eMag azine
23/01/2023 13:00
Tiếp tục phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể xòe Thái

23/01/2023 13:00

TTTĐ - Sau hành trình bền bỉ lưu giữ, bảo tồn, vừa qua, nghệ thuật xòe Thái được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tiếp nối niềm tự hào ấy, các cấp, ngành, chính quyền và cộng đồng tỉnh Yên Bái đang từng ngày nỗ lực phát huy, lan tỏa giá trị của di sản này để xòe Thái trường tồn mãi mãi. Sau hành trình bền bỉ lưu giữ, bảo tồn, vừa qua, nghệ thuật xòe Thái được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tiếp nối niềm tự hào ấy, các cấp, ngành, chính quyền và cộng đồng tỉnh Yên Bái đang từng ngày nỗ lực phát huy, lan tỏa giá trị của di sản này để xòe Thái trường tồn mãi mãi.

Tiếp tục phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể xòe Thái

Sau hành trình bền bỉ lưu giữ, bảo tồn, vừa qua, nghệ thuật xòe Thái được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tiếp nối niềm tự hào ấy, các cấp, ngành, chính quyền và cộng đồng tỉnh Yên Bái đang từng ngày nỗ lực phát huy, lan tỏa giá trị của di sản này để xòe Thái trường tồn mãi mãi.

Tiếp tục phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể xòe Thái

Niềm tự hào tinh hoa của dân tộc Thái vùng Tây Bắc

Đối với người Thái ở vùng Tây Bắc, đặc biệt là 4 tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, xòe là điệu múa không thể thiếu trong đời sống tinh thần và sinh hoạt hàng ngày của người dân nơi đây.

Nghệ nhân Lò Văn Biến (ở Nghĩa Lộ, Yên Bái) là một “pho sử sống” dân tộc Thái cho biết: “Từ xưa, trong bất kỳ hoạt động sinh hoạt nào như săn bắt, gặt hái, đám cưới, lễ hội, sinh hoạt cộng đồng… người Thái lại nắm tay nhau quanh đống lửa nhảy múa ăn mừng. Những điệu xòe hình thành phát triển từ đó. Có thể nói, xòe Thái chính là hình thức kết nối ước vọng của con người với thế giới tâm linh để cầu mong được phù hộ có một cuộc sống bình an, no đủ. Xòe cũng đã trở thành biểu tượng lòng hiếu khách của người Thái vùng Tây Bắc: Không xòe không vui / Không xòe cây ngô không ra bắp / Không xòe cây lúa không trổ bông / Không xòe trai gái không thành đôi”.

Tiếp tục phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể xòe Thái
Tiếp tục phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể xòe Thái
Tiếp tục phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể xòe Thái

Xòe Thái có 3 loại hình: Xòe nghi lễ, xòe vòng và xòe trình diễn. Xòe nghi lễ và xòe trình diễn được gọi theo tên các đạo cụ sử dụng như: Xòe khăn, xòe nón, xòe quạt, xòe sạp, xòe nhạc, xòe gậy, xòe hoa... nhưng xòe vòng phổ biến nhất với hình thức là màn đồng diễn mà người xòe nối thành vòng tròn trong sự hòa đồng. Các động tác múa cơ bản của xòe là tay giơ lên cao, mở ra, hạ xuống, nắm tay người bên cạnh cùng bước chân nhịp nhàng. Mặc dù các động tác múa đơn giản nhưng biểu trưng cho khát vọng về sức khỏe và hòa hợp cộng đồng. Những động tác múa uyển chuyển hòa với âm nhạc từ các nhạc cụ, trang sức bạc đeo quanh thắt lưng, trang phục áo cóm của người phụ nữ Thái tạo nên sắc thái nhịp nhàng, tươi vui.

Bà Pauline Tamesis, Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam đã đánh giá cao tính kết nối cộng đồng của xòe Thái như một nghệ thuật đặc biệt “trong trái tim mọi người” và “mang tính hòa nhập cao”. Ai cũng có thể tham gia vào điệu múa này bất kể giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp hoặc địa vị xã hội. “Xòe Thái nhắc nhở về những mối quan hệ sâu sắc mà chúng ta thiết lập với gia đình, bạn bè, cộng đồng và hơn thế nữa. Điều này cho thấy sự đa dạng và tự do thực hành văn hóa của mỗi người dân trên đất nước Việt Nam, đồng thời đó là đại diện cho sự sáng tạo của nhân loại”, bà Pauline Tamesis nhấn mạnh.

Tháng 12/2021, UNESCO chính thức công nhận loại hình nghệ thuật này là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và tỉnh Yên Bái - trung tâm của xòe Thái đã vinh dự tổ chức Lễ đón nhận Bằng của UNESCO vào ngày 24/9. Sự kiện này đã đánh dấu một hành trình đầy nỗ lực và tâm huyết của các cấp lãnh đạo, các nhà văn hóa, nghệ nhân và cả cộng đồng người Thái.

