

Phạm Mạnh