Tag

Thị trường nước đóng bình: "Vàng thau lẫn lộn"

Bảo vệ người tiêu dùng 22/05/2022 08:00
aa
TTTĐ - Đã từ lâu, nước uống đóng bình đã trở thành nhu cầu không thể thiếu vì sự tiện lợi cũng như giá cả phải chăng. Tuy nhiên, do nhu cầu ngày càng tăng cao khiến nhiều cơ sở sản xuất nước đóng bình giá rẻ mọc lên như nấm dẫn đến tình trạng bát nháo, thật giả lẫn lộn, đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.
25 năm tù cho 2 vợ chồng lừa đảo từ dự án "ma" nước uống học đường Tân Hiệp Phát: 20 năm gắn bó với giải đua xe đạp nữ toàn quốc mở rộng Nước gạo rang là thức uống lành mạnh và bổ dưỡng Á hậu Huyền My mặc áo xanh tình nguyện, tặng nước uống và khẩu trang cho các sĩ tử Nước uống cho phi hành gia có gì đặc biệt

Bóc gỡ đường dây làm giả nước Lavie

Mới đây, Đội Cảnh sát Kinh tế, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã bóc gỡ thành công đường dây sản xuất, kinh doanh nước uống đóng bình giả nhãn hiệu Lavie.

Trước đó, qua công tác quản lý địa bàn, quản lý nghiệp vụ, khoảng đầu năm 2022, Đội Cảnh sát Kinh tế Công an quận Hoàng Mai phát hiện trên địa bàn xuất hiện một số loại nước đóng bình của một thương hiệu lớn được bán trôi nổi trên thị trường có giá rẻ hơn nhiều so với mặt hàng cùng loại các tại các đại lý chính hãng.

Nhận định đây là hàng giả, Đội Cảnh sát Kinh tế Công an quận Hoàng Mai đã báo cáo lãnh đạo Công an quận Hoàng Mai xác lập án đấu tranh. Qua nhiều tháng theo dõi, lần tìm từ nguồn hàng, đối mặt với không ít khó khăn do thủ đoạn của đối tượng gây án, đến tháng 3/2022, các trinh sát đã phát hiện được một cơ sở nghi vấn sản xuất hàng giả có địa chỉ tại huyện Thanh Trì, Hà Nội song việc phá án không dễ dàng.

Thị trường nước đóng bình:
Đội Cảnh sát Kinh tế, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã bóc gỡ thành công đường dây sản xuất, kinh doanh nước uống đóng bình giả nhãn hiệu Lavie

Thông tin về vụ việc này, Đội trưởng Đội Cảnh sát Kinh tế Công an quận Hoàng Mai cho biết: Để tránh sự phát hiện của lực lượng chức năng, đối tượng có nhiều thủ đoạn tinh vi để đối phó. Cụ thể, đối tượng chỉ bán nước cho người quen; Khi giao hàng thì nhân viên đi vòng vèo qua nhiều tuyến đường.

Trong quá trình sản xuất, căn nhà thường xuyên cửa đóng, then cài. Vợ chồng đối tượng trực tiếp làm hàng, không thuê ai để đảm bảo thông tin. Nếu không kịp thời ngăn chặn, các loại nước không rõ nguồn gốc trên được tuồn ra thị trường sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Quá trình điều tra, theo dõi, các trinh sát Đội Cảnh sát Kinh tế Công an quận Hoàng Mai đã xác định hai đối tượng nghi vấn là vợ chồng Lê Đăng Giao và Lê Thị Tâm.

Cụ thể, đối tượng Giao từng có nhiều tiền án tiền sự. Năm 1999, Giao bị Toà án Nhân dân huyện Đông Sơn, Thanh Hóa, xử phạt 15 tháng tù giam về tội cố ý gây thương tích. Năm 2002, Giao bị Toà án Nhân dân huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh tuyên phạt 6 tháng tù giam về tội huỷ hoại tài sản; Đến năm 2007 bị tuyên phạt 40 tháng tù giam về tội đánh bạc. Vợ chồng đối tượng đã biến căn nhà thành một cơ sở sản xuất.