Tiếp tục phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể xòe Thái
Tiếp tục phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể xòe Thái
Tiếp tục phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể xòe Thái
Tiếp tục phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể xòe Thái

Ươm mầm, tạo sức sống cho xòe Thái trong cộng đồng

Ông Đỗ Đức Duy, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Yên Bái cho hay, từ những năm 1990 đến nay, Yên Bái đã thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ nghệ thuật xòe Thái. Cụ thể như: Thành lập, duy trì hoạt động của 180 đội văn nghệ sinh hoạt xòe Thái; Phát huy vai trò của các nghệ nhân dân gian và thành viên cộng đồng am hiểu xòe Thái để trao truyền, thực hành, xuất bản các tài liệu; Đưa xòe Thái vào các cơ sở giáo dục, kết hợp với xây dựng mô hình “Trường học hạnh phúc”…

Là quê hương của các điệu xòe cổ, 100% xã, phường trên thị xã Nghĩa Lộ đều có đội văn nghệ dân gian để truyền dạy các điệu xòe Thái trong cộng đồng, biến mỗi bản làng trở thành nơi lưu giữ, ươm mầm tình yêu với xòe Thái. Chị Lò Thị Huyền, Bí thư Đoàn xã Nghĩa Lợi (thị xã Nghĩa Lộ) cho biết, Đoàn xã thường xuyên phối hợp với các nghệ nhân, người già trong thôn bản tuyên truyền về bản sắc dân tộc Thái. Các thôn, bản đều xây dựng đội văn nghệ nòng cốt mà lực lượng chính là đoàn viên, thanh niên và duy trì sinh hoạt thường xuyên, biểu diễn xòe trong các sự kiện, lễ hội, khơi dậy lòng tự hào về bản sắc dân tộc mình.

Là những người tình nguyện truyền dạy xòe Thái, nghệ nhân Lò Văn Biến, bà Hoàng Thị Văn (tổ Tông Co 3, phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ) vô cùng hạnh phúc và tự hào bởi mỗi buổi sinh hoạt, tất thảy mọi người không phân biệt tuổi tác, giới tính đều hào hứng tham gia. “Từ nhỏ, tôi đã được bố mẹ, các anh chị dạy cho những làn điệu xòe. Tình yêu với nghệ thuật xòe cứ lớn dần lên, ngấm vào máu và thôi thúc tôi phải truyền lại cho con cháu và các bạn trẻ. Bằng cách ươm mầm như vậy, tôi hy vọng thế hệ trẻ sẽ nối tiếp, thực hành hàng ngày và lan tỏa nét đẹp xòe Thái trong đời sống cộng đồng”, bà Văn tâm sự.

Gắn bảo tồn xòe Thái với giáo dục thế hệ trẻ, nhiều năm qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Nghĩa Lộ đã đưa 6 điệu xòe cổ vào chương trình giảng dạy ngoại khóa cho học sinh. Các trường học trên thị xã Nghĩa Lộ đều có mô hình "Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa địa phương trong trường học”, thành lập các câu lạc bộ múa xòe cổ, Câu lạc bộ Khắp Thái, học chữ Thái cổ… Cô giáo Chu Thị Tú Liên, Phó Hiệu trưởng trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ cho biết, đến nay, 100% học sinh trong trường thành thục 6 điệu xòe cổ. Điều này không chỉ giúp học sinh thư giãn sau những tiết học mà còn khơi dậy và nuôi dưỡng tình yêu với di sản xòe Thái của thế hệ trẻ.

Tiếp tục phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể xòe Thái

Tiếp tục lan tỏa, phát huy giá trị di sản

Bên cạnh các hoạt động giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá về nghệ thuật xòe Thái, quan tâm đời sống các nghệ nhân, thành lập các câu lạc bộ tại thôn bản, Yên Bái đã và đang thực sự "biến di sản thành tài sản” phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bằng việc tổ chức thường niên Tuần Văn hóa - Du lịch Mường Lò… Hằng năm, lễ hội này thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế tham dự, trong đó Lễ hội xòe Mường Lò luôn là sự kiện ấn tượng và được Nhân dân địa phương, du khách háo hức đón chờ. Điều này không chỉ góp phần phát triển du lịch Yên Bái mà còn lan tỏa tình yêu, niềm tự hào về xòe Thái với bạn bè quốc tế.

Ông Đỗ Đức Duy, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Yên Bái cho biết, việc UNESCO ghi danh nghệ thuật xòe Thái vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là niềm vinh dự, tự hào; Đồng thời cũng đặt ra trách nhiệm lớn lao cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các tỉnh có di sản.

“Chúng tôi cam kết, sẽ tiếp tục chung sức, đồng lòng, thực hiện hiệu quả chương trình hành động quốc gia bảo tồn, phát huy giá trị di sản nghệ thuật xòe Thái nói riêng và các di sản văn hóa nói chung theo phương châm "lấy người dân là trung tâm, chủ thể của các hoạt động”; Tạo sức sống mới để di sản mãi trường tồn, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa của nhân loại”, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy khẳng định.

Tiếp tục phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể xòe Thái

Chúng tôi cam kết, sẽ tiếp tục chung sức, đồng lòng, thực hiện hiệu quả chương trình hành động quốc gia bảo tồn, phát huy giá trị di sản nghệ thuật xòe Thái nói riêng và các di sản văn hóa nói chung theo phương châm "lấy người dân là trung tâm, chủ thể của các hoạt động”; Tạo sức sống mới để di sản mãi trường tồn, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa của nhân loại.

Ông Đỗ Đức Duy

Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Yên Bái

iB

Bài & ảnh: Bảo Phương

Bảo Phương