eMag azine
23/11/2023 07:00
Từ nghị trường đến đời sống

23/11/2023 07:00

TTTĐ - LTS: Thành công của những kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ tới nay tiếp tục khẳng định quyết tâm đổi mới của Quốc hội trong công tác lập pháp, giám sát, quyết định vấn đề quan trọng của đất nước, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm trong mọi quyết sách, vì sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Nhiều vấn đề “nóng”, những bức xúc của đời sống kinh tế - xã hội đều được đưa ra bàn thảo và tạo những hiệu ứng tích cực trong thực tiễn.

Quốc Hội

Quoc-hoi

LTS: Thành công của những kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ tới nay tiếp tục khẳng định quyết tâm đổi mới của Quốc hội trong công tác lập pháp, giám sát, quyết định vấn đề quan trọng của đất nước, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm trong mọi quyết sách, vì sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Nhiều vấn đề “nóng”, những bức xúc của đời sống kinh tế - xã hội đều được đưa ra bàn thảo và tạo những hiệu ứng tích cực trong thực tiễn.

Quoc-hoi

Quốc hội khóa XV đã và đang có nhiều cải tiến, đổi mới trong công tác lập pháp, nhằm tạo hành lang pháp lý cho đổi mới cơ chế quản lý, cơ cấu lại nền kinh tế. Ngay trong bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội khóa mới, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng khẳng định: Không ngừng đổi mới phương thức hoạt động và nâng cao chất lượng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước về tổ chức bộ máy và nhân sự cấp cao của Nhà nước; Về mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội, chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án quan trọng quốc gia.

Quốc hội cần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả, quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương, công khai, minh bạch gắn với trách nhiệm giải trình trong lĩnh vực tài chính - ngân sách; Nâng cao chất lượng quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; Tiếp tục tăng cường đối ngoại của Quốc hội gắn với hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân, góp phần nâng cao uy tín Quốc hội và vị thế của đất nước trên trường quốc tế; Tiếp thu các kinh nghiệm tốt trong tổ chức và hoạt động của Nghị viện các nước trên thế giới nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Quoc-hoi

Ngay từ Kỳ họp đầu tiên, Quốc hội đã chủ động, kịp thời đưa ra những quyết sách mạnh mẽ, quyết liệt khi bổ sung Nghị quyết Kỳ họp thứ Nhất (Nghị quyết số 30) những nội dung tăng cường phòng, chống dịch. Nghị quyết đã thể hiện quan điểm của Quốc hội luôn đặt người dân vào trung tâm của mọi quyết sách, đặt mục tiêu bảo vệ sức khỏe, tính mạng của Nhân dân lên trên hết và trước hết. Đồng thời cũng thể hiện tinh thần đổi mới của Quốc hội đó là Quốc hội hành động, đồng hành cùng Chính phủ và cả hệ thống chính trị…

Bằng tư duy chủ động, sáng tạo trong vận hành bộ máy, các cơ quan của Quốc hội chuyển sang trạng thái chủ động thực hiện quá trình chuẩn bị, phân tích chính sách kỹ lưỡng “từ sớm, từ xa”; phối hợp chặt chẽ, ngay từ đầu với các cơ quan của Chính phủ, các cơ quan hữu quan trong quá trình hình thành sáng kiến lập pháp; Phát huy dân chủ, tranh thủ tối đa trí tuệ, đóng góp của Nhân dân, của cộng đồng doanh nghiệp, các bậc lão thành cách mạng, các chuyên gia, nhà khoa học và tiếp thu, giải trình thấu đáo để có dự án tốt nhất, nhanh nhất. Từ đó, các dự án luật được Quốc hội thông qua đều đạt được sự đồng thuận, thống nhất rất cao và rút ngắn thời gian thảo luận, thông qua tại kỳ họp.

Thời gian qua, Quốc hội tiếp tục có nhiều sáng kiến, đề xuất đổi mới hoạt động lập pháp với những nội dung chưa từng có trong tiền lệ hoạt động của Quốc hội. Điều này thể hiện ở việc Quốc hội ban hành Nghị quyết số 30/2021/QH15 tại Kỳ họp thứ nhất để ủy quyền, giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ quyết định nhiều nội dung quan trọng chưa được luật quy định, hoặc khác quy định của luật để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh phục vụ hiệu quả cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội. Đảng đoàn Quốc hội tham mưu, trình Bộ Chính trị lần đầu tiên thông qua Đề án định hướng Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh cho cả khóa và ban hành Kết luận số 19 về định hướng này.

Quoc-hoi

Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các cơ quan của Quốc hội, chủ động vào cuộc “từ sớm, từ xa” trong xây dựng pháp luật; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Chính phủ và cơ quan, tổ chức hữu quan từ sớm, ngay từ khi lập đề nghị đưa vào chương trình cũng như trong suốt quá trình soạn thảo, thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua, tiêu biểu là dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội nghiên cứu, làm việc với các bên liên quan trước hơn 1 năm dự án được thảo luận lần đầu tiên tại Kỳ họp thứ tư.

Một Quốc hội hành động còn thể hiện ở sự đổi mới mạnh mẽ hoạt động giám sát với nhiều lĩnh vực nóng bỏng, sâu rộng và mang lại những chuyển biến trong hoạt động của Chính phủ, bộ ngành rõ rệt, hiệu lực, hiệu quả. Lần đầu tiên những vấn đề dân nguyện được báo cáo hàng tháng trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Những tồn đọng được tháo gỡ, xem xét và lên lộ trình, thời hạn giám sát giải quyết, báo cáo tại kỳ họp.