Vào hồi 7h30 phút ngày 18/5, tại khu vực số 9, ngách 51/15 Ngọc Hồi, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, tổ công tác Đội Cảnh sát Kinh tế - Công an quận Hoàng Mai phát hiện Lê Đăng Giao đang tập kết 10 bình nước nhãn hiệu Lavie (loại 19 lít) và 10 bình nước nhãn hiệu Viva loại 18,5 lít không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ để giao cho khách.

Tại Cơ quan Công an, Giao và Tâm khai nhận: Trước đó, Giao là nhân viên giao nước cho một đại lý phân phối, có địa chỉ tại Hà Nội nên nắm bắt được nhu cầu mua và sử dụng nước khoáng Lavie trên địa bàn. Sau khi nghỉ việc ở công ty một thời gian, vì hám lời, Giao cùng vợ nảy sinh ý định làm giả nước Lavie đóng bình.

Để thực hiện việc sản xuất hàng giả, Giao mua nắp bình, tem, nhãn mác nước Lavie, Viva tại một địa chỉ ở quận Cầu Giấy; Đổi vỏ bình nước rồi mang về chỗ ở tại huyện Thanh Trì, Hà Nội. Nước tinh khiết không có nhãn mác, Giao mua của Dương Thanh Tùng (sinh năm 1973, địa chỉ Hoàng Mai, Hà Nội) rồi dùng máy khò dập vào bình nước, dán nhãn Lavie, Viva, sau đó bọc nắp, màng co, hoàn thiện rồi đem đi bán cho các cửa hàng tạp hóa, khách có nhu cầu sử dụng.

Bước đầu vợ chồng Giao, Tâm khai nhận đã sản xuất nước Lavie, Viva giả từ khoảng tháng 11/2021 đến nay. Trong đó, giai đoạn đầu từ khoảng tháng 11/2021 - 2/2022, Giao vừa sản xuất, bán nước giả, vừa mua nước thật bán cho khách. Từ khoảng tháng 3/2022 đến nay chỉ sản xuất, bán nước giả cho khách, không có hàng thật. Tổng hàng giả đã sản xuất khoảng hơn 1.200 bình Lavie, Viva bán cho khách.

Khởi tố ổ nhóm làm giả nước uống đóng chai

Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an quận Hoàng Mai đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, ra quyết định tạm giữ 4 đối tượng về hành vi phạm tội trên. Trong số các đối tượng tham gia có hai trường hợp đang là nhân viên giao bán nước chính hãng của Công ty Lavie.

Các đối tượng gồm: Lê Đăng Giao (sinh năm 1972); Lê Thị Tâm (cùng ở tại huyện Thanh Trì); Lê Văn Bắc (sinh năm 1987, địa chỉ Cầu Giấy, Hà Nội) và Nguyễn Văn Hiền (sinh năm 1987, địa chỉ tại Chương Mỹ, Hà Nội).

Thị trường nước đóng bình:
Đối tượng Lê Đăng Giao tại cơ quan công an

Mở rộng điều tra, Đội Cảnh sát Kinh tế Công an quận Hoàng Mai đã triệu tập hai đối tượng gồm Lê Văn Bắc và Nguyễn Văn Hiền là nhân viên giao bán nước chính hãng của Công ty Lavie. Tại Cơ quan Công an, Bắc và Hiền cho biết: Giao đã đặt mua các bộ nắp bình, tem tròn Lavie, Nestlé Waters và màng co nắp Lavie của Bắc và Hiền với giá 10.000 đồng/1 bộ.

Để có số nắp bình và tem tròn trên, trong quá trình đi giao bán nước, hai đối tượng đã bóc lại các nắp bình, tem tròn, màng co nhãn hiệu Lavie, Viva, khi lắp vào cây nước, mở vòi bình cho khách, để bán cho Giao.

Bắc và Hiền biết Giao mua lại các nắp bình, tem nhãn, màng co để về sản xuất nước Lavie, Viva giả nhưng vì lợi nhuận nên vẫn cung cấp bán.