Đổi mới phương thức hoạt động còn in đậm nét trong quyết định các vấn đề quan trọng quốc gia. 6 dự án giao thông trọng điểm quốc gia, với tổng mức đầu tư gần 360.000 tỷ đồng đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư ngay năm đầu nhiệm kỳ. Các dự án quan trọng tác động mạnh mẽ trong liên kết vùng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tăng cường bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã được đề ra tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Những dấu ấn trong hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước cho thấy bước đổi mới, đột phá, chủ động, kỹ lưỡng và thực chất, cụ thể trong phương thức hoạt động. “Từ sự chủ động, linh hoạt thích ứng trong điều kiện bất thường của đại dịch Covid-19 đã định hình một Quốc hội chuyên nghiệp, trách nhiệm, luôn tiên phong đổi mới căn cơ từ bên trong Quốc hội, từ bên trong hệ thống cơ quan dân cử để ngày càng xứng đáng là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân cả nước, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất” - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định.

Quoc-hoi

Năm 2022 là năm đầu tiên Quốc hội tiến hành Kỳ họp bất thường xem xét, quyết định vấn đề hệ trọng phục hồi kinh tế, xã hội sau đại dịch và cả giai đoạn 2021- 2025. Đặc biệt, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội, quyết định gói ngân sách có quy mô lên tới 350 nghìn tỷ đồng nằm ngoài các khung khổ chính sách tài chính, tiền tệ của kế hoạch trung hạn 2021 - 2025 nhằm hỗ trợ Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và người dân khắc phục những thiệt hại của đại dịch COVID-19, tăng tốc phục hồi và phát triển bền vững kinh tế - xã hội, phục hồi thị trường lao động, giải quyết các vấn đề an sinh, phúc lợi xã hội.

Việc triệu tập kỳ họp bất thường lần thứ nhất khi đó đã được coi là quyết định lịch sử của Quốc hội Việt Nam trong 76 năm qua; khẳng định bản lĩnh, quyết tâm chính trị của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội; khẳng định Quốc hội luôn nỗ lực đổi mới, hành động quyết liệt vì lợi ích nhân dân.

Quoc-hoi
Quoc-hoi Quoc-hoi Quoc-hoi

Với tính chất “bất thường” nên các nội dung được đưa ra bàn thảo, xem xét tại kỳ họp đều là những nội dung lớn, cấp bách, tác động trực tiếp đến sự phục hồi, phát triển của đất nước trong điều kiện “bình thường mới”. Những việc Quốc hội quyết định tại Kỳ họp bất thường lần thứ nhất nếu để đến khi Quốc hội họp thường kỳ vào tháng 5/2022 mới bàn thảo thì sẽ làm lỡ thời cơ của đất nước.

Thực tiễn đã chứng minh rằng, những quyết sách kịp thời, đúng và trúng được thông qua tại phiên họp bất thường lần thứ nhất của Quốc hội đã góp phần quan trọng để biến "nguy" thành "cơ", đưa đất nước vượt qua khó khăn, thách thức do hai năm cả nước dốc toàn lực phòng, chống dịch COVID-19, đưa đất nước tiếp tục phát triển và đạt được những kết quả rất đáng tự hào trong năm 2022, làm tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong cả nhiệm kỳ và những năm tiếp theo.

Trong đó, điểm nhấn chính là việc Quốc hội thông qua Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ với quy mô khoảng 350.000 tỷ đồng, tương ứng với hơn 8% GDP để hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, góp phần đưa tăng trưởng GDP năm 2022 tăng 8,02% - lập kỷ lục trong hơn 10 năm qua, thuộc nhóm các quốc gia có tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới.

Từ thành công của Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, ngay trong những ngày đầu năm mới 2023 và khi Tết cổ truyền của dân tộc đã cận kề, Quốc hội đã quyết định tổ chức Kỳ họp bất thường lần thứ hai để xem xét, quyết định các nội dung quan trọng, cấp bách, bảo đảm phản ứng kịp thời trước những yêu cầu đặt ra của đất nước.

Chỉ trong một thời gian 4 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, nhiều nội dung lớn, đặc biệt quan trọng, cấp bách tới quốc kế dân sinh đều được Quốc hội đặt lên bàn nghị sự và bàn thảo kỹ lưỡng.

Các vị đại biểu Quốc hội cũng đã tập trung thảo luận sôi nổi, đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, tâm huyết, trách nhiệm, có chất lượng cao, với gần 350 lượt đại biểu phát biểu qua 3 phiên thảo luận tại tổ, 2 phiên thảo luận tại Đoàn và 7 phiên họp toàn thể tại Hội trường Diên Hồng. Quốc hội đã xem xét, thông qua 1 Luật, 3 Nghị quyết và xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.

Kỳ họp “bất thường” chính là sự chuyển đổi tư duy, phương thức tổ chức hoạt động Quốc hội chuyên nghiệp và uyển chuyển. Điều đó thể hiện rõ tinh thần quyết liệt đổi mới của Quốc hội, tinh thần vì quốc kế, dân sinh…

(Còn nữa)

Nội dung: Mai Anh

Trình bày: Nguyễn Anh

Bài viết liên quan:

Bài 2: Tuyên chiến với “căn bệnh sợ trách nhiệm”
Quoc-hoi

Nguyễn Anh