Trong đó, Bắc bán cho Giao 35 bộ, trị giá khoảng 350.000 đồng; Hiền bán cho Giao khoảng 810 bộ trị giá khoảng 8,1 triệu đồng. Hiện, Cơ quan Công an đang tiến hành điều tra, xác minh mở rộng vụ án và xử lý nghiêm các đối tượng theo quy định pháp luật.

Đọc thêm

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo mạo danh Amazon Global Selling Việt Nam Bảo vệ người tiêu dùng

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo mạo danh Amazon Global Selling Việt Nam

TTTĐ - Amazon Global Selling Việt Nam nhận được một số báo cáo về tình trạng mạo danh Amazon và nhân viên Amazon để thực hiện các hành vi lừa đảo, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Một hộ kinh doanh bị xử phạt vi phạm hành chính gần 140 triệu đồng Bảo vệ người tiêu dùng

Một hộ kinh doanh bị xử phạt vi phạm hành chính gần 140 triệu đồng

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh Hậu Giang vừa phát hiện Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Nga cung ứng phân bón giả cho hộ kinh doanh Nguyệt Phát với trị giá lô hàng lên đến hàng chục triệu đồng.
Hàng loạt sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y kém chất lượng Nhịp sống phương Nam

Hàng loạt sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y kém chất lượng

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh Tiền Giang vừa ban hành Kết luận thanh tra số 40/KL-TT về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thủy sản, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.
Còn 20 hộ chưa đồng ý mức bồi thường Bạn đọc

Còn 20 hộ chưa đồng ý mức bồi thường

TTTĐ - Liên quan tới vụ bò sữa chết hàng loạt ở tỉnh Lâm Đồng, hiện đã có 330 hộ dân đồng ý với mức bồi thường và phương án bồi thường, chỉ còn 20 hộ dân chưa đồng ý.
Gia Lai: Chuyển cơ quan công an vụ “bác sĩ dỏm” khám, chữa bệnh Bạn đọc

Gia Lai: Chuyển cơ quan công an vụ “bác sĩ dỏm” khám, chữa bệnh

TTTĐ – UBND tỉnh Gia Lai đã thống nhất chuyển hồ sơ vụ việc khám, chữa bệnh tư nhân có hành vi vi phạm pháp luật tại địa chỉ 75 Nguyễn Tất Thành, TP Pleiku sang cơ quan công an để điều tra làm rõ.
Lâm Đồng: Vụ bò sữa chết hàng loạt, 129 hộ chấp nhận bồi thường Bạn đọc

Lâm Đồng: Vụ bò sữa chết hàng loạt, 129 hộ chấp nhận bồi thường

TTTĐ – Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) tỉnh Lâm Đồng, đến nay đã có 129 hộ chăn nuôi bò sữa chấp nhận mức thỏa thuận bồi thường, hỗ trợ bò chết, bò bệnh mà Công ty Navetco đưa ra.
Người dân cho rằng mức bồi thường bò sữa bị chết chưa thỏa đáng Bảo vệ người tiêu dùng

Người dân cho rằng mức bồi thường bò sữa bị chết chưa thỏa đáng

TTTĐ - Đa số người nuôi bò sữa tại tỉnh Lâm Đồng bị thiệt hại do tiêm vắc xin VDNC Navet-LpVac, không đồng ý mức bồi thường theo cách tính ký xác bò của Công ty CP Thuốc thú y Trung ương Navetco (Công ty Navetco) đưa ra.
Từng bước ngăn chặn và đẩy lùi hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại Bảo vệ người tiêu dùng

Từng bước ngăn chặn và đẩy lùi hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 381/TB-VPCP ngày 15/8/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để  xử lý buôn lậu, gian lận thương mại Bảo vệ người tiêu dùng

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để xử lý buôn lậu, gian lận thương mại

TTTĐ - Sáng 8/8, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng đầu năm 2024, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Hà Nội thu hồi 206 sản phẩm mỹ phẩm Bảo vệ người tiêu dùng

Hà Nội thu hồi 206 sản phẩm mỹ phẩm

TTTĐ - Sở Y tế đã ban hành văn bản 3666/SYT-NVD thông báo về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy 206 sản phẩm mỹ phẩm của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Belux Việt Nam.
Xem thêm